Đánh giá gánh nặng công việc nâng nhấc bằng tay theo phương trình nâng nhấc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:48(GMT +7)

Đau thắt lưng và chấn thương do hoạt động nâng nhấc bằng tay là một trong những vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mà y tế dự phòng phải đối mặt. Mặc dù đã có những nỗ lực kiểm soát, bao gồm các chương trình hướng đến người lao động và việc làm, song chấn thương lưng liên quan đến công việc vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể về thiệt hại đến con người và kinh tế. Viện An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ đã phát triển phương trình nâng nhấc nhằm kiểm soát vấn đề này.

I. MỞ ĐẦU

Gánh nặng lao động thể lực là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong đánh giá điều kiện lao động. Gánh nặng lao động thể lực không chỉ là năng lượng cần thiết, mà còn chịu ảnh hưởng một số yếu tố khác. Những tổn thương do gắng sức kết hợp với lao động thủ công như trọng lượng quá giới hạn, cầm dụng cụ không phù hợp, tạo thành những vấn đề sức khỏe trong các cơ sở sản xuất. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ, phổ biến và dễ nhận thấy nhất là đau thắt lưng, gây đau đớn cho người lao động và những tổn thất về mặt tài chính.

Năm 1985, Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp quốc gia Mỹ đã tập hợp một Ủy ban đặc biệt bao gồm các chuyên gia để xem xét về vấn đề nâng nhấc, bao gồm cả tài liệu “Hướng dẫn công việc nâng nhấc” xuất bản năm 1981. Dự án này đã xuất bản ba tài liệu- một tài liệu cung cấp thông tin để sửa lại phương trình nâng nhấc, một tài liệu sửa lại phương trình của NIOSH để thiết kế và đánh giá công việc nâng nhấc thủ công và tài liệu áp dụng phương trình nâng nhấc của NIOSH [4,5]. Phương trình nâng nhấc năm 1981 được sửa lại và mở rộng năm 1991 để áp dụng được đối với nhiều công việc nâng nhấc hơn.

Tại Việt Nam, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã nghiên cứu tác động của nâng nhấc vật nặng đến cơ lưng và cột sống của người lao động thấy rằng nâng nhấc vật nặng có tác động xấu tới các cơ lưng và cột sống thắt lưng nhất là khi trọng lượng nâng nhấc lớn, tư thế nâng nhấc không đúng quy tắc nâng nhấc an toàn [1].

Để đánh giá nguy cơ đau thắt lưng đối với công việc nâng nhấc bằng tay đề tài đã ứng dụng phương trình nâng nhấc đối với một số công việc tại cơ sở sản xuất cơ khí.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Đối tượng

Qua khảo sát các công việc tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ thấy rằng công việc cuốn lô, uốn mép, bấm lỗ là những công việc điển hình về gánh nặng thể lực và công việc này đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng phương trình của NIOSH để đánh giá mức độ an toàn của công việc. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn những công việc này để đánh giá.

2.2. Phương pháp

Đánh giá gánh nặng lao động thể lực bằng phương trình nâng nhấc của Viện an toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH).

Sử dụng chỉ số nâng nhấc LI để đánh giá công việc nâng nhấc.

LI được xác định bởi phương trình sau:

LI=Trọng lượng vật/giới hạn trọng lượng đề xuất=L/RWL

     L (Actual Weight): là trọng lượng của vật phải nâng, đo bằng pound hoặc kilogam bao gồm cả bao bì.

     RWL (Recommended Weight Limit): là kết quả của phương trình nâng nhấc của Viện Sức khoẻ lao động an toàn quốc gia Mỹ (NIOSH).

RWL được xác định bởi phương trình sau:

RWL=LC x HM x VM x DM x AM x FM x CM

   Đánh giá

– Nếu LI ≤ 1 : Công việc chấp nhận được

– Nếu LI >1: Công việc cần được cải thiện

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Công việc cuốn lô thủ công

Người công nhân nâng tấm tôn nặng 15 kg ở dưới đất, đặt lên máy cuốn lô cao 84 cm để cuốn thành ống hình trụ. Mỗi ngày làm việc dưới 2 tiếng.

Hình 1. Công việc cuốn lô

* Điểm nâng vật

                     Bảng 1. Các thông số tại điểm nâng vật-công việc cuốn lô

Các thông số

Số liệu đo được

Hệ số

H: Khoảng cách từ tay đến điểm giữa hai mắt cá chân (cm)

38,1

0,67

V: Khoảng cách từ tay đến sàn (cm)

0

0,78

 D: Khoảng cách dịch chuyển theo phương đứng (cm)

83,8

0,87

A: Góc xoay (độ)

0

1,00

F: Tần số nâng nhấc (số lần nâng/phút)

0,2

0,95

Thời gian nâng nhấc (giờ)

<=2

C: phân loại chất lượng tay cầm vật (tốt, khá và xấu)

Xấu

0,90

W: Trọng lượng vật nâng (kg)

15

–  Tại điểm nâng vật- mặt đất: Với các chỉ số đo được ứng dụng phương trình nâng nhấc tính được trọng lượng khuyến nghị là 9 kg và chỉ số nâng nhấc là 1,66. Như vậy chỉ số nâng nhấc tại điểm nâng vật > 1, do vậy cần có sự điều chỉnh để chỉ số nâng nhấc < 1.

*  Điểm cuối

                    Bảng 2. Các thông số tại điểm cuối-công việc cuốn lô

Các thông số

Số liệu đo được

Hệ số

H: Khoảng cách từ tay đến điểm giữa hai mắt cá chân (cm)

38,1

0,67

V: Khoảng cách từ tay đến sàn (cm)

83,8

0,98

 D: Khoảng cách dịch chuyển theo phương đứng (cm)

83,8

0,87

A: Góc xoay (độ)

0

1,00

F: Tần số nâng nhấc (số lần nâng/phút)

0,2

0,95

Thời gian nâng nhấc (giờ)

<=2

C: phân loại chất lượng tay cầm vật (tốt, khá và xấu)

Xấu

0,90

W: Trọng lượng vật nâng (kg)

15

– Tại điểm cuối- trục máy cuốn lô: Với các thông số đo được, ứng dụng phương trình nâng nhấc tính được trọng lượng khuyến nghị là 11,3 kg với chỉ số nâng nhấc là 1,32, như vậy tại điểm cuối cũng cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để chỉ số nâng nhấc <1.

3.2. Công việc uốn mép

Người công nhân lấy tấm tôn mang tới máy uốn mép, tại đây quá trình uốn mép tôn được thực hiện, thời gian tính từ lúc lấy tấm tôn và uốn mép xong mất khoảng 1 phút. Mỗi ngày làm việc dưới 8 tiếng.

Hình 2. Công việc uốn mép

* Điểm nâng vật

                  Bảng 3. Các thông số tại điểm nâng vật-công việc uốn mép

Các thông số

Số liệu đo được

Hệ số

H: Khoảng cách từ tay đến điểm giữa hai mắt cá chân (cm)

47,5

0,53

V: Khoảng cách từ tay đến sàn (cm)

11,5

0,81

 D: Khoảng cách dịch chuyển theo phương đứng (cm)

93,5

0,87

A: Góc xoay (độ)

135

0,57

F: Tần số nâng nhấc (số lần nâng/phút)

1

0,57

Thời gian nâng nhấc (giờ)

<= 8

C: phân loại chất lượng tay cầm vật (tốt, khá và xấu)

Xấu

0,90

W: Trọng lượng vật nâng (kg)

12,5

–  Tại điểm nâng vật- mặt đất: Với các chỉ số đo được ứng dụng phương trình nâng nhấc tính được trọng lượng khuyến nghị là 3,32 kg và chỉ số nâng nhấc là 3,79. Như vậy chỉ số nâng nhấc tại điểm nâng vật > 1, do vậy cần có sự điều chỉnh để chỉ số nâng nhấc < 1.

* Điểm cuối

                   Bảng 4 . Các thông số tại điểm cuối-công việc uốn mép

Các thông số

Số liệu đo được

Hệ số

H: Khoảng cách từ tay đến điểm giữa hai mắt cá chân (cm)

42,5

0,60

V: Khoảng cách từ tay đến sàn (cm)

105

0,92

 D: Khoảng cách dịch chuyển theo phương đứng (cm)

93,5

0,87

A: Góc xoay (độ)

0

1

F: Tần số nâng nhấc (số lần nâng/phút)

1

0,75

Thời gian nâng nhấc (giờ)

<=8

C: phân loại chất lượng tay cầm vật (tốt, khá và xấu)

Xấu

0,90

W: Trọng lượng vật nâng (kg)

12,5

– Tại điểm cuối-trên máy uốn mép: Với các thông số đo được, ứng dụng phương trình nâng nhấc tính được trọng lượng khuyến nghị là 7,5 kg với chỉ số nâng nhấc là 1,68, như vậy tại điểm cuối cũng cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để chỉ số nâng nhấc <1.

3.3. Công việc bấm lỗ

Người công nhân mang tấm tôn tới máy bấm, đặt lên trên máy, di chuyển tấm tôn máy đục lỗ tại các vị trí cần thiết. Chu kỳ công việc khoảng 1 phút, mỗi ngày làm việc dưới 8 tiếng.

Hình 3. Công việc bấm lỗ

* Điểm nâng vật

                     Bảng 5. Các thông số tại điểm nâng vật-công việc bấm lỗ

Các thông số

Số liệu đo được

Hệ số

H: Khoảng cách từ tay đến điểm giữa hai mắt cá chân (cm)

43,8

0,53

V: Khoảng cách từ tay đến sàn (cm)

17,9

0,84

 D: Khoảng cách dịch chuyển theo phương đứng (cm)

107,1

0,86

A: Góc xoay (độ)

90

0,71

F: Tần số nâng nhấc (số lần nâng/phút)

1

0,75

Thời gian nâng nhấc (giờ)

<= 8

C: phân loại chất lượng tay cầm vật (tốt, khá và xấu)

Xấu

0,90

W: Trọng lượng vật nâng (kg)

8,5

–  Tại điểm nâng vật- mặt đất: Với các chỉ số đo được ứng dụng phương trình nâng nhấc tính được trọng lượng khuyến nghị là 4,25 kg và chỉ số nâng nhấc là 2,02. Như vậy chỉ số nâng nhấc tại điểm nâng vật > 1, do vậy cần có sự điều chỉnh để chỉ số nâng nhấc <1.

* Điểm cuối

                    Bảng 6. Các thông số tại điểm cuối-công việc bấm lỗ

Các thông số

Số liệu đo được

Hệ số

H: Khoảng cách từ tay đến điểm giữa hai mắt cá chân (cm)

38,7

0,58

V: Khoảng cách từ tay đến sàn (cm)

125

0,86

 D: Khoảng cách dịch chuyển theo phương đứng (cm)

107,1

0,86

A: Góc xoay (độ)

90

1,00

F: Tần số nâng nhấc (số lần nâng/phút)

1

0,75

Thời gian nâng nhấc (giờ)

<= 8

C: phân loại chất lượng tay cầm vật (tốt, khá và xấu)

Xấu

0,90

W: Trọng lượng vật nâng (kg)

8,5

– Tại điểm cuối-trên máy uốn mép: Với các thông số đo được, ứng dụng phương trình nâng nhấc tính được trọng lượng khuyến nghị là 6,67 kg với chỉ số nâng nhấc là 1,28, như vậy tại điểm cuối cũng cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để chỉ số nâng nhấc <1.

Như vậy, cả ba công việc đều có chỉ số nâng nhấc ở mức nguy cơ cần phải có giải pháp cải thiện.

Công việc thủ công chiếm số lượng lớn trong các ngành công nghiệp, đặc biệt ở những nước có giá nhân công rẻ [3].

Marras [6] đánh giá hiệu quả của phương trình này trên 353 công việc công nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá công việc nâng nhấc bằng phương trình nâng nhấc đã dự đoán được các tổn thương thắt lưng.

Anannontsak A tiến hành nghiên cứu 100 công nhân dệt tại nhà máy dệt ở Thái Lan thấy rằng các tư thế làm việc nâng, nhấc có liên quan rất nhiều tới chứng đau thắt lưng [2].

Waters nghiên cứu ở 4 cơ sở sản xuất công nghiệp để đánh giá gánh nặng công việc bằng phương trình nâng nhấc thấy rằng chỉ số nâng nhấc tăng từ 1 đến 3 thì thỉ lệ đau thắt lưng cũng tăng theo [7].

N.Đ.Hồng đánh giá hoạt động nâng nhấc bằng đo điện cơ thấy rằng giá trị điện cơ bề mặt của các cơ ở vùng thắt lưng tham gia vào hoạt động nâng nhấc cao hơn ở vùng lưng và tăng cao rõ rệt khi trọng lượng nâng nhấc tăng lên [1].

Như vậy, áp dụng phương trình nâng nhấc của NIOSH để đánh giá công việc nâng nhấc có nguy cơ gây rối loạn cơ xương cho người lao động hay không và mức độ nguy cơ cao hay thấp qua chỉ số LI. Từ phương trình nâng nhấc qua các thông số có trong phương trình có thể xem xét thay đổi các thông số đó để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ do nâng nhấc bằng việc thiết kế lại công việc hoặc vị trí lao động phù hợp, khả thi nhất.

IV. KẾT LUẬN

Áp dụng phương trình nâng nhấc của Mỹ đã đánh giá được gánh nặng lao động thể lực thủ công bằng tay của người công nhân cơ khí đối với 3 công việc cuốn lô, uốn mép, bấm lỗ cho thấy các công việc này đều có chỉ số nâng nhấc LI >1. Như vậy, người lao động làm các công việc này có khả năng gây nguy cơ đau thắt lưng.

– Nên áp dụng phương trình nâng nhấc đối với các công việc nâng nhấc bằng tay ở nhiều ngành nghề, công việc khác nhau, từ đó có giải pháp cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với từng công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đức Hồng (2011), Nghiên cứu tác động của nâng nhấc vật nặng đến cơ lưng và cột sống của người lao động và đề xuất giải pháp bảo vệ, Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài khoa học công nghệ cấp Tổng liên đoàn (Mã số 209/10/TLĐ), Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

[2]. Anannontsak.A and et al (1994), “Effects of working postures on low back pain”, In proceedings of the Conference-Ergonomics for productivity and safe work, Bangkok, Thailand, 1994, pp.303-310

[3]. Don B. Chaffin (2009), “The evolving role of biomechanics in prevention of overexertion injuries”, Ergonomic, 52 (1), pp.13

[4]. How to use the revised NIOSH Equation (2014), https://www.ergonomics.com.au/use-revised-niosh-equation/

[5].Mark Middlesworth, http://ergo-plus.com/wp-content/uploads/NIOSH-Lifting-Equation-Single-Tasks-Slideshare-PDF.pdf

[6]. Marras, W.S., et al ,(1999), “The effectiveness of commonly used lifting assessment methods to identify industrial jobs associated with elevated risk of low-back disorders”, Ergonomics, 42 (1), pp.229-245

[7]. Waters TR & al. (1999), Evaluation of the revised NIOSH lifting equation. A cross-sectional epidemiologic study, Spine, 24(4), pp.386-94

TS. Đào Phú Cường, PGS.TS. Tạ Tuyết Bình

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)