Hướng dẫn hỗ trợ sức khỏe tinh thần

Thứ Sáu, 01/12/2023, 03:41(GMT +7)

Hướng dẫn này đưa ra những gợi ý về cách hỗ trợ sức khỏe tinh thần ở nơi làm việc và ở nhà khi làm việc từ xa trong trường hợp xảy ra khủng hoảng coronavirut kéo dài.

Lo lắng kéo dài về sự lây lan của coronavirut, sức khỏe của bạn, sức khỏe của những người thân yêu của bạn và vấn đề tài chính có thể chiếm hết nguồn lực của bạn và khiến bạn khó tập trung vào công việc. Tình hình ngày càng phát triển này mang lại các thực hành và hướng dẫn mới sau khi các hạn chế và khuyến nghị liên quan đến công việc từ xa đã bị chấm dứt và khi người lao động quay trở lại nơi làm việc của họ. Khi tình hình này và tình trạng không rõ ràng vẫn tiếp diễn, điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe tinh thần và sự phục hồi tinh thần của tất cả các nhân viên.

I. HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Xác định tình huống của chính bạn và các mối quan tâm của bạn

– Coronavirut đã ảnh hưởng đến công việc của tất cả mọi người theo cách này hay cách khác. Một số nhân viên đã chọn lựa làm việc từ xa, và nhiều người vẫn làm như vậy, ít nhất là một phần. Những người khác đã tiếp tục công việc của họ theo cách tương tự so với thời gian trước khi có coronavirut. Những người khác làm việc trong tình trạng căng thẳng hơn bình thường. Những thay đổi đối với tình trạng công việc đòi hỏi chúng ta phải thích nghi khi tất cả chúng ta phải tuân theo những khuyến nghị và hướng dẫn mới.

– Tình hình cuộc sống gia đình sẽ phụ thuộc vào cuộc sống hàng ngày diễn ra như thế nào khi trẻ em quay trở lại nhà trẻ và trường học. Các gia đình phải suy nghĩ về cách sắp xếp thời gian rảnh rỗi của họ cho các sở thích riêng, gặp gỡ người khác và phục hồi sau công việc của bố mẹ.

– Nếu bạn cảm thấy lo lắng và quá tải, hãy nghĩ xem điều gì làm bạn đặc biệt lo lắng trong tình huống này. Chia nhỏ nỗi lo lắng thành từng việc cụ thể riêng lẻ có thể khiến bạn cảm thấy kiểm soát được nhiều hơn khi bạn bắt đầu xử lý từng việc một.

– Cố gắng xác định những thứ bạn có thể tác động đến. Ví dụ, bạn có thể lập kế hoạch cho công việc của riêng bạn hoặc cho kỳ nghỉ hè. Tình trạng kéo dài này có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng và khiến cuộc sống của ai đó cảm thấy bất công và tê liệt. Hãy sống tích cực và cố gắng tập trung thực hiện những điều có thể thay vì chìm sâu vào tình huống bất thường này.

– Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung, hãy đảm bảo rằng bạn có điều gì đó thú vị để làm và công việc của bạn cũng bao gồm các việc nhẹ nhàng hơn. Say mê công việc và giữ thói quen rảnh rỗi của bạn cũng có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.

2. Kiểm soát khối lượng công việc của bạn

– Trong tình huống bị gây ra do coronavirut, việc sắp xếp công việc đi chệch khỏi quy chuẩn phải được thực hiện và điều này tạo gánh nặng cho nhân viên. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy khối lượng công việc của bạn quá nhiều hoặc nếu bạn yêu cầu sự hỗ trợ để phát triển kỹ năng của bạn, hãy thảo luận tình hình này với người giám sát của bạn để tìm cách giảm khối lượng công việc của bạn. Suy nghĩ về các giải pháp để quản lý khối lượng công việc trong cộng động làm việc của bạn.

– Tự chăm sóc phục hồi sức khỏe trong thời gian nghỉ của bạn và giải lao thường xuyên trong ngày làm việc. Bạn có thể tác động đến sức khỏe của chính bạn khi tập thể dục. Ví dụ như đi dạo hoặc đạp xe. Tập thể dục giúp bạn sảng khoái và giảm căng thẳng. Bạn nên giữ một lối sống lành mạnh để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe.

3. Đừng ở một mình

– Nếu bạn làm việc từ xa nhiều, hãy cố gắng kết nối hàng ngày với đồng nghiệp và người quản lý của bạn bằng điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc từ xa khác. Cố gắng xác định mục tiêu và lịch làm việc rõ ràng và thường xuyên hỏi ý kiến phản hồi về công việc của bạn.

– Đôi khi bạn có thể nói về nhiều thứ không chỉ về các vấn đề công việc trong các cuộc họp qua điện thoại. Bạn thậm chí có thể có thời gian giải lao buổi sáng ảo cùng nhau.

– Chia sẻ những mối quan tâm của bạn với đồng nghiệp hoặc với những người thân của bạn bởi vì nỗi lo được chia sẻ sẽ dễ chịu đựng hơn. Giữ liên lạc với các mạng xã hội của bạn bằng các phương tiện điện tử hoặc gặp gỡ trong các hoạt động ngoài trời.

– Nếu cần thiết, bạn cũng có thể liên lạc với người quản lý của bạn, người đại diện về an toàn lao động, các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp hoặc các cơ quan khác cung cấp hỗ trợ tại nơi làm việc của bạn.

4. Quan tâm đến đồng  nghiệp của bạn

– Mỗi người trong chúng ta phản ứng với các tình huống stress theo cách riêng của mình. Tùy thuộc vào tính chất của công việc, khủng hoảng coronavirut có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Hãy hỏi đồng nghiệp của bạn xem họ đang làm như thế nào. Thể hiện rằng bạn quan tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ cho chính bạn trong cộng đồng làm việc của bạn. Nếu bạn không có một cộng đồng làm việc, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tương đương từ các mạng lưới làm việc khác của bạn.

– Thay đổi là gánh nặng, nhưng chúng cũng tạo ra những cơ hội mới. Hãy suy nghĩ trong cộng đồng làm việc của bạn những phương pháp làm việc mới nào bạn có thể áp dụng thực hiện trong tương lai.

5. Thực hiện các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và người sử dụng lao động của bạn

– Thực hiện theo các thông tin và hướng dẫn do tổ chức của bạn đưa ra và các bản tin do cơ quan có thẩm quyền phát hành. Hãy nhớ rằng, việc sử dụng quá nhiều nguồn thông tin khác nhau hoặc các phương tiện truyền thông xã hội có thể làm tăng sự lo lắng của bạn.

6. Chú ý đến khả năng đối phó của bạn

– Chúng ta tồn tại trong những thời khắc đặc biệt khi chúng ta biết mình cần kiên trì trong bao lâu. Nếu tình trạng đặc biệt này kéo dài và không có thông tin chính xác khi nào nó kết thúc, nguồn lực tinh thần của chúng ta sẽ được thử nghiệm.

– Theo dõi khả năng đối phó của chính bạn và nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp.

II. HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI QUẢN LÝ

1. Chăm sóc tất cả nhân viên của bạn

– Làm việc trong thời kỳ khủng hoảng coronavirut có thể có ý nghĩa khác nhau đối với các thành viên khác nhau trong cộng đồng làm việc. Một vài người phải nghỉ việc tạm thời, một số người làm việc từ xa, một số người bị ốm, một số người phải chăm sóc người thân của họ bị ốm, một số người phải chăm sóc trẻ em hoặc hướng dẫn chúng học hành bên cạnh công việc của mình. Vì vậy, việc quay trở lại cuộc sống bình thường cũng khác nhau.

– Hãy nhớ hỏi mọi người đang làm như thế nào và bảm bảo rằng thông tin tới được với tất cả mọi người một cách kịp thời.

– Hãy đảm bảo rằng các nhiệm vụ công việc của tất cả mọi người được đã sắp xếp và mọi người đều nhận thức được các mục tiêu đặt ra cho công việc của họ. Theo dõi tình trạng sức khỏe của nhân viên tại nơi làm việc để bạn có thể sắp xếp lại công việc của họ để phân công đều khối lượng công việc nếu cần thiết.

– Một tình huống ngoại lệ kéo dài có thể gây ra những phản ứng khác nhau ở những nhân viên khác nhau. Ví dụ, khi quay trở lại công việc, một số người có thể lo lắng về việc bị ốm trong khi một số khác thích nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường hơn. Các tình huống thay đổi và một tình huống đặc biệt kéo dài có thể gây ra xung đột trong cộng động làm việc.

– Hành vi bất thường của nhân viên có thể là một dấu hiệu của sự quá tải. Căng thẳng kéo dài gây ra các triệu chứng khác nhau ở những người khác nhau. Nếu bạn lo lắng về khả năng đối phó của từng nhân viên, hãy hành động theo mô hình chăm sóc sớm ở nơi làm việc của bạn. Hãy thể hiện rằng bạn quan tâm và muốn giúp đỡ.

2. Dành thời gian để chuyện trò

– Hãy cân nhắc các chính sách và hướng dẫn do ban quản lý tổ chức của bạn đưa ra. Điều quan trọng là không đưa ra những hướng dẫn mâu thuẫn tại nơi làm việc.

– Hãy tham gia vào các cuộc chuyện trò về việc chuẩn bị cái gì cho tình huống coronavirut có ý nghĩa như thế nào tại nơi làm việc của bạn trong tình huống này và bạn nên hành động như thế nào trong tình huống đã thay đổi.

– Cần tiếp tục duy trì cuộc trò chuyện như này bởi vì các tình huống thay đổi nhanh chóng và trong các trường hợp bất thường thì khả năng tiếp nhận thông tin thường rất kém.

– Khi có thể, hãy liên lạc thường xuyên với nhân viên của bạn và cho phép họ liên hệ với bạn ngay cả khi những vấn đề ít quan trọng hơn. Mục đích là để xem xét hoàn cảnh gia đình và cuộc sống khác nhau của mỗi nhân viên.

– Hãy đảm bảo rằng triển vọng cho tương lai luôn được duy trì bất chấp sự không chắc chắn. Hãy đưa ra tầm nhìn và chia sẻ mục tiêu chung của nơi làm việc và phát huy các nguồn lực cho các công việc có ý nghĩa nhằm củng cố tinh thần cộng đồng tại nơi làm việc.

3. Hãy chăm sóc sức khỏe của chính bạn.

– Những hạn chế trong việc đi làm, sự thay đổi trong cách thức làm việc và việc sắp xếp lại công việc do coronavirut gây ra là khác thường ở mỗi quốc gia và thậm chí là trên toàn thế giới.

– Trong tình huống đặc biệt, người quản lý phải phụ trách nhiều vấn đề khác nhau ngoài tiến độ thực hiện công việc suôn sẻ trong những ngày làm việc bình thường. Hãy đảm bảo rằng có đủ thời gian giải lao trong ngày làm việc và ngày làm việc của bạn không quá dài. Nếu có thể, hãy nghỉ phép. Chăm sóc sự phục hồi của chính bạn và đảm bảo rằng bạn cũng nhận được sự hỗ trợ.


(Nguồn tin: Finnish Institute of Occupational Health)