Bệnh ung thư ở lính cứu hỏa có thể liên quan đến nghề nghiệp
Hầu hết chúng ta đều lờ mờ nhận thức về độc tố có trong mỗi gia đình. Có lẽ, chúng ta cũng không để trẻ sơ sinh nhai nhựa hoặc đốt xốp trong lò sưởi. Hãy tưởng tượng việc phải lao vào tòa nhà đầy khói độc, xúc các mảnh vỡ bị đốt cháy để tránh hỏa hoạn nhen lên và sàng lọc tro độc hại nhằm xác định nguyên nhân của đám cháy chứa đầy nguy hiểm. Nhân viên cứu hỏa phải làm tất cả những điều đó, đồng thời họ cũng nhận thức rõ tỷ lệ mắc ung thư của người trong nghề đang ngày một gia tăng.
Tỷ lệ lính cứu hỏa mắc ung thư hiếm vì khói bụi độc hại đang ngày một gia tăng
Tháng Mười năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ Viện Quốc Gia về An Toàn Lao Động và Sức Khỏe (NIOSH) công bố kết quả sơ bộ từ một nghiên cứu lớn chưa từng có về bệnh ung thư ở lính cứu hỏa. Họ cũng không ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng nhân viên cứu hỏa nhiều khả năng mắc hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và ung thư hơn so với những người khác.
“Tất cả là do các sản phẩm làm từ nhựa”, Mark Johnston, chủ tịch tổ chức lính cứu hoả địa phương 452 tại Vancouver, Washington cho biết. “50 hoặc 60 năm trước, khi một ngôi nhà bị cháy, vật liệu hoàn toàn là gỗ và nguyên liệu tự nhiên, còn hiện nay lại đều làm từ nhựa. Hãy xem căn nhà của bạn: quần áo, thảm thậm chí những đồ trang trí cũng đều được làm từ nguyên liệu tổng hợp.”
Vì vậy, khi nhà bị đốt cháy sẽ giải phóng ra bồ hóng, sương và khói chứa các hóa chất như benzen, methylene chloride, perchloroethylene, toluene, trichloroethylene, trichlorophenol và formaldehyde; các kim loại chì và cadmium; cũng như nhiều khoáng chất như amiăng và tinh thể silic. Tất cả đều là chất gây ung thư cho con người.
Mặc dù quần áo bảo hộ của nhân viên cứu hỏa và thiết bị hô hấp khá tốt, nhưng họ vẫn tiếp xúc với ngọn lửa độc hại sau khi ra ngoài, đặc biệt khi cởi bỏ bộ máy hô hấp.Johnston cho biết, “Trong ngôi nhà bị bốc cháy, tất cả các loại khí độc hại ở dạng tĩnh sẽ được cung cấp nhiên liệu”. “Khi bắt đầu làm việc vào năm 1983, chúng tôi chưa dùng dụng cụ khí thở cũng không hề biết về các nghiên cứu khoa học cho vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện nay cho thấy rất nhiều chất độc hại trong quá trình đốt cháy sẽ hấp thụ qua da bạn.”
Lính cứu hỏa có thể ngửi thấy mùi khói lẫn trong tóc và da của họ sau vụ cháy. Hóa chất sẽ ngấm vào da qua lỗ chân lông. Đồng thời những hóa chất gây ung thư đã tăng đến gấp đôi so với tỷ lệ chung và tùy thuộc vào loại bệnh ung thư.
NIOSH đã tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm sau khi Đại học Cincinnati làm một phân tích toàn diện gồm 32 nghiên cứu về nguy cơ ung thư ở lính cứu hỏa. Nghiên cứu cho thấy, lính cứu hỏa mắc ung thư cao ở tinh hoàn, tuyến tiền liệt, da, tủy xương, não, trực tràng, dạ dày và ung thư đại tràng, ung thư hạch không Hodgkin.
Lính cứu hỏa dễ mắc ung thư vì khói độc hại
Johnston còn có bằng chứng cho thấy lính cứu hỏa mắc bệnh ung thư hiếm gặp như ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư tinh hoàn và “ung thư phổi đối với những người chưa bao giờ hút thuốc lá.”
Nếu công việc của nhân viên cứu hỏa là bảo vệ người dân, thì công đoàn phải có trách nhiệm bảo vệ lính cứu hỏa. Hiệp Hội Quốc Tế của Lính Cứu Hoả (IAFF), cơ quan đầu não địa phương 452 thúc đẩy pháp luật cấp quốc gia trên khắp cả nước và cải thiện thực hành an toàn trong cứu hỏa địa phương.
Ở cấp độ lập pháp nhà nước, cơ quan IAFF muốn được bồi thường lao động thì phải chứng minh được ung thư do công việc, vì vậy lính cứu hỏa có thể nhận được lợi ích khi họ có chẩn đoán phù hợp với yêu cầu. Tại Washington, khi một lính cứu hỏa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não, khối u ác tính, ung thư máu, ung thư hạch không Hodgkin, ung thư bàng quang, ung thư niệu quản hoặc ung thư thận.
IAFF cũng xem xét các trường hợp tử vong do ung thư khi làm nhiệm vụ. Địa phương 452 tiếp tục tôn vinh hai thành viên theo cách đó. Roger Duke chết vì bệnh ung thư não trong năm 2009, và Carl Murray chết vì ung thư phổi vào năm 2013. Ngoài ra, IAFF cũng kêu gọi các phòng ban cần khử trùng thiết bị bảo vệ (được gọi là “turnouts” theo cách nói của lính cứu hỏa) sau mỗi vụ cháy.
(Nguồn tin: )