Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích rủi ro nghề nghiệp: Cấu trúc điện toán đám mây
Nguồn nhân lực hiện diện trong từng tổ chức, điều này đòi hỏi phải có một đánh giá toàn diện và thực tế về các quy trình mà họ tham gia. Cũng giống như trong mọi hoạt động hàng ngày, các quy trình và con người góp phần vào việc tạo ra những rủi ro. Nếu mỗi tổ chức tạo ra được môi trường làm việc lành mạnh và an toàn có nghĩa là đã đóng góp cho sự phát triển bền vững trong khu vực mà tổ chức đó đang hoạt động.
Có thể nói rằng việc đánh giá rủi ro nghề nghiệp và công tác ATVSLĐ chính là nền tảng cho hoạt động tối ưu nhất của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Sự kết hợp của những khái niệm chủ đạo, rủi ro nghề nghiệp và ATVSLĐ với sự phát triển công nghệ góp phần đưa ra một cách tiếp cận mới đối với rủi ro.
Bài viết giới thiệu tổng quan tài liệu, các định hướng chiến lược của châu Âu và công tác triển khai thực hiện đánh giá rủi ro nghề nghiệp trong các tổ chức ở Rumani, phân tích tai nạn lao động tại Rumani so với các nước EU và các tác giả đưa ra đánh giá rủi ro nghề nghiệp sử dụng điện toán đám mây thông qua việc xây dựng các cấu trúc có liên quan.
Bài viết này có cấu trúc như sau: phần 2 và phần 3 trình bày tổng quan tài liệu, theo thứ tự ưu tiên đối với các rủi ro nghề nghiệp ở châu Âu cho các năm từ 2014 đến 2020 và phần phân tích các vụ tai nạn lao động ở Rumania. Những ưu tiên nghiên cứu về an toàn và sức khỏe cũng như phân tích về tai nạn tại Romania giúp xác định phân loại các rủi ro và những ưu tiên cơ bản. Phần 4 đánh giá các rủi ro ở Rumania theo: mức độ nghiêm trọng, tần suất và tỉ lệ trung bình. Đánh giá này đã thiết lập được danh mục phân loại các nguy cơ có trong phần đề xuất tại Hình 9. Tại phần 5, phần chính của bài viết, trình bày những công nghệ mới trong việc giải quyết các rủi ro nghề nghiệp nhằm hệ thống hóa: mô tả về điện toán đám mây, ý nghĩa của khái niệm này, tranh luận gay gắt về việc sử dụng điện toán đám mây trong các tổ chức, trình điều khiển chính và những lợi thế, mô tả hướng tiếp cận đề xuất và kế hoạch liên quan đến hướng tiếp cận của các tác giả, cách thức chúng ta có thể gửi/sắp xếp cấu trúc được đề xuất trong điện toán đám mây và những lợi ích từ việc sử dụng công nghệ này.
Nội dung bài viết có trong file pdf đính kèm PDF (1054 K)
Tác giả : Lucian-Ionel Cioca, Larisa Ivascu
(ST. K. Dung)
(Nguồn tin: Tạp chí: Procedia Technology, Volume 16, 2014, Pages 1548-1559)