Stress

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:33(GMT +7)

là sự đáp ứng của cơ thể bạn đối với một tình trạng của tình cảm, hóa chất hoặc thể chất. Một yếu tố gây stresslà bất cứ điều kiện khách quan nào đó trong môi trường, gây ra cảm giác stress /căng thẳng. Những yếu tố gây căng thẳng trong nghề nghiệp là những yếu tố mà chúng ta gặp phải trong quá trình làm việc

Strain (sự căng thẳng) là một thay đổi trong cơ thể do phơi nhiễm với stresors. Căng thẳng luôn xảy ra là hậu quả của một stress mãn tính.

Cơ thể bạn đáp ứng với stress bằng cách sử dụng tốc độ cao:

·        Nhịp tim mạch tăng cao

·        Thở mạnh

·        Áp suất tăng

·        Toát nhiều mồ hôi

·        Bài tiết acid dạ dày và tăng hormones

Lẩn trốn hay đối mặt

Những phản ứng này – không thay đổi trong hàng nghàn năm nay – đã giúp cho con người sử sống sót bằng cách giúp họ lẩn trốn hay đối mặt. Đây là lý do tại sao chúng ta thường gọi phản ứng đối với stress là “lẩn trốn hay đối mặt”.

Phản ứng lẩn trốn hay đối mặt giúp chúng ta tồn tại. Vấn đề là phản ứng này luôn luôn được châm ngòi, và cơ thể của chúng ta không có đủ thời gian để hồi phục.

Khi nào stress trở thành một vấn đề?

Stress “bình thường” thường được gây ra bởi một tình huống ngắn hạn cụ thể – ví dụ, chạy bắt xe buýt hay hành động rất nhanh nếu một đứa trẻ gặp nguy hiểm – và sau đó tự động bớt căng thẳng.

Nhưng nếu việc này xảy ra thường xuyên trong một thời gian ngắn hoặc liên tiếp xảy ra trong thời gian kéo dài, thì stress bắt đầu gây thiệt hại. Stress trở thành nỗi khổ khi nó liên tục xảy ra hoặc mãn tính.

Ảnh hưởng sức khỏe của Stress

Stress có thể tấn công cơ thể bằng nhiều cách.  Triệu chứng của stres mãn tính (dài hạn) bao gồm:

1.  Các vấn đề tim mạch, như đau tim, huyết áp cao, đau ngực, rối loạn nhịp tim, và đau nửa đầu.

2.  Khả năng đề kháng bị tổn hại hoặc suy giảm, kể cả tăng khả năng nhiễm trùng, cảm cúm, dị ứng, và ung thư.

3.  Các vấn đề tiêu hóa và vấn đề có liên quan đến tiêu hóa, kể cả loét, viêm ruột kết, táo bón, tiêu chảy, và tiểu đường.

4.  Dễ gặp tai nạn. 

5.  Các vấn đề về xương và cơ bắp, kể cả đau lưng, đau đầu, và viêm khớp.

6.     Mất ngủ (không ngủ được), không tiêu hóa, mất ngon miệng hoặc thèm ăn nhiều.

7.     Mệt mỏi hoặc uể oải.

8.     Trầm cảm, thiếu quan tâm đến công việc và vấn đề ngoài công việc, không thư giãn được ngoài rượu, ma túy hay TV.

 

Ví dụ về yếu tố gây Stress trong công việc

Trong công việc người ta trải nghiệm stress theo nhiều cách. Stressors tại nơi làm việc là các điều kiện môi trường có tính khách quan gây stress và căng thẳng. Sau đây là một số ví dụ về yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc: 

Stressors thể chất

Stressors về thiết kế công việc

Hóa chất

Tiếng ồn

Nhiệt độ

Độ rung

Bức xạ

Chất lượng không khí trong phòng tồi

Môi trường làm việc nguy hiểm

Môi trường làm việc không thoải mái

Ánh sáng kém

Trang thiết bị thiết kế tồi hoặc thiếu

Không gian chật hẹp

Điều kiện lao động chật chội

Điều kiện lao động không hợp vệ sinh

Viruses, vi trùng, nấm hoặc mốc

Liên tục ngồi/ít vận động

Stressors thuộc  việc  làm (lặp lại liên tục, tư thế ngựơc, nhấc nặng)

Loại khác

Thiếu kiểm soát được công việc

Thiếu việc công nhận những công việc đa làm

Khối lượng công việc nhiều

Giao tiếp kém

Nhiệm vụ lặp lại nhiều lần

Làm việc ngoài giờ quá nhiều

Công việc theo ca

Tốc độ làm việc tăng

Quấy rối tình dục, thể chất, hoặc lời nói

Giám sát viên thiếu tôn trọng

Công việc mâu thuẫn

Lương thấp

Sợ tai nạn trong công việc

Loại khác

 

 

———————-

(Nguôn: Tài liệu dự án NILP-OSB)


(Nguồn tin: )