Tình trạng nguy hiểm trong khi sử dụng máy
Các tình trạng nguy hiểm thường được mô tả dưới dạng các công việc hoặc thao tác thực hiện các công việc. Ví dụ như: chất tải hoặc/và dỡ tải bằng tay các chi tiết gia công trên máy ép, xử lý sự cố khi thiết bị đang có điện áp… Khi mô tả một tình trạng nguy hiểm nên bảo đảm rằng tình trạng đã phân tích được xác định rõ ràng khi sử dụng thông tin sẵn có (công việc được hoàn thành, mối nguy hiểm, vùng nguy hiểm).
Các tình trạng nguy hiểm trong trường hợp phơi ra trước một hoặc nhiều mối nguy hiểm trong các giai đoạn chu kỳ tuổi thọ của máy bao gồm:
1. Chu kỳ vận chuyển
Gồm các công việc như: nâng, chất tải, đóng gói, Vận chuyển, dỡ tải, mở bao gói.
2. Chu kỳ lắp ráp, lắp đặt và đưa vào vận hành
Gồm các công việc như: Điều chỉnh máy và các bộ phận máy; lắp ráp máy; nối các hệ thống thải (khí xả, nước thải); nối nguồn cung cấp năng lượng (điện năng, khí nén); thao diễn; cấp, nạp đầy, chất tải các chất lỏng phụ (chất bôi trơn, dầu mỡ, chất keo); dựng hàng rào; kẹp không tải; kiểm tra; thử có tải hoặc tải lớn nhất.
3. Chu kỳ hướng dẫn/lập trình và/hoặc chuyển đổi quy trình
Gồm các công việc như: Điều chỉnh và chỉnh đặt các thiết bị bảo vệ và các bộ phận khác; điều chỉnh hoặc kiểm tra các thông số chức năng của máy; kẹp/xiết chặt chi tiết gia công; cấp, nạp đầy, chất tải nguyên liệu; kiểm tra chức năng và thử nghiệm; lắp hoặc thay dụng cụ, chỉnh đặt dụng cụ; kiểm tra sự lập trình; kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
4. Chu kỳ vận hành
Gồm các công việc như: kẹp/xiết chặt chi tiết gia công; điều chỉnh/ kiểm tra; dẫn động máy; cấp, nạp đầy, chất tải nguyên liệu; chất tải/dỡ tải bằng tay; điều chỉnh nhỏ và chỉnh đặt các thông số chức năng của máy; can thiệp nhỏ trong quá trình vận hành; vận hành các bộ phận điều khiển bằng tay; khởi động lại máy sau khi dừng/tạm dừng; giám sát; kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
5. Chu kỳ làm sạch và bảo dưỡng
Gồm các công việc như: Điều chỉnh; làm sạch, tẩy uế; tháo dỡ/tháo các chi tiết, bộ phận, thiết bị của máy; bảo quản; cách ly; bôi trơn; thay dụng cụ; thay các chi tiết bị mòn; chỉnh đặt lại; phục hồi mức chất lỏng; kiểm tra các chi tiết, bộ phận, thiết bị của máy.
6. Chu kỳ tìm sai sót hoặc xử lý sự cố
Gồm các công việc như: Điều chỉnh; Tháo các chi tiết, bộ phận, thiết bị của máy; tìm sai sót; cách ly; phục hồi các cơ cấu điều khiển và bảo vệ bị hư hỏng; phục hồi khỏi sự mắc kẹt; sửa chữa; thay thế các chi tiết, bộ phận, thiết bị của máy; giải cứu người bị mắc kẹt; chỉnh đặt lại; kiểm tra các chi tiết, bộ phận, thiết bị của máy.
7. Chu kỳ ngừng vận hành và tháo dỡ
Gồm các công việc như:: Ngắt, ngừng máy; tháo dỡ; nâng; chất tải; đóng gói; vận chuyển; dỡ tải.
TS. Nguyễn Thế Công
(Nguồn tin: Theo cuốn Bảo hộ lao động, Chủ biên PGS.TS. Nguyễn An Lương, NXB Lao động – 2012)