Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa an toàn trong sản xuất ở Việt Nam (Phần III)

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:16(GMT +7)

Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa an toàn trong sản xuất ở Việt Nam (Phần I)

Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa an toàn trong sản xuất ở Việt Nam (Phần II)

IV. Những vấn đề cơ bản về khái niệm, nội dung của VHAT trong sản xuất ở Việt Nam.

1. Những quan điểm và yêu cầu cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu xây dựng và triển khai VHAT trong sản xuất ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu đưa ra định nghĩa, xác định nội dung và triển khai VHAT trong sản xuất sao cho phù hợp với Việt Nam, chúng ta cần xem xét và nắm vững các quan điểm và yêu cầu cơ bản sau đây:

1.1. Vấn đề xây dựng và phát triển VHAT trong sản xuất là một xu thế phát triển tất yếu của sự nghiệp đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của NLĐ của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.

1.2. Cần nắm vững và rút ra những điểm cơ bản  từ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta về ATVSLĐ có liên quan để làm cơ sở cho việc xây dựng VHAT ở Việt Nam.

Các điểm nhấn mạnh ở đây là:

– Tư tưởng nhân văn, coi con người, nhất là NLĐ là vốn quý nhất của xã hội. Do đó, đảm bảo ATVSLĐ là thực hiện quyền cơ bản của NLĐ.

– ATVSLĐ vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lao động, công tác, với cuộc sống tinh thần, vật chất của NLĐ và trách nhiệm xã hội, uy tín và truyền thống của doanh nghiệp.

– Gắn ATVSLĐ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước.

– Lấy phòng ngừa làm biện pháp ưu tiên hàng đầu.

– Xây dựng VHAT là cho cơ sở và NLĐ, vì vậy cần huy động sự tham gia tự giác của mọi người trong đơn vị, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ và toàn xã hội cho hoạt động ATVSLĐ.

1.3. Cần bám sát thực tiễn kinh tế – xã hội, điều kiện thiên nhiên, con người và cơ chế quản lý của nước ta cũng như đặc điểm và bản sắc văn hóa của dân tộc ta để xây dựng VHAT phù hợp với Việt Nam.

1.4. Cần đánh giá đúng thực trạng hiện nay của công tác ATVSLĐ ở nước ta, chú ý đi sâu phân tích xem chúng ta đang có những hoạt động liên quan đến VHAT như thế nào? Đạt kết quả ở mức độ ra sao so với bình diện chung của quốc tế để từ đó đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển VHAT ở nước ta cho hợp lý.

1.5. Cần nhận thức đùng rằng, về bản chất, VHAT là nội dung của ATVSLĐ ở một tầm cao mới, có văn hóa, có tính nhân văn, coi trọng yếu tố con người, phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Không được để VHAT “đứng bên cạnh” như là một khẩu hiệu kêu gọi khi nói đến ATVSLĐ.

2. Một vài nét về thực trạng VHAT hiện nay ở Việt Nam.

Phân tích thực trạng VHAT của nước ta, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

2.1. Về những ưu điểm, kết quả đạt được

– Trong mấy chục năm qua, kể từ sau Cách mạng tháng 8/1945, Đảng, Bác Hồ, Nhà nước đã có những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn về ATVSLĐ, trong đó có những điểm liên quan đến VHAT.

Bác Hồ đã có nhiều lần căn dặn “Phải bảo đảm ATLĐ vì NLĐ là vốn quý nhất”(1); “Thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ phải đi đôi với đảm bảo ATLĐ, phải biết quý trọng con người”(2). Trong chỉ thị 132/CT, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu “… Xem nhẹ ATLĐ là biểu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất”(3). Một số quy định của pháp luật như chế độ bồi dưỡng độc hại, theo dõi sức khỏe NLĐ; như quyền được rời bỏ nơi làm việc nếu thấy rõ nguy cơ xảy ra TNLĐ… đã được ban hành. Tất cả điều đó cho thấy quan điểm nhân văn, chính sách coi trọng và bảo vệ sức khỏe NLĐ của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta rất phù hợp với quan điểm, yêu cầu của VHAT.

– Trong những năm gần đây, bắt đầu bằng lời phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Lễ mít tinh phát động Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, PCCN tại Cần Thơ và tháng 3/2004 có đề cập đến “Xây dựng văn hóa ATLĐ bền vững”, vấn đề VHAT được đặt ra và quan tâm ở nước ta. Trong một vài cuộc hội thảo, đã có đề cập đến xây dựng VHAT ở Việt Nam. Cũng đã có một vài bài báo được viết liên quan đến VHAT. Đã có một số khẩu hiệu, chủ đề về VHAT, về phòng ngừa TNLĐ, BBN  được đề ra trong Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, PCCN. Bắt đầu có đề tài nghiên cứu về VHAT.

– Đã có một số doanh nghiệp, nhất là các công ty có vốn đâu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp lớn trong  lĩnh vực hàng không, dầu khí… ở nước ta đã áp dụng việc xây dựng VHAT theo một số tiêu chí của quốc tế.

2.2. Về những tồn tại, thiếu sót

– Cho đến nay ở nước ta chưa có bất kỳ văn bản chính thức nào đề cập đến VHAT. Trong các văn bản pháp luật cũng chưa có những điểm quy định liên quan đến VHAT ở Việt Nam.

– Sự hiểu biết về VHAT ở Việt Nam còn sơ lược giản đơn, chưa thấy được bản chất của vấn đề VHAT và thường hay nhắc đến nó như một lời kêu gọi, như một khẩu hiệu động viên mang tính hình thức. Xét về thực chất, còn ít người hiểu đầy đủ khái niệm VHAT, chưa rõ muốn xây dựng và triển khai VHAT trong sản xuất phải làm những gì, làm thế nào? Còn có những biểu hiện sai, cho rằng VHAT là một yêu cầu thể hiện bên ngoài của ATVSLĐ, chứ không thấy được bản chất của VHAT chính là hoạt động ATVSLĐ ở một tầm cao mới, phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

– Cho đến nay chưa có một nhà nghiên cứu nào ơ nước ta đưa ra định nghĩa về  VHAT ở Việt Nam. Các nhà quản lý, nhà khoa học khi đề cập đến khái niệm VHAT thường nhắc lại định nghĩa của ILO về VHAT đưa ra năm 2003  mà không phân tích, bổ sung thêm.

– Cũng vì chưa có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về VHAT, chưa có chủ trương và văn bản pháp lý về VHAT nên trong hoạt động cụ thể chúng ta cũng chưa có thành tích gì về VHAT đáng nêu. Việc thực hiện các chính sách, quy định về ATVSLĐ hiện cũng còn nhiều thiếu sót, vi phạm. Hệ thống quản lý ATVSLĐ của nước ta ở các cấp trên và cả ở cơ sở vẫn còn nhiều bất cập.

2.3. Một số nhận xét qua đợt điều tra khảo sát ở cơ sở về VHAT.

Phân tích các phiếu điều tra phỏng vấn cho thấy:

– Có đến  88% NSDLĐ và gần 66% NLĐ đã từng nghe nói về VHAT, song không biết rõ khái niệm, nội dung.

– 100% doanh nghiệp ủng hộ xây dựng VHAT trong sản xuất, nhưng khoảng 40% nói chưa sẵn sàng để áp dụng.

– Chỉ chưa đến 45% NLĐ được tham gia họp để nghe phổ viến và lấy ý kiến tham gia về ATVSLĐ.

– Chỉ khoảng 46% NLĐ đã được huấn luyện đủ các nội dung về ATVSLĐ, nhưng có sự khác biệt rõ giữa NLĐ ở miền Bắc so với miền Nam (gần 90% NLĐ miền Bắc được huấn luyện đủ các nội dung, chỉ có 27% NLĐ miền Nam được huấn luyện về 2/8 nội dung cơ bản và không có ai ở miền Nam được huấn luyện đủ các nội dung).

– Sự hiểu biết về các văn bản pháp luật và các quy định cụ thể của pháp luật về ATVSLĐ của NLĐ còn rất hạn chế. Chỉ có gần 12% NLĐ nhắc được tên 4 văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến ATVSLĐ, trong đó có Bộ luật Lao động. Cũng chỉ có chưa đến 30% NLĐ trả lời được các nội dung quy định cụ thể về ATVSLĐ.

Nhìn chung sự hiểu biết và những hoạt động cụ thể có liên quan đến ATVSLĐ của các cơ sở còn ở mức thấp. Nếu so với các chỉ tiêu về các mức VHAT thì chỉ mới ở mức 1 hoặc chỉ dao động giữa mức 1 và 2.

3. Khái niệm và nội dung VHAT trong sản xuất ở Việt Nam

3.1. Khái niệm VHAT trong sản xuất ở Việt Nam

Ra đời và phát triển hơn 30 năm, đặc biệt là hơn 10 năm nay kể từ khi ILO đưa ra định nghĩa khái quát vào năm 2002, VHAT vẫn còn là một vấn đề mới mẻ đang được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh trên thế giới. Với Việt Nam thì lại còn rất mới mẻ, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về VHAT được đưa ra phù hợp với điều kiện của nước ta.

Với momg muốn có bước phát triển về VHAT ở Việt Nam, trước hết đưa ra một khái niệm, định nghĩa lần đầu tiên ở nước ta về VHAT, chúng tôi đã phân tích, so sánh, tổng hợp các ý kiến về khái niệm VHAT trên thế giới, rút ra những cơ sở lý luận và liên hệ với thực tế Việt Nam để mong muốn đưa ra định nghĩa của mình về VHAT.

Tước hết chúng tôi cho rằng có thể thống nhất một số điểm cơ bản sau đây để làm cơ sở  khi đưa ra định nghĩa VHAT ở Việt Nam:

– Xét từ khía cạnh ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội để xây dựng và thực hiện tốt VHAT trong sản xuất, đòi hỏi mọi cấp chính quyền, mọi cơ quan quản lý, NSDLĐ, NLĐ phải có một quan điểm và nhận thức đúng đắn, coi trọng việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động, sản xuất.

– Xét từ khía cạnh giá trị tinh thần, đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc, cần phải có một quan niệm và một thái độ nhân văn, có trách nhiệm đầy đủ, với ý thức tự giác, yêu thương và chia sẻ với nhau, hợp tác trong đảm bảo ATVSLĐ.

– Xét từ khía cạnh pháp lý và tổ chức quản lý, muốn làm tốt VHAT thì mỗi tổ chức, cá nhân phải có cam kết đầy đủ thực hiện tốt các quy định của pháp luật, các chính sách về ATVSLĐ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ.

– Xét từ khía cạnh hành vi, cách ứng xử, cần phải có một chương trình hành động đấy đủ, toàn diện bỏ đảm ATVSLĐ. Chương trình đó phải được thực hiện có theo dõi, kiểm tra, đánh giá và cải thiện để ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn.

– Cần láy biện pháp phòng ngừa làm ưu tiên hàng đầu trong ATVSLĐ.

Thực hiện tốt cả 5 mặt nội dung trên, chắc chắn công tác ATVSLĐ sẽ đạt một tầm cao mới, phù hợp với giai đoạn mới, trở thành một sự nghiệp ATVSLĐ có văn hóa, có tính nhân văn cao.

Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn giới hạn định nghĩa VHAT tập trung chính vào khu vực sản xuất (chủ yếu cho các doanh nghiệp). Còn định nghĩa VHAT cho mọi loại hình cơ quan, đơn vị, cho các ngành và cho cả nước xin để cho các nghiên cứu, đề xuất tiếp theo.

Theo cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi đưa ra định nghĩa bước đâu về “VHAT trong sản xuất ở Việt Nam” như sau:

VHAT trong sản xuất ở Việt Nam là hoạt động ATVSLĐ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi là doanh nghiệp) mà ở đó mọi người có nhận thức, quan niệm đúng đắn về ATVSLĐ, coi việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, phòng chống tốt TNLĐ, BNN cho NLĐ là quyền rất cơ bản – nhân quyền, cần được tôn trọng; ở đó các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về ATVSLĐ cũng như những giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc ta được mọi người quán triệt và tuân thủ, có thái độ ứng xử và hành vi đúng, thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ, cam kết rõ ràng, tự giác và hợp tác cùng nhau thực hiện tốt công tác ATVSLĐ; có một chương trình hành động cụ thể, toàn diện, lấy phòng ngừa làm biện pháp ưu tiên hàng đầu; có sụ theo dõi kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, bổ sung, cải tiến để công tác ATVSLĐ ngày càng có hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ tốt tính mạng và sức khỏe NLĐ. Một hoạt động ATVSLĐ như vậy là một sự nghiệp ATVSLĐ có vă hóa, có tính nhân văn cao, phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước ta và trở thành một tài sản vô giá, một truyền thống quý báu của của doanh nghiệp.

Để bảo đảm trình bày rõ hết nội dung của Khái niệm VHAT trong sản xuất phù hợp với Việt Nam, chúng tôi chủ định viết đầy đủ các ý cơ bản trong định nghĩa được nêu lên đầu tiên này, và vì vậy có hơi dài. Tuy nhiên trên cơ sở đó, chúng ta có nêu định nghĩa gọn hơn, một khi chúng ta đã nắm vững, hiểu thấu đáo các khái niệm của VHAT trong sản xuất ở Việt Nam như đã nêu.

3.2. Những nội dung chủ yếu cần thực hiện để xây dựng VHAT trong sản xuất ở Việt Nam.

Từ các khái niệm và định nghĩa bước đầu về VHAT trong sản xuất ở Việt Nam như đã nêu trên, để có thể triển khai VHAT vào thực tế, chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung chính sau đây:

a. Cần giải quyết tốt vấn đề nhận thức và cơ sở pháp lý về VHAT bảo đảm sao cho các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta về ATVSLĐ, trong đó có những điểm liên quan đến VHAT được mọi cấp, mọi tổ chức, cá nhân nắm vững và vận dụng để thúc đẩy việc xây dựng, triển khai VHAT ở nước ta. Nghiên cứu đề xuất đưa vấn đề VHAT vào trong các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các quy định và cam kết của Lãnh đạo các cấp, nhất là ở cơ sở.

b. Mọi người cần nắm vững khái niệm và định nghĩa về VHAT và góp phần bổ sung cho định nghĩa về VHAT đã nêu ngày càng hoàn chỉnh hơn.

c. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ, đặc biệt nhấn mạnh đến VHAT cho mọi đối tượng, từ người lãnh đạo, cán bộ chuyên môn đến NLĐ. Sử dụng nhiều phương phá và phương tiện, công cụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn, phổ biến về VHAT.

d. Xây dựng một chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy VHAT trong sản xuất. Chương trình này phải được  xây dựng trên cơ sở nắm vững khái niệm VHAT, từ đó mà đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ của cơ sở, tham khảo ý kiến của cộng đồng, nhất là của NLĐ để có nội dung toàn diện, cụ thể. Về cơ bản, chương trình phải bao gồm từ chính sách, cam kết của lãnh đạo cơ sở về VHAT cho đến các nội dung, biện pháp về VHAT đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở.

e. Thực hiện các biện pháp cụ thể để triển khai VHAT bao gồm các điểm chủ yếu sau:

– Các biện pháp đầu tư, bố trí nhân lực để thông tin, tuyên truyền và huấn luyện về VHAT cho các đối tượng khác nhau trong đơn vị. Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết cho cá nhân, cần xây dựng bầu không khí an toàn trong đơn vị thông qua các hoạt động thông tin, phát thanh nội bộ, panô, bản tin, khẩu hiệu hành động…

– Các biện pháp cụ thể về KHCN, trong đó lấy mục tiêu phòng ngừa làm ưu tiên hàng đầu; các biện pháp để chăm sóc, theo dõi và quản lý sức khỏe NLĐ.

– Các biện pháp về tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ, bố trí nhân lực để thực hiện VHAT.

– Các biện pháp kiểm tra, giám sát, động viên, tôn vinh khen thưởng và xử phạt vi phạm.

– Thực hiện tốt chế độ thống kê, báo cáo TNLĐ, BNN, báo cáo định kỳ về công tác ATVSLĐ.

– Tiến hành đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm việc xây dựng VHAT, đưa ra những biện pháp cải tiến, bổ sung, sửa đổi kịp thời kế hoạch hiện tại và hoàn thiện hơn ké hoạch tới.

g. Hết sức coi trọng việc tổ chức vận động quần chúng phát huy sáng kiến tự cải thiện điều kiện làm việc; tổ chức các hình thức lấy ý kiến thường xuyên của NLĐ đóng góp cho công tác ATVSLĐ ở cơ sở; xây dựng cơ chế cộng đồng trách nhiệm, phối hợp công tác ATVSLĐ ở cơ sở giữa NSDLĐ và NLĐ; tổ chức công đoàn và các đoàn thể khác. Xây dựng các giá trị  về VHAT gắn liền với đặc điểm, truyền thống của cơ sở.

Trên đây là một số nội dung chủ yếu cần thực hiện để xây dựng và triển khai VHAT trong sản xuất đối với các cơ sở, trước hết là các doanh nghiệp ở nước ta.

V. Kết luận.

Xây dựng VHAT trong sản xuất là một xu hướng pháp triển tất yếu của công tác ATVSLĐ trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay. Phù hợp với xu thế chung đó, ở Việt Nam vấn đề xây dựng và triển khai VHAT cũng bắt đầu được đặt ra và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, của nhiều cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu liên quan đến ATVSLĐ.

Để xây dựng và thực hiện tốt VHAT trong sản xuất, trước hết chúng ta cần nghiên cứu nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về VHAT, cần hiểu đầy đủ khái niệm VHAT và những nội dung chủ yếu để triển khai thực hiện VHAT trong sản xuất.

Những trình bày trong bài viết này là những nghiên cứu bước đầu của chúng tôi nhằm đóng góp cho điều quan trọng nêu trên, ngõ hầu góp phần cho sự phát triển VHAT ở nước ta trong thời gian tới, phù hợp với xu thế phát triển của ATVSLĐ trên thế giới.

Tài liệu tham khảo

  1. Phùng Huy Dật – “Các biện pháp thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức vận động quần chúng tham gia thực hiện VHAT trong sản xuất” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội, 2013.
  2. Phạm Quang Đẩu – “Phạm trù văn hóa trong sản xuất và đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội 2013.
  3. Phạm Văn Hải – “Tổng quan các vấn đề về VHAT trên thê giới” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội, 2013.
  4. Vũ Mạnh Hùng – “Khảo sát điều tra đánh giá thực trạng VHAT trong sản xuất hiện nay ở nước ta” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội 2013.
  5. Nguyễn Văn Khuông – “Xây dựng VHAT trong sản xuất là một yêu cầu tất yếu đối với nước tra trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội 2013.
  6. Nguyễn An Lương – “Những quan điểm của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta về ATVSLĐ – Cơ sở tư tưởng của VHAT trong sản xuất ở Việt Nam” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội 2013.
  7. Nguyễn An Lương – “Những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, khái niệm và nội dung VHAT trong sản xuất ở Việt Nam” – Báo cáo chuyên đề. Hà Nội 2013.
  8. Nguyễn An Lương (chủ biên) và nhiều tác giả. “Bảo hộ lao động” – NXB Lao động. Hà Nội 2012.
  9. CANSO – Civil air navigation services organization-canso.org/cansomembers.
  10. EU – “Occupational Safety and Heath Culture Assessment – A review of Main Approaches and Selected tools” – Publication Office of EU, 2011.
  11. Mark Flemming – Safety Culture maturity model. Health anh Safety Executive (HSE).St.Clement House 2001.
  12. Simard, Marcel – Safety Culrure and management – Geneva, 2011.
  13. The Hearts and Minds Toolkit – Energy Institute, London – UK
  14. Wikipedia – The Free encyclopedia Safety Culture.
  15. Young Sung Choi – Regulatory Oversight of Safety Culture – Korea, 2012.

PGS.TS Nguyễn An Lương

Chủ tịch hội ATVSLĐ Việt Nam

TS. Đỗ Trần Hải

Viện trưởng Viện NC KHKT Bảo hộ Lao động


(Nguồn tin: Nilp.vn)