Anh: Gia tăng tình trạng sức khỏe kém và chấn thương không gây tử vong liên quan đến công việc
Dữ liệu Khảo sát Lực lượng Lao động tính đến tháng 03/2022 cho thấy stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc chiếm hơn một nửa (51%) của khoảng 1,8 triệu ca tự báo cáo về sức khỏe kém mắc mới hoặc kéo dài liên quan đến công việc.
Mặc dù tổng số các ca mới đã giảm từ 451.000 xuống 372.000, tuy nhiên tổng số người lao động báo cáo các ca mắc mới hoặc kéo dài stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc đã tăng từ 822.000 lên 914.000, tăng 11,2%.
Cùng kỳ, số lượng người lao động duy trì tình trạng chấn thương không gây tử vong tăng từ 411.000 lên 565.000, tăng 28%.
Theo báo cáo Mô hình chi phí HSE, tác động về mặt kinh tế đối với nền kinh tế Vương quốc Anh là đáng kể. Chấn thương liên quan đến công việc và các ca bệnh mới (ngoại trừ bệnh kéo dài) chiếm tổng số khoảng 18,8 tỉ bảng năm 2019-2020, trong đó bệnh tật đóng góp phần lớn. Các ca mắc mới chiếm 11,2 tỉ bảng trong tổng số.
Rối loạn cơ xương khớp đứng thứ hai trong các ca bệnh mới mắc và kéo dài liên quan đến công việc, chiếm 27%, các dạng bệnh tật khác chiếm 22% còn lại.
HSE lưu ý những năm gần đây, trước khi diễn ra đại dịch do vius corona, tỉ lệ tự báo cáo tình trạng sức khỏe kém liên quan đến công việc đã phản ảnh xu hướng phẳng. Tuy nhiên, tỉ lệ gần đây cao hơn mức tiền đại dịch năm 2018-2019. Xu hướng tương tự đã được ghi nhận đối với số ngày làm việc mất đi trên mỗi công nhân do bệnh tật liên quan đến công việc.
Trong năm qua, tác động của tình trạng sức khỏe yếu liên quan đến công việc đối với việc vắng mặt tại nơi làm việc là đáng kể, với khoảng 36,8 triệu ngày làm việc mất đi. Trong số này, stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc chiếm 17 triệu ngày (khoảng 55%).
Hành chính công/quốc phòng, sức khỏe con người/công tác xã hội và giáo dục là những ngành có tỉ lệ stress, trầm cảm hoặc lo lắng cao hơn mức trung trình khi so sánh với giai đoạn từ năm 2019-2020 tới 2021-2022.
Con số lớn nhất cũng cho thấy khi đem so sánh tất cả người lao động, nữ giới về tổng thể chiếm tỉ lệ mắc stress, trầm cảm hoặc lo lắng cao hơn nhiều so với nam giới.
Mặc dù tỉ lệ tự báo cáo stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc cho thấy dấu hiệu gia tăng những năm trước đại dịch, HSE lưu ý sự gián đoạn do dịch bệnh là nhân tố chủ đạo đối với xu hướng tăng.
Thực tế, trong số 914.000 lao động mắc stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc theo thống kê mới nhất, thì khoảng 452.000 người báo cáo rằng họ tin nguyên nhân hoặc tình huống trở nên trầm trọng hơn là do đại dịch.
HSE cảnh báo không nên loại trừ số lượng ước tính người lao động mắc stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc do đại dịch ra khỏi ước tính tổng thể về các ca bệnh này.
Theo ông Nick Wilson, Giám đốc dịch vụ sức khỏe và an toàn tại WorkNest, số lượng các ca mắc mới stress, trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến công việc giảm, điều này làm tăng nỗi lo rằng hiện tại nhiều người đang phải đối mặt với chứng bệnh, mặc dù không phải tất cả các ca đều liên quan đến công việc. Do đó, stress, trầm cảm hoặc lo lắng nên tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm mà người sử dụng lao động cần phải lưu ý, không chỉ cho người lao động của mình mà còn phục vụ năng suất kinh doanh.
Một số người cho rằng việc gia tăng trấn thương là hiển nhiên khi nhiều người lao động trở lại làm việc hơn, nhưng điều quan trọng là người sử dụng lao động không trở nên tự mãn. COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của công tác an toàn và sức khỏe và cần tiếp tục được ưu tiên khi mối đe dọa trước mắt của đại dịch tạm lắng xuống. Để con số này tiếp tục giảm, người sử dụng lao động cần tập trung vào sự phù hợp của các đánh giá rủi ro, đặc biệt khi nhiều người sẽ không xem lại các đánh giá này kể từ khi mở cửa trở lại.
Số liệu thống kê của HSE nhấn mạnh vào tác động mà bệnh phổi nghề nghiệp tiếp tục xuất hiện ở nhiều ngành công nghiệp tại Vương quốc Anh, chiếm tới 12.000 trên tổng số 13.000 trường hợp tử vong ước tính được liên kết với các ca phơi nhiễm trước đây tại nơi làm việc. Con số cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh dẫn đầu chiếm tới 34% các ca bệnh, tiếp theo là ung thư trung biểu mô và ung thư phổi liên quan đến amiang, đều chiếm 20%. Ung thư phổi không liên quan đến amiang chiếm 23% cùng với các bệnh khác chiếm 3% còn lại.
Theo Khảo sát Lực lượng lao động, ước tính có khoảng 19.000 ca mắc mới các vấn đề liên quan đến hô hấp và phổi gây ra do công việc hoặc bị công việc làm cho trở nặng thêm qua từng năm, trung bình ba năm trở lại đây.
Đối với chứng rối loạn cơ xương khớp liên quan đến nghề nghiệp, dữ liệu từ Khảo sát Lực lượng Lao động cho thấy có 477.000 ca mắc. Chia nhỏ ra gồm, 202.000 ca liên quan đến phần lưng đang bị ảnh hưởng (42%); 175.000 ca liên quan đến chi trên hoặc cổ đang bị ảnh hưởng (37%); và 99.000 ca liên quan đến chi dưới đang bị ảnh hưởng (21%). Số liệu cũng cho thấy có thêm 139.000 ca mắc mới.
Theo HSE, trước đại dịch tỉ lệ tự báo cáo chứng rối loạn cơ xương khớp liên quan đến nghề nghiệp phản ảnh được xu hướng giảm nói chung và tỉ lệ gần đây tương đương như báo cáo năm 2018-2019.
Nhận xét về số liệu của HSE, bà Jo Frape, Nhà phát triển nội dung về ATVSLĐ tại IOSH cho biết: “Không nên để cho bất kỳ ai gặp phải nguy hiểm tại nơi làm việc, thực tế rất nhiều trường hợp bệnh tật hoàn toàn có thể phòng ngừa được, các doanh nghiệp cần liên tục rà soát cách thức quản lý các rủi ro an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc để bảo đảm các biện pháp họ áp dụng tương xứng và phù hợp với mục đích.
Các nhà quản lý doanh nghiệp cần chất vấn cặn kẽ xem họ đang làm gì để bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần cho người lao động, đồng thời chất vấn cả về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Khởi đầu bằng việc tập trung vào công tác phòng ngừa thông qua việc làm tốt, nơi khối lượng công việc có thể được quản lý, mọi người kiểm soát được công việc mình làm, nơi mọi người làm việc với sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và nhà quản lý.
Đánh giá rủi ro có thể giúp người sử dụng lao động hiểu các rủi ro về thể chất và tâm lý xã hội đối với sức khỏe và có hành đồng nhằm vào mục tiêu cụ thể.
Nhưng người sử dụng lao động cần tiến xa hơn. Toàn bộ đội ngũ nhân viên cần được cung cấp kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để nhận diện được những dấu hiệu từ sớm về tình trạng sức khỏe không tốt, hiểu được những nguyên nhân liên quan đến công việc và biết phải làm gì để có hành động sớm nhằm tạo ra những thay đổi, từ đó cải thiện kết quả công việc và sức khỏe. Đây không chỉ là mệnh lệnh đạo đức mà còn mang ý nghĩa về kinh doanh.”
(Nguồn tin: ioshmagazine.com)