Tìm hiểu về đánh giá rủi ro và những điều cần lưu ý
1. Mục đích của đánh giá rủi ro
Mục đích của việc đánh giá rủi ro là cung cấp các số liệu kỹ thuật để xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro nhằm kiểm soát mức độ nguy hiểm có thể chấp nhận, từ đó phòng ngừa các thảm hoạ công nghiệp.
2. Thuật ngữ
(1) Biến cố: Một sự kiện không mong muốn làm cho một rủi ro có thể, hoặc đã trở thành một tai nạn gây thiệt hại về vật chất và/hoặc con người như chấn thương, bệnh tật, và thiệt hại về tài sản. Sự kiện này bao gồm cả những tình huống gần như là tai nạn nhưng không gây mất mát về người hoặc vật chất.
(2) Tai nạn: Hình thành do không thể xóa bỏ hoàn toàn một mối nguy hiểm và tạo ra một nguy cơ có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đây là một sự việc, sự kiện bất ngờ, có thể gây ra tử vong, chấn thương, bệnh tật, hoặc các thiệt hại về tài chính khác.
(3) Mối nguy hiểm: Tác nhân gây hại/nguy hiểm tiềm tàng, có thể là một hoặc một tổ hợp các nhân tố (yếu tố), gây ra các thương tổn cho con người, thiệt hại về vật chất, hoặc hư hại môi trường. Cần có một tác nhân kích thích để trở thành một vụ tai nạn. Các tác nhân này bao gồm các sự cố về máy móc, điều kiện hệ thống hoặc tác nhân con người, và do các nguyên nhân về vật lý, hoá học, sinh học, tâm lý và hành vi.
(4) Xác định mối nguy hiểm: Việc xác định các tác nhân vật lý và hoá học nguy hiểm tiềm tàng trong một hệ thống gây ra các tổn thương cho con người, các thiệt hại về môi trường và/hoặc tài sản.
(5) Nguy cơ: Tình trạng lâm vào một mối nguy hiểm
(6) Rủi ro: Xét sự trầm trọng hoặc mức độ nguy hiểm. Khi một mối nguy hiểm xuất hiện trong một tình huống nguy hiểm, khả năng (xác suất) mối nguy hiểm đó trở thành một biến cố kết hợp với mức độ nghiêm trọng của hậu quả của nó (mức độ thiệt hại) được gọi là một rủi ro.
(7) Đánh giá Rủi ro: Là phương thức đánh giá nguy cơ một cách khoa học và hệ thống, cho phép đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của một mối nguy hiểm trở thành một vụ tai nạn (tức là, xác suất xảy ra và mức độ thiệt hại). Khi một rủi ro vượt quá mức có thể chấp nhận, các phương pháp giảm rủi ro sẽ được tính toán và mức rủi ro sẽ được giảm xuống ở mức có thể chấp nhận..
(8) Rủi ro có thể chấp nhận: Là một rủi ro nằm dưới mức có thể chấp nhận như qui định từ trước theo các yêu cầu về an toàn của luật pháp và hệ thống.
(9) An toàn: Mặc dù thuật ngữ này có thể được hiểu là “không còn mối nguy hiểm” nhưng trên thực tế, đây là điều không thể thực hiện được trong một hệ thống xây dựng và trên công trường. Do vậy, thuật ngữ “An toàn” được định nghĩa một cách thực tế là việc quản lý rủi ro tiềm tàng của một mối nguy hiểm ở mức có thể chấp nhận.
3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro
(1) Phương thức củng cố việc phòng ngừa tai nạn và tổn hại sức khoẻ
(2) Dự đoán được các tai nạn và thảm hoạ tiềm tàng
(3) Quản lý an toàn lao động một cách hiệu quả
(4) Xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động tại công trường
4. Khi nào cần đánh giá rủi ro
(1) Trước khi bắt đầu một công việc mới
(2) Khi cần thay đổi hoạt động xây dựng
(3) Khi sử dụng phương thức xây dựng hoặc vật liệu mới
(4) Khi đánh giá định kỳ mức độ rủi ro của một loại hình công việc trước đó
(5) Khi xảy ra tai nạn hoặc thảm hoạ nghiêm trọng
5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro
(1) Để tính toán mọi rủi ro trên công trường, cần thiết lập trước một danh sách mục tiêu đánh giá, và mọi điều kiện không an toàn, các hoạt động và việc thực hiện quản lý của mỗi mục tiêu đều phải được đánh giá.
(2) Việc đánh giá do những người giám sát thực hiện có thể không đầy đủ. Do đó, nhóm đánh giá phải bao gồm cả người công nhân tiếp xúc trực tiếp với các nguy hiểm tại công trường.
(3) Quy trình xác định mối nguy hiểm có thể được thực hiện thông qua một phiên thảo luận lấy ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, để đưa ra những kinh nghiệm thực tế về một tình huống gần như là tai nạn hoặc một tình huống nguy hiểm, đặc biệt là từ một người lao động tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ này thì cần có một báo cáo về một tình huống gần như là tai nạn thực sự.
(4) Xác xuất (khả năng xảy ra) và cường độ (mức độ nghiêm trọng của tai nạn hoặc mức độ thiệt hại) cũng như mức rủi ro có thể chấp nhận phải được nhóm đánh giá rủi ro quyết định trước phù hợp với quy mô của công trường và loại hình công việc được thực hiện..
(5) Tất cả các dữ liệu liên quan đến nguy cơ của quá trình tổ chức phải được cung cấp cho những người đánh giá. Nếu không thu thập đủ dữ liệu cho việc đánh giá thì cần phải có sự tư vấn của chuyên gia.
(6) Các phương pháp giảm rủi ro phải được tính toán trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn Hợp lý thấp nhất có thể (ALARP) sau khi đã tính đến hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.
6. Quy trình và các bước thực hiện đánh giá rủi ro
(1) Bước 1: Lựa chọn quá trình thực hiện mục tiêu đánh giá
① Mục tiêu đánh giá được phân loại theo loại hình công việc và lựa chọn.
Quá trình thực hiện mục tiêu đánh giá được chia thành các đơn vị công việc. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện trên mỗi đơn vị công việc.
② Sau khi quá trình thực hiện mục tiêu đánh giá được quyết định phù hợp với tiến trình công việc, mục tiêu và phạm vi đánh giá sẽ được đặt ra.
③ Các dữ liệu về các vấn đề an toàn của quá trình thực hiện mục tiêu đánh giá sẽ được nghiên cứu trước.
(2) Bước 2: Xác định mối nguy hiểm
① Xác định mối nguy hiểm từ quá trình làm việc không an toàn của người lao động
② Xác định các mối nguy hiểm từ các chất và vật liệu được sử dụng
③ Xác định mối nguy hiểm từ các phương pháp thi công
④ Xác định các mối nguy hiểm khi vận hành thiết bị/máy móc
(3) Bước 3: Tính toán rủi ro (dự tính)
① Xác suất (khả năng xảy ra) và cường độ (mức độ nghiêm trọng của tai nạn hoặc mức độ thiệt hại) của nguy cơ/mối nguy hiểm có thể trở thành tai nạn được phân loại theo các cấp độ. Rủi ro (mức độ nghiêm trọng của nguy cơ) được tính toán theo hai nhân tố này.
② Cấp độ rủi ro (mức độ nghiêm trọng của nguy cơ) của từng mối nguy hiểm được xác định dựa trên cấp độ xác suất và độ mạnh.
(4) Bước 4: Đánh giá Rủi ro
① Cấp độ rủi ro được đánh giá theo trị số rủi ro của mỗi tác nhân gây hại/nguy hiểm được xác định trong bước 3
② Cấp độ rủi ro và các tiêu chuẩn quản lý được xác định theo các rủi ro được đánh giá
– Cấp độ rủi ro được xác định qua so sánh tương đối giữa các rủi ro của các đơn vị công việc trong quá trình thực hiện mục tiêu đánh giá.
– Các tiêu chuẩn quản lý có thể thay đổi theo các đặc điểm riêng của từng công trường
③ Các cấp độ rủi ro được xác định
Cấp độ rủi ro |
Tiêu chuẩn Đánh giá |
Cao (***) |
Tích của xác suất và cường độ (của rủi ro) ở mức cao |
Trung bình (**) |
Tích của xác suất và cường độ (của rủi ro) ở mức trung bình |
Thấp (*) |
Tích của xác suất và cường độ (của rủi ro) ở mức thấp |
④ Tiêu chuẩn quản lý theo cấp độ rủi ro
Cấp độ rủi ro |
Tiêu chuẩn Quản lý |
||
Cao (***) |
Đặc biệt nguy hiểm |
Các phương thức phòng ngừa thảm hoạ cần được tính toán trong thời gian nhất định Ưu tiên các hoạt động nhằm kiểm soát nguy cơ. Việc thi công phải ngừng lại tuỳ theo tình huống. |
Rủi ro không thể chấp nhận |
Trung bình (**) |
Tương đối nguy hiểm |
Cần có các biện pháp quản lý như lắp đặt các thiết bị an toàn và phân công người giám sát. |
Rủi ro không thể chấp nhận |
Thấp (*) |
Ít nguy hiểm |
Dựng các biển cảnh báo. Mang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. Các phương thức quản lý an toàn lao động hàng ngày như lắp đặt các thiết bị an toàn được thực hiện tuỳ thuộc vào tình huống. |
Rủi ro có thể chấp nhận |
(5) Bước 5: Tính toán biện pháp cải thiện
① Đối với các rủi ro nghiêm trọng, cần xây dựng và thực hiện các phương thức giảm thiểu rủi ro chi tiết để đưa cấp độ rủi ro xuống mức có thể chấp nhận.
② Đối với từng mối nguy hiểm, cần xây dựng và đưa vào các biện pháp giảm thiểu rủi ro mới cùng thực hiện với các biên pháp an toàn đang sử dụng.
③ Khi sử dụng các biện pháp an toàn cải tiến cho từng mối nguy hiểm, cần tiến hành đánh giá sau đó để xác định mức độ rủi ro được giảm thiểu.
Cấp độ rủi ro sau khi thực hiện các biện pháp an toàn cải tiến phải nằm trong khoảng có thể chấp nhận.
(Nguồn tin: KOSHA)