Rối loạn stress sau chấn thương

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:34(GMT +7)

Rối loạn stress sau chấn thương là gì?
Theo Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada: “chứng rối loạn stress sau chấn thương (Post Traumatic Stress Disorder – gọi tắt là PTSD) là một bệnh về tâm lý. Hội chứng này thường bao gồm việc phơi nhiễm chấn thương tâm lý từ từng sự việc như cái chết, nỗi sợ hãi cái chết hoặc chấn thương nghiêm trọng. Rối loạn stress sau chấn thương có thể gắn với chấn thương cảm xúc đang diễn ra như bị lạm dụng trong một mối quan hệ”.

Trang web FirstResponderFirst đã chỉ rõ: “ Việc bị ảnh hưởng từ những sự việc này là hết sức bình thường, tuy nhiên nếu những ý nghĩ hoặc ký ức về các sự việc này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người lâu dài sau sự việc, thì có thể người đó đã mắc chứng rối loạn stress sau chấn thương”.

Những dạng tình huống nào có thể được coi là chấn thương tâm lý?

Chấn thương tâm lý là cái gì đó gây ra sự sợ hãi, lấn át cảm xúc và gây ra những lo lắng mệt mỏi. Sự việc thường xảy ra ngoài mong đợi, và người ta cảm thấy không thể ngăn cản hoặc thay đổi được nó. Ví dụ: tội ác, thảm họa tự nhiên, tai nạn, chiến tranh hay xung đột, bạo lực tình dục hoặc những nỗi sợ hãi khác đối với cuộc sống và sự an toàn. Trong một vài trường hợp, một người có thể có phản ứng tương tự nếu chấn thương tâm lý xảy ra với những người khác bao gồm cả người thân, bạn bè của họ.

Nhành nghề nào có thể khiến người ta dễ phơi nhiễm với chấn thương tâm lý hơn?

Bất cứ ai cũng có thể từng trải qua hoặc chứng kiến một sự việc liên qua đến chấn thương tâm lý. Theo Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada, 8% người dân nước này sẽ trải qua chứng rối loạn stress sau chấn thương. Một số nhóm có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn như: binh sĩ quân đội, nhân viên y tế, lính cứu hỏa, cảnh sát, người trực tổng đài cứu hộ, quản giáo, bác sỹ, y tá và những người làm việc lĩnh vực cấp cứu. Cũng phải kể đến những người làm việc tại những nơi có khả năng xảy ra trộm cướp hoặc những nơi có nguy cơ xảy ra những vụ việc nghiêm trọng.

Những triệu chứng thông thường và những khó khăn mà một người có thể trải qua là gì?

Rối loạn stress sau chấn thương là một dạng rối loạn nghiêm trọng. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng từ 1 đến 3 tháng sau khi xảy ra sự việc, nhưng những dấu hiệu bệnh cũng có thể xuất hiện sau nhiều năm.

Các triệu chứng của rối loạn stress sau chấn thương gồm: những cơn ác mộng, ký ức không thể kiểm soát, sợ hãi kéo dài và lo lắng tột độ. Nhiều người cho biết họ đã chứng kiến lại sự kiện gây đau buồn, những cơn ác mộng hay hồi ức kinh hoàng. Họ thường tránh những thứ nhắc nhớ lại sự việc, ví dụ một người bị thương trong một vụ va chạm xe có thể tránh không muốn lái xe.

Những khó khăn thường gặp bao gồm:

– Cảm thấy bực bội, cáu kỉnh, tức tối.

– Cảm thấy tê liệt, tách rời, không còn kết nối hoặc liên hệ gì với gia đình và bạn bè.

– Cảm thấy điều gì đó kinh khủng có thể lại xảy đến hoặc luôn luôn phải cảnh giác trước nguy hiểm.

– Cố tránh xa những nơi chốn, những vật thể, những hoạt động, hoặc những người làm cho họ nhớ tới sự việc đó.

– Không thỏa mãn với công việc và cuộc sống.

– Gặp khó khăn trong việc tập trung.

– Gặp vấn đề về giấc ngủ.

– Cảm thấy thấy vọng hoặc không có mục đích sống trong nhiều tuần hay nhiều tháng.

– Tránh những nơi công cộng, đám đông.

– Tìm đến rượu và ma túy để giải tỏa.

Nơi làm việc có thể hỗ trợ gì?

Cách thức để có được nơi làm việc an toàn về mặt tâm lý là tạo lập và triển khai một Chương trình An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc toàn diện (CWHS). Chương trình này bao gồm hàng loạt các chiến dịch và hoạt động, sáng kiến và chính sách liên quan do người lao động phát triển, có sự tham vấn của người sử dụng lao động nhằm tiếp tục cải thiện và duy trì chất lượng tuổi thọ làm việc, sức khỏe và trạng thái hưng phấn của lực lượng lao động. Những hoạt động này được phát triển như một phần của quy trình không ngừng cải thiện nhằm cải thiện môi trường làm việc (về thể chất, tâm lý, tổ chức, kinh tế), và để làm tăng khả năng làm chủ cũng như sự phát triển của cá nhân.

Chi tiết về Chương trình An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc toàn diện tham khảo tại OSH Answers “Mental Health in the Workplace”.

Các tổ chức nơi người lao động có nguy cơ trải nghiệm và chứng kiến các trường hợp chấn thương tâm lý có thể mong được tiến hành một đánh giá rủi ro để nhận diện rủi ro cũng như những nguy cơ tiềm ẩn. Nếu cần, có thể thiết lập các chính sách, quy trình và chương trình nhằm giải quyết được chứng rối loạn stress sau chấn thương một cách cụ thể. Tập trung vào các cam kết tổ chức nhằm thiết lập, triển khai và duy trì chương trình. Lưu ý đến sự tham gia của người lao động vào quá trình này.

Các tổ chức có thể được chuẩn bị bằng việc tìm hiểu ảnh hưởng của chứng rối loạn stress sau chấn thương và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác có thể xuất hiện. Giáo dục và tập huấn đồng thời cả bộ phận lãnh đạo và người lao động các lĩnh vực như nhận biết dấu hiệu bệnh, nhận thức chung, khả năng mau phục hồi, các dấu hiệu và triệu chứng, cách tìm kiếm hỗ trợ và cách thức hỗ trợ những người có thể phải chịu đựng triệu chứng này. Có kế hoạch ứng phó với sự việc cụ thể sẽ tạo điều kiện hỗ trợ người lao động hoặc những hỗ trợ khác khi sự việc xảy ra.

Các nhà quản lý, giám sát viên có thể làm gì để hỗ trợ những người mắc chứng rối loạn stress sau chấn thương?

Để hỗ trợ những người mắc chứng rối loạn stress sau chấn thương hoặc bất kỳ vấn đề về sức khỏe tâm thần nào khác, các nhà quản lý hoặc cộng tác viên có thể:

– Tập trung vào việc giám sát, cố gắng tổ chức thảo luận mở và đưa ra hỗ trợ nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng.

– Công nhận rằng quá trình điều trị phục hồi và sự giận dữ là một phần của chứng rối loạn stress sau chấn thương.

– Tìm hiểu để hỗ trợ người bị bệnh, ngay cả khi người bệnh không sẵn sàng chia sẻ về bệnh tật của mình.

– Giúp người bệnh tìm kiếm hỗ trợ.

– Động viên người bệnh tâm sự với người mà họ tin tưởng.

– Cho người bệnh thấy được việc tìm kiếm và chấp nhận sự giúp đỡ là việc làm hữu ích.

– Tự chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và sự an toàn cho mình là ưu tiên hàng đầu.

Nơi làm việc có thể đưa ra những hỗ trợ khác thông qua việc tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, cũng như thời gian cần thiết để tham gia vào các hoạt động hỗ trợ kể trên. Những người quay trở lại làm việc sau khi mắc chứng bệnh này có thể phải trải qua một quá trình quay lại dần dần với công việc thông qua các nhiệm vụ công việc không đòi hỏi quá cao.

Lưu ý rằng ai cũng cho rằng mình miễn nhiễm với chấn thương tâm lý. Những phản ứng thông thường thường là cảm giác khổ sở, giận dữ, buồn rầu và cáu bẳn. Mọi người có thể vượt qua bằng cách thừa nhận những cảm xúc kể trên và sử dụng những hỗ trợ phù hợp hoặc có chiến lược ứng phó với căn bệnh này.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: ccohs.ca)