Kết quả điều tra một số dấu hiệu tầm hoạt động tay (dấu hiệu nhân trắc động) của người Việt Nam trong lứa tuổi lao động giai đoạn hiện nay

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:48(GMT +7)

Bài báo trình bày sơ bộ kết quả thực hiện đo trực tiếp 18 thông số tầm hoạt đông (THĐ) tay trên 9 mặt phẳng ngang theo tia góc 900 của 2973 đối tượng trong các ngành nghề nông-công nghiệp, học sinh-sinh viên và lao động tự do tại một số tỉnh thành thuộc miền Bắc và miền Nam. Từ kết quả đo trực tiếp và tính toán nội suy, đề tài đã cho ra bộ số liệu đầy đủ gồm: 270 thông số THĐ tay (với 72 bảng số liệu THĐ tay) trên 9 mặt phẳng ngang và các tia góc khác nhau (như trong Atlat 1997). Kết quả về THĐ tay của người miền Bắc và miền Nam được phân chia theo miền, giới (nam và nữ) và theo 5 nhóm tuổi. Các kết quả cũng chỉ ra có sự sai khác giữa nam và nữ, nhưng ở hầu hết các lớp tuổi,giữa các miền khảo sát sự chênh lệch nhau không có ý nghĩa thống kê.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tầm hoạt động tay là chỉ tiêu nhân trắc quan trọng cung cấp cho người thiết kế những giới hạn cần thiết cho việc bố trí cơ quan điều khiển tại chỗ làm việc. Các công trình nghiên cứu về tầm hoạt động của tay tiêu biểu là:

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đã sơ bộ chuẩn hoá về phương pháp được kể đến sớm nhất là công trình của Barnes (Pháp) vào đầu những năm 1960. Qua kết quả nghiên cứu, Barnes đã xác định những vòng cung thể hiện THĐ của tay và chỉ ra khu vực được coi là thuận lợi nhất cho THĐ của tay, đó là khu vực giao chồng lên nhau của hai vòng cung tay phải và tay trái [1].

Vào những năm 1967-1968, Rebiffe (Pháp) đã xác định vùng hoạt động của tay theo hai mặt phẳng: mặt ngang và mặt dọc (là mặt qua trục đối xứng cơ thể) trong trạng thái ngồi với mặt lưng có độ nghiêng về trước 300 [1].

Cũng trong những năm 1970, Kenedy (Mỹ) [2] đã mở rộng phương pháp khảo sát theo không gian 3 chiều và với một số mặt ngang song song có độ cao thấp khác nhau nhằm nghiên cứu chủ yếu tầm hoạt động tay trong không gian phục vụ cho thiết kế cabin máy bay.

Theo phương châm của Kenedy, tác giả Eva Nowak, 1976 (Ba Lan) đã đề xuất hệ thống đo tầm hoạt động tay và đã đo tầm hoạt động tay của nam, nữ người Ba Lan trên 10 mặt phẳng ở các độ cao khác nhau [1].

Trong giai đoạn 1986-1990, Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động đã chủ trì và xây dựng tập “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động –  Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay”. Toàn bộ nội dung cuốn sách đã được một hội đồng các chuyên gia chuyên ngành do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ tịch nhất trí thông qua [1].

Công trình nghiên cứu điều tra cơ bản về THĐ tay của người Việt Nam đã được Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (nay đổi tên thành Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động) và Viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường thực hiện 30 năm về trước. Các đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam cũng tuân thủ qui luật gia tăng theo thời gian của nhân loại. Thực tế, đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam hiện nay đã khác xa so 30 năm về trước, việc nghiên cứu xây dựng một tập Atlat nhân trắc phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, thiết kế, đánh giá Ecgônômi ở Việt Nam là rất cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, nhóm nghiên cứu trình bầy một số kết quả về THĐ tay của người miền Bắc Việt Nam trong độ tuổi lao động hiện nay giai đoạn 2017-2019.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người Việt Nam (người dân tộc Kinh) trong độ tuổi lao động (từ 16-60 tuổi), có thể hình bình thường, đang làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, học sinh sinh viên và lao động tự do ở  miền Bắc và miền Nam.

2.2. Kỹ thuật đo các dấu hiệu nhân trắc THĐ tay

Để đo THĐ của tay theo tia góc 90°, sử dụng phòng đo, dựa trên kết quả đo chiều cao ngồi đến đốt cổ VII để xác định độ cao cho mặt phẳng ngang zero. Về phía trên và phía dưới của mặt ngang zero có thêm 4 mặt ngang nữa cách đều nhau 12 cm. Như vậy, phía trên lần lượt từ trên xuống có các mặt ngang:+48cm, +36cm, +24cm, +12cm và cũng như vậy xuống phía dưới có các mặt ngang : -12cm, -24cm, -36cm và -48cm tính từ mặt ngang zero. Đo thực tế số liệu theo tia góc 900 làm dẫn liệu cơ bản để nội suy cho các tia góc còn lại như trong Atlat, 1997.

Ghế ngồi đặt chính giữa phòng đo. Người đo hướng dẫn đối tượng ngồi vào ghế đo, điều chỉnh cho đối tượng ngồi đúng tư thế chuẩn, đầu và thân cố định, lưng áp sát vào mặt phẳng phòng đo và hai mỏm cùng vai (acromion) của đối tượng trùng với vạch ngang mặt phẳng zero. Đối tượng 2 tay cầm bút viết bảng (đầu viết quay vào trong), giữ cố định thân mình, cử động tay từ dưới lên trên tạo thành vạch bút liên tục trên mặt phẳng phòng đo. Sau đó đọc kết quả trên 9 mặt ngang (+48cm, +36cm, +24cm, +12cm, zero, -12cm, -24cm, -36cm và -48cm), xóa bảng sau khi đọc xong kết quả đo của mỗi đối tượng đo được ghi vào phiếu đo. 

Hình minh hoạ việc đo THĐ tay theo tia góc 90o 

Sử dụng các dẫn liệu nhân trắc có trong Atlat năm 1991 [1] tính tỷ số của tia góc cần nội suy với tia góc 900 theo giá trị trung bình cộng, P5, P95 của từng lớp tuổi, giới và vùng lãnh thổ. Sau đó, lấy giá trị trung bình cộng, P5, P95 theo từng mặt phẳng, lớp tuổi, giới và vùng lãnh thổ của tia góc 900 mới đo trực tiếp nhân với tỷ số tính được ở trên  sẽ được các giá trị nội suy.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Kết quả đo và nội suy tầm hoạt động của tay trên 9 mặt phẳng ngang (-48, -36, -24, -12, zero, +12, +24, +36, +48) theo 4 lớp tuổi (16-19, 20-29, 30-39, 40-49) thuộc hai miền (miền Bắc và miền Nam với n=2873 người) được trình bày đầy đủ thành 72 bảng số liệu. Dưới đây là  một số nhận xét chung như sau:

Quan sát số liệu kết quả THĐ tay trên 9 mặt phẳng ngang cho thấy ở những độ cao khác nhau thì tầm hoạt động của tay, đặc biệt là bên phía nghịch (bên trái với tay phải và bên phải với tay trái) đạt được mức tối đa khác nhau. Ở các mặt ngang -24, -12, zero (Biểu đồ 1) thì tầm với tay thường đạt tới góc nghịch 600. Đó là những mặt ngang mà trên đó tầm với tay vươn rộng nhất sang bên phía nghịch. Ngược lại, ở mặt ngang -48, các đối tượng chỉ đạt tới góc nghịch là 00 (với nam) hoặc 150 (với nữ).

 

Khi so sánh số đo THĐ tay trên các mặt ngang, từ phía thuận sang phía nghịch thấy có một xu hướng chung là số đo lớn dần từ sau ra trước (từ góc thuận sang góc nghịch) và đạt lớn nhất ở góc thuận 450, rồi giảm dần khi quặt tay sang phía góc nghịch. Số đo THĐ tay ứng với các góc nghịch thường nhỏ hơn nhiều so với các góc thuận đối xứng, nghĩa là bên phía thuận vùng hoạt động của tay rộng xa hơn nhiều.

Nhặt riêng các số đo THĐ tay theo tia góc 900 xếp theo thứ tự từ mặt ngang +48 xuống +36, +24, +12, zero, -12, -24, -36, -48 để thấy rõ THĐ của tay theo mặt dọc – từ trên xuống dưới theo tia góc 900. Bảng 1 dưới đây trình bày giá trị trung bình THĐ tay theo mặt dọc theo tia góc 900 của nam nữ người miền Bắc và miền Nam ở lớp tuổi 16-19 làm thí dụ để phân tích, so sánh.

                   Bảng 1. THĐ của tay từ trên xuống dưới (mặt dọc) theo tia góc 90ở lớp tuổi 16-19

Mặt ngang

Miền Bắc

Miền Nam

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Tay phải

Tay trái

Tay phải

Tay trái

Tay phải

Tay trái

Tay phải

Tay trái

48

53,08

52,19

47,17

46,27

53,66

52,82

47,63

46,70

36

62,94

62,04

57,38

56,46

63,37

62,60

58,09

57,17

24

68,92

67,98

63,52

62,58

69,39

68,67

64,42

63,49

12

72,44

71,79

66,56

65,63

72,85

72,20

66,79

65,96

Zero

73,88

73,03

68,14

67,27

74,16

73,59

68,60

67,86

-12

73,93

73,28

68,05

67,20

74,42

73,81

68,38

67,58

-24

71,16

70,29

66,31

65,62

71,48

70,90

67,23

66,46

-36

65,77

64,85

60,18

59,31

65,99

65,36

61,17

60,26

-48

55,48

54,60

50,32

49,43

55,28

54,58

50,64

49,72


Theo dõi số đo THĐ tay trên mặt dọc thì thấy, số đo lớn dần từ trên xuống dưới cho đến độ cao zero đối với nữ và -12cm đối với nam là lớn nhất, sau đó lại nhỏ dần xuống phía dưới. Nhận xét này phù hợp với hình thế giải phẫu vì cánh tay, cẳng tay và bàn tay ở trên mặt ngang zero và -12cm đều cùng nằm trên cùng một hướng. Bảng 1 còn cho thấy, những số đo trên các mặt phía dưới (mặt âm so với mặt zero) đều lớn hơn số đo trên mặt ngang đối xứng về phía trên. Để so sánh THĐ tay giữa các vùng lãnh thổ, giá trị t test giữa người miền Bắc và người miền Nam theo tia góc 900 trên các mặt ngang, theo các lớp tuổi được đưa ra ở Bảng 2. Giá trị t test mang dấu (-) thể hiện giá trị trung bình của người miền Bắc nhỏ hơn của người miền Nam. 

  Bảng 2. So sánh THĐ của tay giữa người miền Bắc và người miền Nam theo tia góc 90trên các mặt ngang

Lớp tuổi

Giới – tay

Giá trị tuyệt đối t – test trên mặt ngang

48

36

24

12

Zero

-12

-24

-36

-48

16-19

Nam, tay phải

-1,16

-0,89

-1,09

-0,98

-0,71

-1,23

-0,74

-0,47

0,42

Nữ, tay phải

-0,92

-1,29

-1,73

-0,48

-1,08

-0,72

-1,77

-1,77

-0,56

Nam, tay trái

-1,25

-1,15

-1,61

-0,98

-1,42

-1,31

-1,42

-1,08

0,05

Nữ, tay trái

-0,84

-1,29

-1,72

-0,67

-1,36

-0,80

-1,68

-1,69

-0,50

20-29

Nam, tay phải

0,03

-0,25

1,63

1,21

-1,47

-2,27

-0,41

-0,93

-1,68

Nữ, tay phải

1,34

-0,96

1,49

1,09

-0,77

-1,09

-1,55

-0,55

0,37

Nam, tay trái

0,29

-0,82

1,58

1,42

-1,52

-1,59

-0,42

-0,80

-1,49

Nữ, tay trái

1,45

-0,65

0,80

1,23

-1,00

-1,78

-1,47

-0,26

0,77

30-39

Nam, tay phải

-1,00

-1,52

-1,69

-1,77

-1,60

-2,25

0,70

-1,52

-1,62

Nữ, tay phải

-1,47

-1,21

-0,86

-1,58

-1,07

-0,45

-1,11

-1,64

-0,23

Nam, tay trái

-0,74

-1,35

-1,17

-1,23

-1,67

-1,86

1,12

-1,27

-1,20

Nữ, tay trái

-1,38

-1,25

-0,73

-1,74

-1,24

-0,55

-0,75

-1,38

-0,43

40-49

Nam, tay phải

-0,89

-0,66

-0,60

-0,94

-0,76

-1,30

-0,95

-1,38

-1,28

Nữ, tay phải

-0,51

-1,73

-1,69

-1,22

-1,79

-1,96

-1,51

-1,51

-1,79

Nam, tay trái

-0,88

-0,93

-1,73

-1,46

-0,66

-1,29

-0,82

-1,08

-1,19

Nữ, tay trái

-0,98

-1,64

-1,69

-0,47

-1,26

-1,84

-1,45

-1,20

-1,69

Như kết quả nghiên cứu nhân trắc tĩnh, chiều cao đứng trung bình của nam miền Bắc (164,7±5,8cm) và nam miền Nam (164,9±5,8cm) cũng như  của nữ miền Bắc (154,4±5,5cm) và nữ miền Nam (154,6±4,7cmchênh lệch không nhiều ở mọi lớp tuổi (giá trị t <1,96).Kết quả Bảng 2 cho thấy, giá trị trung bình THĐ tay của người miền Nam tuy có lớn hơn của người miền Bắc (hầu hết giá trị t test mang dấu (-)), nhưng sự khác biệt đó cũng không có ý nghĩa thống kê (giá trị tuyệt đối của t test <1,96) ở cả 4 lớp tuổi, ở cả tay phải và tay trái, ở cả nam và nữ.

Để so sánh THĐ tay giữa tay phải và tay trái, giá trị t test giữa tay phải và tay trái theo tia góc 900 trên các mặt ngang, từng lớp tuổi, từng miền và từng giới được đưa ra ở Bảng 3.  

                Bảng 3. So sánh THĐ của tay giữa tay phải và tay trái theo tia góc 90trên các mặt ngang

Giới-vùng

Lớp tuổi

Giá trị tuyệt đối t – test trên mặt ngang

48

36

24

12

Zero

-12

-24

-36

-48

Nam giới miền Bắc

16-19

1,62

1,70

1,94

1,37

1,90

1,42

1,67

1,66

1,55

20-29

1,62

1,78

1,86

1,62

1,85

1,07

1,67

1,68

1,87

30-39

1,61

1,89

1,83

1,80

1,89

1,94

1,71

1,96

1,86

40-49

0,99

1,23

2,12

1,77

1,35

1,57

1,16

0,67

1,06

Nữ giới miền Bắc

16-19

1,74

1,71

1,67

1,79

1,88

1,64

1,25

1,43

1,41

20-29

1,38

1,51

1,77

1,89

1,93

1,88

1,44

1,70

1,53

30-39

1,57

1,58

1,61

1,91

1,80

1,78

1,15

1,65

1,76

40-49

1,63

1,69

1,63

1,45

1,68

1,94

1,49

1,65

1,65

Nam giới miền Nam

16-19

1,83

1,77

1,94

1,86

1,72

1,85

1,76

1,72

1,79

20-29

1,78

1,21

1,92

1,94

1,89

1,87

1,91

1,84

1,80

30-39

1,87

1,73

1,94

1,91

1,65

2,16

1,73

1,76

1,54

40-49

1,39

1,21

1,28

1,37

1,59

1,90

1,64

1,21

1,65

Nữ giới miền Nam

16-19

1,93

1,64

1,93

1,90

1,88

1,89

1,68

1,77

1,79

20-29

1,93

1,86

1,08

1,90

1,59

1,17

1,71

1,88

1,80

30-39

1,94

1,48

1,67

1,93

1,85

1,83

1,59

1,87

1,59

40-49

1,21

1,79

1,39

1,87

1,92

1,91

1,45

1,79

1,53

Sự đối xứng hai bên cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng chỉ có tính đại thể và chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy, nếu nói rằng có sự không giống nhau giữa tay phải và tay trái con người, chẳng hạn về chiều dài thì điều đó cũng là dễ hiểu và không có gì đáng nghi ngại hay phải tìm minh chứng. Hơn nữa, THĐ tay trong không gian không chỉ phụ thuộc và độ dài tuyệt đối của từng đoạn xương mà còn phụ thuộc nhiều vào THĐ của khớp. THĐ khớp lại liên quan đến quá trình luyện tập, thói quen. Vậy nên, nếu ai đó có tay trái dài hơn, với xa hơn, hoạt động rộng hơn tay phải thì cũng không phải là điều gì xa lạ với quan niệm phổ biến. Những người đó thường là những người thuận tay trái bẩm sinh. Tuy nhiên, xu hướng chung là THĐ của tay phải có lớn hơn một chút so với tay trái một phần vì có không quá 5% số đối tượng nghiên cứu thuận tay trái. Kết quả bảng 3. chỉ ra sự chênh lệch về THĐ của tay phải và tay trái không nhiều. Giá trị t test THĐ của tay phải và tay trái ở cả nam và nữ, ở cả miền Bắc và miền Nam và ở tất cả các lớp tuổi đều không vượt quá 1,96, tức là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Để so sánh THĐ tay giữa các lớp tuổi, giá trị t test về THĐ của tay phải giữa các lớp tuổi theo tia góc 900 trên các mặt ngang, từng miền và từng giới được đưa ra ở Bảng 4 dưới. Giá trị t test mang dấu (-) thể hiện giá trị trung bình của lớp tuổi cao hơn nhỏ hơn của lớp tuổi thấp hơn.

 Bảng 4. So sánh THĐ của tay phải giữa các lớp tuổi theo tia góc 900 trên các mặt ngang

Tay-giới-miền

So sánh giữa các lớp tuổi

Giá trị tuyệt đối t – test trên mặt ngang

48

36

24

12

Zero

-12

-24

-36

-48

Tay phải nam giới miền Bắc

16-19&20-29

-0,40

0,24

-2,25

-1,59

0,15

1,10

-1,47

-1,74

-0,22

16-19&30-39

1,92

1,80

2,20

2,08

0,59

2,09

-1,04

0,71

2,24

16-19&40-49

1,68

1,92

2,90

2,96

3,68

2,87

1,67

2,24

1,61

20-29&30-39

2,36

1,68

5,03

4,09

0,46

1,04

0,51

2,80

3,01

20-29&40-49

2,01

1,81

5,04

4,57

3,71

2,03

3,03

3,89

1,99

30-39&40-49

0,21

0,46

1,29

1,37

3,36

1,20

2,70

1,85

-0,13

Tay phải nam giới miền Nam

16-19&20-29

0,74

0,95

0,33

0,52

-0,62

0,19

-1,56

-2,62

-2,43

16-19&30-39

2,23

1,20

1,69

1,34

-0,29

1,11

0,37

-0,33

0,14

16-19&40-49

2,12

2,43

3,85

3,42

4,08

3,04

1,75

1,72

0,14

20-29&30-39

1,31

0,29

1,35

0,85

0,29

0,90

1,58

1,90

2,11

20-29&40-49

1,28

1,49

3,49

2,89

4,44

2,77

2,89

3,83

2,39

30-39&40-49

0,05

1,14

2,09

1,91

4,05

1,81

1,15

1,78

-0,02

Tay phải nữ giới miền Bắc

16-19&20-29

-1,22

0,73

-1,01

-1,44

-0,39

0,06

0,82

-1,62

-0,39

16-19&30-39

1,59

1,60

1,64

1,59

3,46

1,91

2,20

1,49

2,00

16-19&40-49

2,81

3,19

4,29

4,95

5,38

4,31

3,68

2,83

2,14

20-29&30-39

2,71

0,87

2,85

3,26

4,11

2,04

1,56

3,38

2,67

20-29&40-49

3,90

2,42

5,92

7,28

6,31

4,78

3,18

4,99

2,84

30-39&40-49

1,14

1,49

2,68

3,34

1,57

2,29

1,37

1,36

0,11

Tay phải nữ giới miền Nam

16-19&20-29

1,04

1,08

2,26

0,06

-0,03

-0,20

1,37

-0,36

0,55

16-19&30-39

1,24

1,58

2,62

0,65

4,06

2,48

3,11

1,82

2,69

16-19&40-49

3,41

2,84

4,61

4,15

4,81

3,49

4,22

3,36

1,12

20-29&30-39

0,21

0,56

0,49

0,59

4,01

2,72

1,87

2,14

1,99

20-29&40-49

2,52

1,77

2,43

4,09

4,75

3,74

3,00

3,65

0,54

30-39&40-49

2,30

1,12

1,81

3,53

0,94

0,94

1,04

1,49

-1,46

Tính giá trị t test về THĐ của tay phải giữa nam và nữ người miền Bắc theo tia góc 900 trên các mặt ngang, từng lớp tuổi được đưa ra ở Bảng 5 làm thí dụ để phân tích và so sánh. 

Bảng 5. So sánh THĐ của tay phải giữa nam và nữ theo tia góc 90trên các mặt ngang, ở miền Bắc

Lớp tuổi

Giới tính

THĐ tay trên mặt ngang (cm)

48

36

24

12

Zero

-12

-24

-36

-48

16-19

Nam

53,08

62,94

68,92

72,44

73,88

73,93

71,16

65,77

55,48

Nữ

47,17

57,38

63,52

66,56

68,14

68,07

66,31

60,18

50,32

Chênh lệch

5,90

5,56

5,40

5,88

5,74

5,89

4,85

5,59

5,16

t-test

11,15

10,44

10,32

12,09

12,65

12,22

8,96

9,69

8,65

20-29

Nam

53,29

62,82

69,93

73,13

73,82

73,46

71,87

66,65

55,59

Nữ

47,83

56,99

64,04

67,22

68,31

68,02

65,89

61,07

47,83

Chênh lệch

5,46

5,83

5,89

5,91

5,51

5,45

5,98

5,58

5,04

t-test

9,99

11,58

13,44

14,92

13,94

13,19

13,08

11,71

10,79

30-39

Nam

52,06

62,06

67,98

71,56

73,64

73,04

71,65

65,42

54,41

Nữ

46,34

56,50

62,64

65,78

66,54

67,08

65,10

59,32

49,18

Chênh lệch

5,72

5,56

5,34

5,78

7,09

5,96

6,55

6,10

5,23

t-test

10,84

11,06

11,97

13,44

16,70

13,20

13,59

12,62

11,78

40-49

Nam

51,92

61,81

67,33

70,91

72,07

72,44

70,17

64,37

54,48

Nữ

45,74

55,69

61,35

64,31

65,89

66,03

64,41

58,61

49,13

Chênh lệch

6,17

6,12

5,98

6,59

6,18

6,41

5,76

5,76

5,36

t-test

9,08

10,48

11,33

13,48

13,39

12,63

10,15

9,62

9,19

Tương tự như các đặc điểm nhân trắc tĩnh, THĐ tay của nam giới thường lớn hơn đáng kể so với nữ giới. Bảng 5 cho thấy, trung bình THĐ tay của nam giới lớn hơn nữ giới từ 5-7cm. Sự sai khác về THĐ tay giữa nam và nữ là một đặc điểm xác thực và có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất lớn nhất (t>3,26 hay p<0,001). 
III. KẾT LUẬN
Từ kết quả khảo sát phân tích THĐ taynêu trên, nhóm tác giả rút ra một số kết luận như sau: 
– Ở những độ cao khác nhau thì THĐ của tay, đặc biệt là bên phía nghịch (bên trái với tay phải và bên phải với tay trái) đạt được mức tối đa khác nhau. Ở các mặt ngang -24, -12, zero thì tầm với tay thường đạt tới góc nghịch 600. Ngược lại, ở mặt ngang -48, các đối tượng chỉ đạt tới góc nghịch là 00 (với nam) hoặc 150 (với nữ). 
– Trên các mặt ngang thì số đo THĐ tay lớn dần từ sau ra trước (từ góc thuận sang góc nghịch) và đạt lớn nhất ở góc thuận 450, rồi giảm dần khi quặt tay sang phía góc nghịch. Số đo THĐ tay ứng với các góc nghịch thường nhỏ hơn so với các góc thuận đối xứng, nghĩa là bên phía thuận vùng hoạt động của tay rộng xa hơn nhiều.
– THĐ tay trên mặt dọc lớn dần từ trên xuống dưới cho đến độ cao zero đối với nữ và -12cm đối với nam, sau đó lại nhỏ dần xuống phía dưới. Những số đo trên các mặt phía dưới (mặt âm so với mặt zero) đều lớn hơn số đo trên mặt ngang đối xứng về phía trên. 
– Giá trị trung bình THĐ tay của người miền Nam tuy có lớn hơn của người miền Bắc, nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê ở cả 4 lớp tuổi, ở cả tay phải và tay trái, ở cả nam và nữ.
– THĐ của tay phải có lớn hơn không nhiều so với tay trái, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
– THĐ tay thường đạt lớn nhất ở lớp tuổi 20-29, rồi đến lứa tuổi 30-39 và tiếp theo mới đến 40-49. Xu hướng đó cũng thể hiện ở số đo THĐ tay trên nhiều toạ độ không gian của nam, nữ ở cả hai miền Bắc, Nam. 
– THĐ tay của nam giới thường lớn hơn đáng kể so với nữ giới, trung bình THĐ tay của nam giới lớn hơn nữ giới từ 5-7cm. Sự sai khác về THĐ tay giữa nam và nữ là một đặc điểm xác thực và có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất lớn nhất. 
– So với kết quả THĐ tay trong Atlat năm 1991, THĐ tay của người Việt Nam trong độ tuổi lao động 2017-2019 có rộng dài hơn, tương ứng với tỷ lệ tăng lên của tầm vóc cơ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (1991), Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động – dẫu liệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.[2]. Kenneth Kennedy. “Reach Capability of Men & Women: A Three Dimensional Analysis Aerospace Medical Research Laboratory, 7-78”.
TS. Phạm Thị Bích Ngân, ThS. Nguyễn Thị Hiền, PGS.TS. Nguyễn Đức Hồng và CS
Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động




(Nguồn tin: Vnniosh.vn)