Ảnh hưởng của việc cấm hút thuốc tại nơi làm việc tới biến đổi nhịp tim và tốc độ nhịp mạch của nhân viên không hút thuốc thuộc ngành du lịch – khách sạn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:45(GMT +7)

Để đánh giá ảnh hưởng của việc cấm hút thuốc tới sức khoẻ cộng đồng, bên cạnh sử dụng số liệu về tỉ lệ mắc bệnh AMI, chúng ta cần sử dụng những số liệu và thước đo khác chính xác và hiệu quả hơn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Điều tra ảnh hưởng của việc hút thuốc thụ động (SHS) tới sự biến đổi nhịp tim (Heart Rate Variability=HRV) và tốc độ nhịp mạch (Pulse Wave Velocity=PWV); Trong nghiên cứu này sử dụng điều kiện thực tế để tiến hành thí nghiệm, nơi đang áp dụng việc cấm hút thuốc.

Phương pháp: 2 chỉ số HRV- chỉ số định lượng các hoạt động tự phát của hệ thần kinh và PWV- chỉ số định lượng của độ cứng động mạch, được đo lường trên 55 nhân viên ngành du lịch – khách sạn (DLKS) trước và 3-12 tháng sau khi áp dụng việc cấm hút thuốc (nhóm nghiên cứu) và được so sánh với một nhóm nhân viên khác không áp dụng việc cấm hút thuốc (nhóm đối chứng). Việc hút thuốc thụ động được xác định bởi một thẻ hiệu riêng theo dõi nicotin; nó thể hiện lượng thuốc lá hít vào trong một ngày (CE/d).

Kết quả: Chỉ số PWV và HRV thay đổi phụ thuộc vào liều lượng đối với nhóm nghiên cứu, khác với sự thay đổi đối với nhóm đối chứng. Giảm 1 CE/d sẽ làm tăng 2.3% (95% CI 0.2 – 4.4; p = 0.031) căn bậc hai số trung bình của bình phương hiệu hai số kế tiếp nhau (RMSSD), tăng 5.7% (95 % CI 0.9–10.2; p = 0.02) thành phần cao tần và giảm 0.72% (95 % CI 0.40–1.05; p<0.001) chỉ số PWV.

Kết luận: Chỉ số PWV và HRV tăng rõ rệt sau khi áp dụng chính sách cấm hút thuốc tại nơi làm việc, dẫn đến việc giảm thiểu rủi ro về các bệnh tim mạch.

Từ khoá: Hút thuốc thụ động; chính sách không hút thuốc; độ cứng động mạch; độ biến đổi nhịp tim; nhân viên ngành du lịch – khách sạn; 

Giới thiệu:

Một số nghiên cứu về dịch tễ của một số quốc gia cho thấy những ảnh hưởng tích cực của việc cấm hút thuốc trong nhà tới sức khoẻ tim mạch, đặc biệt giảm tỉ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI). Tại bang Indiana, Mỹ, tỉ lệ nhập viện do AMI giảm 50% chủ yếu trong số những người không hút thuốc (theo Seo và Torabi, 2007). Tại Helena, bang Montana, tỉ lệ nhập viện do AMI giảm 40% nhưng đã tăng trở lại mức ban đầu sau khi lệnh cấm hút thuốc bị ngừng áp dụng (theo Sargent và các tác giả khác, 2004), trong khi tỉ lệ này vẫn duy trì ở mức thấp tại hạt Pueblo sau một thời gian dài áp dụng lệnh cấm (theo Bartechi và các tác giả khác, 2006). Những nghiên cứu khác tại các thành phố của châu Âu đưa ra những số liệu ít rõ rệt hơn (theo Goodman và các tác giả khác, 2009). Tại Scotland, tỉ lệ mắc bệnh AMI giảm 17% sau khi áp dụng lệnh cấm, trong khi chỉ ở Anh, nơi không áp dụng việc cấm hút thuốc tại nơi làm việc, tỉ lệ này chỉ giảm 4% (theo Pell và các tác giả khác, 2008). Một phân tích tổng hợp gần đây bao gồm 45 nghiên cứu đã tính toán và chỉ ra một sự giảm đột biến tỉ lệ nhập viện cho các ca huyết khối động mạch vành (RR 0.848; 95 % CI 0.816–0.881) cũng như các ca về tim (RR 0.610; 95 % CI 0.440–0.847) sau khi áp dụng việc cấm hút thuốc (theo Tan và Glantz, 2012). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều thiếu nhóm đối chứng và thông tin về hiện trạng hút thuốc cũng như tiếp xúc với khói thuốc bởi vì các nghiên cứu này đều được thực hiện trên quy mô dân số. Để đánh giá ảnh hưởng của việc cấm hút thuốc tới sức khoẻ cộng đồng, bên cạnh sử dụng số liệu về tỉ lệ mắc bệnh AMI, chúng ta cần sử dụng những số liệu và thước đo khác chính xác và hiệu quả hơn.

Độ biến đổi nhịp tim (HRV) là chỉ số định lượng các hoạt động tự phát của hệ thần kinh và chỉ số HRV thấp sẽ đi kèm với việc tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong liên quan tới vấn đề tim mạch (theo Biệt đội của Cộng đồng khoa tim mạch Châu Âu, 1996). Những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là giới tính, tuổi, hoạt động thể chất, huyết áp và tình trạng hút thuốc (theo Felber Dietrich và các tác giả khác, 2006). Trong một nghiên cứu của Pope và các tác giả khác (2001), phơi nhiễm cấp tính với khói thuốc làm giảm chỉ số HRV. Một phân tích chéo chỉ ra rằng một người tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài (lâu hơn 2 giờ/ngày) có chỉ số cao tần (HF) cao hơn, chỉ số tổng năng lượng (TP) thấp hơn, chỉ số thấp tần (LF) thấp hơn và tỉ lệ LF/HF thấp hơn người không tiếp xúc (theo Felber Dietrich và các tác giả khác, 2007). Đây là những miền tần số quan trọng của HRV nhằm cung cấp cái nhìn rõ hơn về sự thay đổi nhịp tim (theo Bilchick và Berger, 2006). Chen và các tác giả khác (2008) đã chỉ ra rằng chỉ số HRV của chuột giảm trong và sau thời gian tiếp xúc với khói thuốc. Từ trước tới nay chưa có một nghiên cứu dọc nào tập trung vào mối quan hệ giữa chỉ số HRV và việc tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài được thực hiện.

Tốc độ nhịp mạch (PWV) là chỉ số đo lường độ cứng động mạch (theo Vlachopoulos và các tác giả khác, 2010) – đây là thước đo quan trọng đánh giá rủi ro các bệnh tim mạch và bệnh xơ vữa động mạch (theo McEniery và Cockcroft, 2007). Bên cạnh đó, độ cứng động mạch là một công cụ chẩn đoán hiệu quả tỉ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân (theo Vlachopoulos và các tác giả khác 2010, 2012). Theo quan sát, chỉ số PWV của một người tăng lên sau phơi nhiễm cấp tính với khói thuốc (theo Barnoya và Glantz, 2005) và sau khi hút một điếu thuốc (theo Kubozono và các tác giả, 2011). Các nhóm động mạch ví dụ như động mạch chủ hoặc động mạch ở đùi thường được cấu tạo từ các lớp tế bào cơ mềm và những thay đổi cấp tính của độ cứng động mạch có thể phản ánh sự thay đổi nhịp động mạch do sự phân bố dây thân kinh tự động hoặc sự thay đổi chức năng nội mô.

Trong một nghiên cứu khác, người ta phát hiện rằng chỉ số PWV của những người hút thuốc cao hơn những người không hút thuốc, nhưng việc ngừng hút thuốc không làm thay đổi chỉ số này đáng kể (theo Yu-Jie và các tác giả khác, 2013). Một nghiên cứu thống kê định hướng khác phát hiện rằng có một mối quan hệ giữa số lượng điếu thuốc lá hút mỗi ngày và sự thay đổi thường niên của chỉ số PWV (theo Tomiyama và các tác giả khác, 2010). Việc phơi nhiễm với khói thuốc lá trong thời gian dài và ảnh hưởng của nó tới độ cứng động mạch tới giờ vẫn chưa được nghiên cứu.

Tháng 5 năm 2010, thời điểm Thuỵ Sĩ ban hành lệnh cấm hút thuốc nhưng bộ luật quốc gia vẫn cho phép một số trường hợp ngoại lệ được hút thuốc (theo Roosli và Rajkumar, 2013). Trong khi một vài bang cấm hoàn toàn hút thuốc ở tất cả mọi nợi thì ở các bang khác, việc hút thuốc vẫn cho phép tại khu vực riêng hoặc phòng hút thuốc cách ly. Những trường hợp đặc biệt này được chúng tôi sử dụng tương tự như môi trường thí nghiệm trong nghiên cứu của mình. Mục đích của việc này là để liên hệ trực tiếp việc phơi nhiễm với khói thuốc lá của nhân viên ngành DLKS trước và sau khi ban hành lệnh cấm hút thuốc tới chỉ số HRV cùng với xơ cứng động mạch. Chúng tôi so sánh kỹ hơn những thay đổi có thể xảy ra ở nhóm nghiên cứu– những đối tượng bị ảnh hưởng bởi việc ban hành lệnh cấm hút thuốc tại nơi làm việc –  với nhóm đối chứng – những đối tượng không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ thay đổi gì với việc tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc.

Phương pháp

Đối tượng nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu sử dụng điều kiện thực tế để làm thí nghiệm (tạm gọi là môi trường thí nghiệm tương tự) để so sánh nhóm nhân viên không hút thuốc nhưng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong việc tiếp xúc với khói thuốc lá do việc cấm hút thuốc tại nơi làm việc (nhóm nghiên cứu) với nhóm nhân viên không hút thuốc nhưng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này (nhóm đối chứng). Nhóm nghiên cứu gồm những đối tượng đã làm việc ít nhất 1 năm trong môi trường, nơi mà việc hút thuốc được cho phép hoặc hạn chế một phần trước khi lệnh cấm hút thuốc được ban hành (số lượng đối tượng thí nghiệm: n = 55 người). Sau khi ban hành lệnh cấm, nhóm nghiên cứu  không còn tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc nữa. Nhóm đối chứng gồm những đối tượng có tiếp xúc với khói thuốc lá trước và sau khi ban hành lệnh cấm hút thuốc bởi vì những trường hợp ngoại lệ được nêu ở trên (số lượng người: 7) và những đối tượng không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc hoặc ở nhà mà không làm việc trong ngành DLKS (số lượng người: 16). Do gặp một số khó khăn trong việc tuyển nhân viên DLKS không hút thuốc cho thí nghiệm, chúng tôi đã bổ sung thêm một nhóm 14 nhân viên DLKS không hút thuốc ở trạng thái khoẻ mạnh, những người làm việc tại môi trường hoàn toàn không có khói thuốc lá (nhóm bổ sung).

Đối với nhóm thí nghiệm, một đợt kiểm tra sức khoẻ sơ bộ được thực hiện trong vòng 3 tháng trước khi khi lệnh cấm được ban hành. Sau đó, 2 đợt kiểm tra tiếp theo được thực hiện trong vòng 3 tới 6 tháng và 9 tới 12 tháng sau khi lệnh cấm được ban hành. Những đối tượng không tiếp xúc với khói thuốc (bao gồm nhóm bổ sung) sẽ được kiểm tra một lần; còn tất cả các đối tượng còn lại đều được kiểm tra 3 lần. Khoảng thời gian giữa mỗi lần kiểm tra đều là 6 tháng.

Quá trình tuyển chọn

Chúng tôi sử dụng danh mục điện thoại của Thụy Sĩ từ năm 2009 để lên một danh sách các địa điểm tổ chức DLKS ở các bang của thành phố Zurich, Basel và hạt Basel. Mỗi một địa điểm chúng tôi đều gửi thư trước, gọi điện và sau đó 2 tuần thì tới trực tiếp tận nơi.
Bảng câu hỏi sàng lọc được phân phát cho nhân viên hầu bàn nhằm mục đích chọn ra ứng viên phù hợp với các tiêu chí như tuổi từ 18 tới 65, làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian, đã làm ít nhất 1 năm trong ngành DLKS và không hút thuốc trong vòng ít nhất 5 năm trở lại đây. Các nhân viên thoả mãn các điều kiện trên sẽ được mời tới khám sức khoẻ sơ bộ ở 1 trong 2 thành phố chính nơi thực hiện nghiên cứu là Zurich và Basel.
Các nhân viên không thuộc ngành DLKS được tuyển chọn bằng các hình thức quảng cáo trên mạng dành cho những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên, kể cả tại nơi làm việc lẫn bên ngoài.

Khám sức khoẻ.

Khám sức khoẻ bao gồm các bài kiểm tra về tim mạch và hô hấp và một cuộc phỏng vấn dựa trên máy tính. Sau khi bắt đầu việc khám sức khoẻ khoảng 20 phút, điện tâm đồ của đối tượng sẽ bắt đầu được ghi lại trong vòng 10 phút với bộ ghi điện tử (của SEER Light, GE Healthcare, tại Freiburg, Đức) khi đối tượng ở tư thế nằm ngửa. Điện tâm đồ của đối tượng sẽ được lưu lại và sau đó phân tích trên máy tính MARS (của GE Healthcare). Điện tim đồ sẽ tự động được phân bổ bởi phần mềm của GE và được duyệt lại trực tiếp bởi điều tra viên – người này sẽ không biết tình trạng tiếp xúc với khói thuốc của đối tượng nhằm đảm bảo chú thích chính xác nhiễu và nhịp xoang. Chỉ duy nhất nhịp xoang bình thường là được sử dụng để đo chỉ số HRV. Khoảng thời gian giữa R đợt nhịp của các nhịp xoang liên tiếp (khoảng N-N) được xác định và chỉ có nhịp giữa khoảng N-N từ 0,4 tới 2,0 giây và tỉ lệ giữa 0,8 và 1,2 giây được ghi lại trong phân tích của chúng tôi.

Những công thức tính toán miền thời gian [(như độ lệch chuẩn của các khoảng N-N (SDNN); căn bậc hai số trung bình của bình phương hiệu của 2 số liên tiếp (RMSSD)] và miền tần số [năng lượng thấp tần (LF) (từ 0,04-0,15 Hz), cao tần (0,15-0,4 Hz) và tỉ lệ của chúng (LF/HF)] của các giới hạn chỉ số HRV được đánh giá trên vòng không lặp kéo dài 5 phút dữ liệu điện tâm đồ sử dụng kỹ thuật tiêu chuẩn (theo Biệt đội của Cộng đồng khoa tim mạch Châu Âu, 1996). Chỉ có vòng không lặp 5 phút với tỉ lệ của những khoảng N-N/R-R được ghi lại trong phân tích của chúng tôi.

Tiếp theo, chỉ số PWV và huyết áp được đo bởi thiết bị VaSera VS-1500N (của công ty Fukuda Denshi Co., Tokyo, Japan). Những đối tượng thí nghiệm được đặt ở tư thế nằm ngửa và nghỉ ít nhất 10 phút trước khi bắt đầu. Nếu trong 2 lần đo đầu tiên đều đo được chỉ số > 0.5m/s, lần đo thứ 3 mới cần được thực hiện. Đối với việc phân tích, sẽ sử dụng trung bình cộng của 2 lần đo tương tự nữa. 

Đo lường việc tiếp xúc/phơi nhiễm

Khói thuốc lá thụ động (SHS) được lấy bằng mẫu thẻ (mẫu làm như tấm thẻ nên gọi là mẫu thẻ); mẫu thẻ này làm bằng sợi thuỷ tinh do công ty MONIC mới phát minh ra. Lượng nicotin trong mẫu thẻ này sau đó được phân tích bởi khí sắc ký và được sử dụng để tính toán số lượng điếu thuốc lá tương đương với việc hút trực tiếp (CEs) mỗi ngày, giả định rằng lượng nicotin 0,2mg/điếu thuốc và tốc độ thông khí trung bình 10 l/phút (Huỳnh và các tác giả khác, 2008; Durham và các tác giả khác, 2011).

Tại các địa điểm DLKS đồng ý tham gia thí nghiệm, ít nhất 1 mẫu thẻ MONIC được đặt trong 1 tuần và thường được đặt tại quầy bar, nơi mà nhân viên hầu bàn dành phần lớn thời gian làm việc tại đó. Đối với mỗi nhân viên DLKS, chúng tôi tính chỉ số phơi nhiễm tại nơi làm việc trung bình theo thời gian (theo Rajkumar và các tác giả khác, 2013) bằng cách nhân trung bình của độ tập trung tại nơi làm việc với khối lượng công việc (theo tỉ lệ phần trăm) và nhân với 0,6- hằng số tính thời gian xuất hiện tại nơi làm việc bao gồm cả nghỉ lễ; có tính đến một thực tế là mức độ nicotin giảm khi địa điểm DLKS không tham dự thí nghiệm nữa (theo Rajkumar và các tác giả khác, 2013). Đối với nhân viên không trong ngành DLKS, lượng khói thuốc tiếp xúc trung bình được ghi lại bằng việc hằng ngày các nhân viên này đeo thẻ đo nicotin trong khi làm việc cũng như bên ngoài.

Phân tích số liệu thống kê

Những phân tích dọc được thực hiện theo 2 phương pháp số liệu thống kê. Phương pháp 1, đối với nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng, những biến số phơi nhiễm trước và sau lệnh cấm được xác định bằng việc định rõ dữ liệu ban đầu trước khi cấm và dữ liệu của 2 lần kiểm tra sức khoẻ sau khi cấm của cả 2 nhóm đối tượng, mặc dù nhóm đối chứng không có bất cứ lệnh cấm nào. Để tăng độ nhạy của số liệu trong nghiên cứu, chúng tôi không phân biệt giữa hai lần khám sức khoẻ sau mà tính toán kết quả chung. Đối với kết quả chuyển dạng dữ liệu, sử dụng mô hình ảnh hưởng hỗn hợp tuyến tính với một hệ số chặn ngẫu nhiên là phù hợp. Những phân tích chỉ số HRV được hiệu chỉnh theo tuổi, giới tính, BMI và mùa khí hậu, còn chỉ số PWV thì được hiệu chỉnh theo thời điểm trong ngày và huyết áp tâm thu – những biến số thay đổi liên tục. Huyết áp tâm thu được hiệu chỉnh theo tuổi, giới tính, chỉ số BMI, mùa khí hậu và tình trạng bệnh suyễn. trước tiên, chúng tôi tính toán các giá trị thô và giá trị thay đổi của kết quả sức khoẻ trước và sau khi cấm của cả 2 nhóm. Sau đó, các biến số điều chỉnh của độ phơi nhiễm được tính toán bằng mô hình chặn ngẫu nhiên sử dụng ước lượng độ phơi nhiễm khói thuốc lá nơi làm việc tại thời điểm kiểm tra sức khoẻ như là biến số biện minh; biến số này sử dụng số liệu từ tất cả đối tượng tham gia trong nghiên cứu, bao gồm cả nhóm bổ sung.

Dữ liệu được phân tích bằng Stata 10.1 (của StataCorp LP, College Station, TX).

Kết quả

Độ phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 92 người tham gia, 55 người trong nhóm thí nghiệm, 23 người trong nhóm đối chứng và 14 người trong nhóm bổ sung. Các nhóm này không khác nhau về các yếu tố xã hội, nhân khẩu học, tình trạng sức khoẻ ngoại trừ tuổi tác, tình trạng hen suyễn và các hoạt động thể lực (bảng 1). Trong mẫu thí nghiệm của chúng tôi không có trường hợp tiểu đường nào. Độ phơi nhiễm trung bình của nhóm nghiên cứu thời điểm ban đầu là 2,56 (95% CI 1,70 – 3,44) điếu thuốc mỗi ngày (CE/ngày) và thời điểm sau khi ban hành lệnh cấm là 0.16 (95% CI 0,13 – 0,20) CE/ngày, giảm 2.4 CE/ngày (theo bảng 1). Đối với nhóm đối chứng, thời điểm ban đầu là 2,07 (95% CI 0,96-3,18) và thời điểm sau là 1,59 (95 % CI 0,67–2,50) CE/ngày.

Độ biến đổi nhịp tim

Theo phân tích độ biến đổi nhịp tim, 2 đối tượng trong nhóm nghiên cứu và 5 đối tượng trong nhóm đối chứng bị loại do thiếu dữ liệu (số lượng 1) hoặc không đáp ứng được chất lượng (số lượng 6). Tại thời điểm ban đầu, tham số HRV không quá khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng (bảng 2). Thời điểm sau khi ban hành lệnh cấm hút thuốc, các chỉ số SDNN, RMSSD, HF, LF/HF và Tổng năng lượng khác biệt rõ ràng giữa 2 nhóm (sơ đồ 1). Tất cả các chỉ số này đều tăng đối với nhóm nghiên cứu nhưng lại giảm đối với nhóm đối chứng, ngoại trừ tỉ lệ LF/HF, dẫn đến sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng sau khi lệnh cấm hút thuốc được áp dụng. Mô hình phản ứng – phơi nhiễm (bảng 3) cho thấy RMSSD tăng rõ rệt 2,3% (95 % CI 0,2–4,4; p = 0,031) và HF tăng đáng kể 5,7 % (95 % CI 0,9–10,2; p = 0,02) cho mỗi lần giảm 1 CE/ngày. Tham số SDNN và Tổng năng lượng tăng lần lượt 1,8 % (95 % CI -0,1 to 3,8; p = 0,069) và 4,1 % (95 % CI 0,0–8,0; p = 0,051) trong khi tỉ lệ LF/HF giảm rõ rệt 5,7 % (95 % CI -9,1 to -2,4); p = 0,001) cho mỗi lần giảm 1 CE/ngày, Tham số LF không thay đổi rõ rệt. Để so sánh, những thay đổi độc lập về tuổi ở tham số HRV thu được từ mô hình tương tự được thể hiện ở bảng 3.

Tốc độ nhịp mạch

Đối với việc phân tích độ cứng động mạch, 2 người tham gia bị thiếu dữ liệu và gặp vấn đề kỹ thuật, dẫn tới việc loại bỏ đi tổng cộng 5 kết quả (nhóm nghiên cứu 4, nhóm đối chứng 1). Bảng 2 đưa ra giá trị thô và giá trị thay đổi của chỉ số PWV của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng. Sơ đồ 2 thể hiện những biến đổi của giá trị thay đổi của nhóm nghiên cứu so với nhóm đối chứng. Chỉ số PWV giữa 2 nhóm không khác biệt rõ rệt lắm mặc dù nhóm đối chứng luôn giữ mức giảm đều trong suốt 1 năm, Hiện tượng này không giống ở nhóm đối chứng. Huyết áp tâm thu giảm ở nhóm nghiên cứu nhưng lại tăng ở nhóm đối chứng.

Theo mô hình phơi nhiễm – phản ứng (bảng 3), chỉ số PWV giảm 0,72% (95 % CI 0,40–1,05; p,001) cho mỗi lần giảm 1 CE/ngày, trong khi huyết áp tâm thu không có giảm rõ rệt.

Thảo luận

Áp dụng việc cấm hút thuốc đã giúp cải thiện đáng kể các tham số HRV của nhân viên ngành DLKS trong vòng 12 tháng. Chỉ số HRV tăng và chỉ số PWV giảm khá rõ rệt đối với nhóm thí nghiệm, trong khi nhóm đối chứng không có thay đổi nào rõ ràng về tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Nghiên cứu này đã chỉ ra một số lỗ hổng mà báo cáo của Viện Y học Hoa Kỳ năm 2010 về việc phơi nhiễm với khói thuốc lá và ảnh hưởng của khói thuốc tới tình trạng tim mạch đã phát hiện ra (báo cáo: Secondhand Smoke Exposure and Cardiovascular Effects: Making Sense of the Evidence, 2010). Nghiên cứu này trực tiếp kiểm nghiệm mối quan hệ giữa việc tiếp xúc và phản ứng đối với khói thuốc lá tới chỉ số HRV và độ cứng động mạch và giải thích cho các yếu tố gây nhiễu tiềm năng, bao gồm những rủi ro khác liên quan tới bệnh tim mạch. Nghiên cứu cũng so sánh những thay đổi có thể xảy ra giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng khi mà môi trường của các nhóm này có sự thay đổi về việc phơi nhiễm với khói thuốc lá khác nhau.

So sánh với các kết quả nghiên cứu khác

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ số HRV chỉ tương đồng với nghiên cứu về ảnh hưởng dài hạn của việc tiếp xúc với khói thuốc lá tới chỉ số HRV đối với những đối tượng khi tiếp xúc với khói thuốc trên 2 giờ/ngày. Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng những đối tượng trên có chỉ số SDNN, Tổng năng lượng và HF thấp hơn so với các đối tượng không tiếp xúc với khói thuốc (theo Felber Dietrich và các tác giả khác, 2007). Kết quả phát hiện của chúng tôi cũng được xác nhận bởi các nghiên cứu về ảnh hưởng cấp tính của khói thuốc lá tới chỉ số HRV và đều chỉ ra được sự giảm của chỉ số SDNN khi các đối tượng tiếp xúc với khói thuốc (theo Pope và các tác giả khác, 2001) hoặc ngay sau khi tiếp xúc với khói thuốc (theo Zhang và các tác giả khác, 2013; theo Wilson và các tác giả khác, năm 2010). Ảnh hưởng của việc trực tiếp hút thuốc tới chỉ số HRV đã được nghiên cứu một cách rộng rãi. Trong khi có một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số HRV giảm ở những người nghiện thuốc lá nặng (theo Barutcu và các tác giả, 2005; theo Levin và các tác giả, 1992; theo Hayano và các tác giả, 1990), các nghiên cứu khác không xác nhận việc này (theo Kageyama và các tác giả, 1997; theo Murata và các tác giả, 1992). Một nghiên cứu điều tra về ảnh hưởng của việc ngừng hút thuốc tới chỉ số HRV cho thấy chỉ số này tăng đột biến sau 1 ngày ngừng hút thuốc nhưng lại giảm dần đều sau 1 tháng ngừng hút thuốc (theo Yotsukura và các tác giả, 1998). Kết quả này cũng tương đồng với một nghiên cứu khác về những người thường xuyên hút thuốc (theo Minami và các tác giả, 1999).


Giá trị được sử dụng là giá trị trung bình cộng tại thời điểm ban đầu (trừ một vài trường hợp đã có chú thích)
+ Sử dụng bài kiểm tra của Kruskal–Wallis đối với số liệu; sử dụng phương pháp Ki bình phương cho các tỉ lệ
a  Định nghĩa: dương nếu Huyết áp tâm thu >90mmHg hoặc huyết áp tâm trương >140mmHg
b  Định nghĩa: có điều trị các bệnh tim, động mạch vành trong vòng 7 ngày trước đó.
c  Có phản ứng với ít nhất 1 bài thử nghiệm lẩy da     
d  Định nghĩa: trả lời có khi hỏi: Bạn có toát mồ hôi ít nhất 1 lần/tuần khi tập thể dục không?
 Giải thích kết quả

Không có khác biệt rõ rệt về các tham số HRV giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng ở thời điểm ban đầu. Chỉ số SDNN, phản ánh thay đổi tổng quan của chỉ số HRV, tăng 1.8% trên mỗi lần giảm 1 CE/ngày. Theo mô hình tiếp xúc – phản ứng tương tự, con số này lớn hơn việc giảm 1,5% hằng năm của SDNN. Áp dụng cách giảm việc tiếp xúc với khói thuốc lá trung bình 2,4CE/ngày mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này, hiệu quả có thể làm trì hoãn tới 3 năm việc giảm chỉ số HRV. Các chỉ số RMSSD và HF, có khả năng thể hiện các hoạt động đối giao cảm, đều tăng rõ rệt. Những thay đổi này củng cố thêm cho những bằng chứng được công bố trước đây về việc hút thuốc lá thụ động làm tăng xung động giao cảm và biến điệu đối giao cảm cũng như làm tăng các tham số HRV (theo Dinas và các tác giả khác, 2013).

Tại thời điểm ban đầu, nhóm nghiên cứu có chỉ số PWV cao hơn so với nhóm đối chứng. Trong quá trình nghiên cứu, khác biệt giữa 2 nhóm nhỏ lại dần mặc dù lệnh cấm chưa hoàn toàn triệt để. Trong mô hình tiếp xúc – phản ứng, chỉ số PWV giảm rõ rệt 0,72% trên mỗi lần giảm 1 CE/ngày, điều này tương đương với kết quả của lệnh cấm hút thuốc sau 2,5 năm. Kết quả không đồng nhất giữa mô hình mối quan hệ tiếp xúc – phản ứng và mô hình so sánh trước – sau khi lệnh cấm thể hiện rằng chỉ số PWV có mối liên quan chặt chẽ với việc tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc  nhưng thay đổi trong vòng 1 năm là khá nhỏ và khó nhận biết. Mối quan hệ này phù hợp hơn với những kết quả dài hạn hơn của việc tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc với giả thiết rằng mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá tại thời điểm ban đầu có thể đại diện cho mức độ tiếp xúc dài hạn.

Ưu điểm và hạn chế

Với kiến thức và khả năng của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện để đo lường ảnh hưởng của việc cấm hút thuốc tới các kết quả cận lâm sàng liên quan đến các hoạt động sinh lý học tim mạch. Một ưu điểm lớn trong nghiên cứu này là sử dụng điều kiện thực tế để tiến hành thí nghiệm nhằm so sánh ảnh hưởng của lệnh cấm hút thuốc lên 2 nhóm đối tượng nhân viên. Một ưu điểm khác đó là dữ liệu về độ tiếp xúc với khói thuốc lá được thu thập đồng thời với số liệu về sức khoẻ của các đối tượng. Nghiên cứu tiền cứu (prospective study) tránh được rủi ro của việc sai lệch hồi tưởng có thể xảy ra và mô hình tuyến tính tổng hợp cho phép việc trùng lặp ở mỗi đối tượng. Sử dụng mẫu thẻ  MONIC, mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá được xác định trực tiếp bằng cách đo lượng nicotin thay vì sử dụng các phương pháp khác, ví dụ đo hạt son khí.

Mặc dù việc phân loại nhầm mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá không thể loại trừ, đặc biệt đối với các trường hợp trong nhóm đối chứng không được trang bị mẫu thẻ nicotin tại nơi làm việc, sự thống nhất của kết quả giữa mô hình so sánh trước-sau khi lệnh cấm và mô hình mối quan hệ mức độ tiếp xúc – phản ứng thể hiện rằng việc phân loại nhầm ít có khả năng làm kết quả của chúng tôi thiếu chính xác. Bởi vì khối lượng thí nghiệm còn giới hạn, chúng tôi không thể phân biệt kết quả giữa 2 lần kiểm tra sức khoẻ sau này trong bài phân tích, nhưng việc này cũng không gây ra sai lệch nào. Việc tuyển chọn đối tượng thí nghiệm thoả mãn điều kiện của chúng tôi diễn ra cũng rất khó khăn bởi vì các ông chủ nhà hàng đều lo lắng việc thất thoát doanh thu do việc cấm hút thuốc, một mối quan tâm không hẳn có cơ sở (theo Schulz và các tác giả khác, 2012). Nhóm tiếp xúc với khói thuốc thì đa phần trẻ hơn, năng động hơn trong các hoạt động thể chất và có nhiều trường hợp bị hen suyễn hơn. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả của nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này cũng rất khó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nghiên cứu khi chúng tôi cũng đã cân nhắc những yếu tố này trong mô hình mối quan hệ mức độ tiếp xúc – phản ứng. Mô hình so sánh trước – sau khi cấm chủ yếu so sánh tình trạng ở mỗi cá nhân đối tượng, do vậy sự khác biệt giữa nhóm trở nên ít liên quan tới kết quả hơn.

+ Đồng tham số chỉnh sửa giá trị p đối với chênh lệch ban đầu dựa theo mô hình tuyến tính tổng hợp
+ Đồng tham số chỉnh sửa giá trị p đối với kết quả của nhóm nghiên cứu được dựa trên hàm tương tác với mô hình tuyến tính tổng hợp
a   Chỉnh sửa theo tuổi, giới tính, chỉ số BMI và mùa khí hậu
b   Chỉnh sửa theo tuổi, giới tính, chỉ số BMI, huyết áp tâm thu, nhịp ngày đêm Circadian và mùa khí hậu
c   Chỉnh sửa theo tuổi, giới tính, chỉ số BMI, mùa khí hậu và tình trạng hen suyễn

Sơ đồ 1. Các đồng tham số chỉnh sửa của độ biến đổi nhịp tim tại thời điểm ban đầu và thời điểm sau đó, Thuỵ Sĩ 2010/2011. Các giá trị p thể hiện sự thay đổi của nhóm nghiên cứu so với nhóm đối chứng. Độ sai lệch chuẩn của các khoảng N-N, RMSSD – căn bậc hai số trung bình của bình phương hiệu 2 số liên tiếp

*intervention group: nhóm thí nghiệm
control group: nhóm đối chứng
pre ban: trước thời điểm cấm hút thuốc
post ban: sau thời điểm cấm hút thuốc

Sơ đồ 2. Đồng tham số chỉnh sửa của tốc độ nhịp mạch và huyết áp tâm thu tại thời điểm ban đầu và thời điểm sau, Thuỵ Sĩ, 2010/2011. Các giá trị p thể hiện sự thay đổi của nhóm nghiên cứuso với nhóm đối chứng.

*intervention group: nhóm thí nghiệm

control group: nhóm đối chứng

pre ban: trước thời điểm cấm hút thuốc

post ban: sau thời điểm cấm hút thuốc

Pulse Wave Velocity: Tốc độ nhịp mạch

systolic blood pressure:  huyết áp tâm thu

Kết luận

Nghiên cứu này cho thấy việc cấm hút thuốc tại nơi làm việc làm giảm rõ rệt các rủi ro về bệnh tim mạch của nhân viên không hút thuốc ngành DLKS và nhấn mạnh sự cấp thiết của việc chính quyền trên toàn thế giới cần áp dụng các chính sách toàn diện nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Lời cảm ơn: Tác giả muốn gửi lời cảm ơn tới Vicki Schweigler, Rebecca Patuto, Ce´line Bu¨rgi, Melisa Calabrese and Alexander Wieg vì sự đóng góp của họ trong việc thu thập dữ liệu. Công trình này được hộ trợ bởi Quỹ chống Thuốc lá Thuỵ Sĩ (mã số: 09.002032). Giáo sư Wellenius được đầu tư bởi Viện Nghiên cứu Khoa học Sức khoẻ Môi trường Quốc gia (NIEHS), NIH.

Xung đột lợi ích: Tác giả tuyên bố không có bất kỳ xung đột lợi ích với bên nào.

Tuyên bố đạo đức: Xác nhận đạo đức được thông qua bởi EKBB (Uỷ ban Đạo đức của cả 2 bang của Basel) và tất cả những người tham gia đều đồng ý ký vào bản cam kết trước mỗi lần kiểm tra sức khoẻ (Tham khảo số EK 317/09). sánh tình trạng ở mỗi cá nhân đối tượng, do vậy sự khác biệt giữa nhóm trở nên ít liên quan tới kết quả hơn.

Tác giả: Huỳnh Công Khanh


(Nguồn tin: Nilp.vn)