Mức độ nhiễm crom trong nước tiểu ở người lao động có tiếp xúc tại một số cơ sở nghiên cứu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Crom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất Crom III và Crom IV, đây là những hợp chất bền vững. Do các đặc tính chống ăn mòn, chống oxi hóa tốt, độ cứng cao nên Crom được dùng như 1 nguyên tố điều chất thêm vào thép nhằm cải thiện khả năng chống ăn mòn và tăng độ cứng và là một thành phần không thể thiếu trong công nghệ mạ điện trong ngành cơ khí. Các số liệu môi trường cho thấy sự phơi nhiễm crom nhiều nhất là trong ngành sản xuất crom, tiếp đến là ngành cơ khí; gồm hàn thép không gỉ và hàn thép carbon, mạ crom đều vượt tiêu chuẩn cho phép và đặc biệt có những vị trí nồng độ crom là rất cao. Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới crom được sử dụng nhiều nhất trong mạ điện và sản xuất thép, chiếm đến 85% tổng sản lượng crom.
Tại Việt Nam các số liệu môi trường và số liệu về nồng độ crom trong nước tiểu của người lao động có tiếp xúc còn rất hạn chế. Hơn nữa, tiêu chuẩn giới hạn nồng độ crom trong môi trường lao động và trong nước tiểu của Việt Nam đang cao hơn thế giới rất nhiều. chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu mức độ nhiễm crom và thực trạng sức khỏe bệnh tật của người lao động có tiếp xúc trong ngành cơ khí” với 2 mục tiêu:
- Xác định được mức độ nhiễm crom trong nước tiểu ở người lao động có tiếp xúc trong ngành cơ khí.
- Đánh giá được mối liên quan giữa mức độ nhiễm crom với bệnh đường hô hấp và đường tiết niệu ở người lao động có tiếp xúc trong ngành cơ khí.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Người lao động: trong đó có 399 nhóm tiếp xúc và 417 nhóm so sánh (nhóm không tiếp xúc).
– Quy trình công nghệ: khảo sát toàn bộ quy tình công nghệ.
– Môi trường lao động: Lấy mẫu crom trong môi trường sản xuất
Địa điểm nghiên cứu: Tại một số cơ sở cơ khí trên địa bàn Hà Nội và lân cận
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp mô tả cắt ngang có so sánh.
b) Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu:
+ Cách chọn mẫu nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn |
|
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm so sánh |
– Người lao động làm ở bộ phận mạ, bộ phận hàn có tiếp xúc trực tiếp với crom. – Tuổi nghề trên 1 năm – Đồng ý tham gia nghiên cứu |
– Người lao động ở các bộ phận khác trong cùng cơ sở, không tiếp xúc trực tiếp với crom. – Tuổi nghề trên 1 năm – Đồng ý tham gia nghiên cứu |
Tiêu chuẩn loại trừ Người đang điều trị tâm lý. Không hợp tác trong quá trình nghiên cứu. |
+ Cách chọn cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức
n = Z21-α/2p(1-p)/d2
Trong đó:
– n: cỡ mẫu nghiên cứu
– P: tỷ lệ bệnh ước tính 0.27. (Nghiên cứu của Catherine Beaucham và các cộng sự)
– d: độ chính xác, chọn d = 0.05 (5%)
– Z: là giá trị tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn chọn Z =1,96
– Cỡ mẫu tính được n = 302. Sau quá trình thu thập số liệu, chúng tôi đã thu về 399 đối tượng nhóm nghiên cứu và 417 đối tượng nhóm so sánh.
– Xác định cỡ mẫu môi trường theo thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường 2015: Số lượng mẫu là 30 mẫu môi trường và 66 mẫu cá nhân.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Quy trình công nghệ tại cơ sở nghiên cứu gây yếu tố phát thải crom
Đề tài tiến hành khảo sát quy trình công nghệ của 2 doanh nghiệp cơ khí để xác định yếu tố phát thải crom ra môi trường lao động.
Nhận xét quy trình: Qua khảo sát đề tài đua ra một số nhận định sau:
Nhìn chung 2 công đoạn chính trong quy trình công nghệ phát thải ra Crom là công đoạn hàn kim loại và mạ điện vật liệu sau khi thành sản phẩm.
Ở công đoạn hàn, người lao động phải tiếp xúc với khói hàn khi làm việc. Thành phần trong khói hàn bao gồm các kim loại như sắt, thiếc, crom… Mặc dù đã được trang bị khẩu trang bảo hộ nhưng đa số là khẩu trang y tế, không đảm bảo an toàn cho người lao động.
Ở công đoạn mạ điện, ngoài tiếp xúc với crom, người lao động còn tiếp xúc với một số yếu tố độc hại khác như dung môi hữu cơ, acid, kiềm, bụi kim loại. Theo như quan sát của chúng tôi, mặc dù người lao động được trang bị quần áo, mũ, khẩu trang bảo hộ nhưng do môi trường lao động nóng, không đầy đủ quạt thông gió nên hầu hết người lao động cảm thấy nóng và không sử dụng đầy đủ trạng bị bảo hộ.
Như vậy, người lao động trong ngành cơ khí nhìn chung phải tiếp xúc với nhiều kim loại nặng và một số acid, kiềm, dung môi hữu cơ trong quá trình lao động.
Khảo sát môi trường lao động
Bảng 1. Kết quả khảo sát môi trường làm việc của người lao động
Loại mẫu |
Công ty |
Tổng số mẫu đo |
Số mẫu vượt TCCP Việt Nam [1] |
Số mẫu vượt TCCP ACGIH [2] |
Mẫu khu vực |
CT Goshi |
16 |
_ |
12 |
CT MTV cơ khí |
14 |
_ |
_ |
|
Tổng |
30 |
_ |
12 |
|
Mẫu cá nhân |
CT Goshi |
44 |
_ |
26 |
CT MTV cơ khí |
22 |
_ |
_ |
|
Tổng |
66 |
_ |
26 |
(-) Không vượt TCCP
Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, các mẫu khảo sát crom trong môi trường theo khu vực – tối đa từng lần đo (30 mẫu) và các mẫu đo crom trung bình 8 giờ – mẫu cá nhân (66 mẫu) tại 2 công ty được khảo sát đều có nồng độ nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Theo tiêu chuẩn của ACGIH các mẫu đo theo khu vực- từng lần tối đa và mẫu đo trung bình 8 giờ tại công ty MTV cơ khí đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên tại công ty Goshi có 12/16 mẫu khu vực- từng lần tối đa cao hơn tiêu chuẩn cho phép (> 0,0005 mg/m3) và 26/44 mẫu đo trung bình 8 giờ có nồng độ crom cao hơn tiêu chuẩn cho phép của ACGIH (> 0,0002 mg/m3). Với kết quả đo như vậy cho thấy Việt Nam cần xem xét lại giới hạn cho phép về nồng độ crom trong môi trường của người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp, cần cập nhật những nghiên cứu ảnh hưởng của crom ở nồng độ thấp, thu thập tiêu chuẩn của thế giới từ đó có cơ sở bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
3.2. Mức độ nhiễm crom trong nước tiểu của người lao động có tiếp xúc
Bảng 2. Tỷ lệ đối tượng có nồng độ crom trong nước tiểu vượt tiêu chuẩn cho phép
Các chỉ số |
Nhóm Nghiên cứu (N = 399) |
Nhóm so sánh (N = 417) |
P |
||
n |
% |
n |
% |
||
Crom > 40 µg/l* |
2 |
0,5 |
4 |
1,0 |
> 0.05 |
Crom > 10 µg/l** |
54 |
13,5 |
27 |
6,5 |
< 0.05 |
Crom > 1 µg/l*** |
355 |
89,0 |
346 |
83,0 |
< 0.05 |
*Nồng độ Crom trong nước tiểu vượt TCCP của người phơi nhiễm nghề nghiệp theo TC Việt Nam (Thường quy SKNN – 2015)[3]
** Nồng độ Crom trong nước tiểu vượt TCCP của người phơi nhiễm nghề nghiệp theo TC Mỹ (ACGIH– 2016)[4]
*** Nồng độ Crom trong nước tiểu vượt TCCP của người bình thường theo TC Mỹ (ACGIH – 2007)[5]
Không có sự khác biệt về tỷ lệ người lao động có nồng độ Crom vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam giữa nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh. Tuy nghiên khi so sánh tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cho phép của Mỹ (ACGIH – 2016) thì nhóm nghiên cứu có tỷ lệ người lao động có nồng độ Crom vượt TCCP cao hơn so với nhóm so sánh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0.005.
Mặt khác ở nhóm so sánh mặc dù người lao động không tiếp xúc với Crom tuy nhiên vẫn có 83.0% người lao động có nồng độ Crom trong nước tiểu vượt giới hạn của người bình thường. Chúng tôi đặt ra giả thiết có thể Crom từ môi trường lao động có thể phát tán ra không khí hoặc nguồn nước xung quanh dẫn đến những lao động không trực tiếp làm việc trong công đoạn hàn, mạ cũng nhiễm một lượng Crom nhất định.
Bảng 3. Trung bình nồng độ Crom chia theo nhóm nghiên cứu
Các chỉ số |
Nhóm Nghiên cứu (N = 399) |
Nhóm so sánh (N = 417) |
P |
||
n |
TB±SD |
n |
TB±SD |
||
Crom niệu |
399 |
5.55 ± 5.97 |
417 |
4.51 ± 8.54 |
< 0.05 |
Trung bình nồng độ crom trong nước tiểu người lao động có tiếp xúc với crom là 5.55 ± 5.97 µg/l cao hơn so với trung bình nồng độ crom ở nhóm không tiếp xúc. Sự khác biệt và trung bình nồng độ giữa nhóm tiếp xúc và nhóm so sánh là có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
3.3. Mối liên quan giữa mức độ nhiễm crom với bệnh đường hô hấp và đường tiết niệu ở người lao động có tiếp xúc trong ngành cơ khí.
Bảng 4. Mối liên quan giữa nồng độ Crom trong nước tiểu với các triệu chứng bệnh đường hô hấp và đường tiết niệu ở người lao động do tiếp xúc với Crom
Chỉ số |
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm so sánh |
||||||
Triệu chứng bệnh |
OR |
95% CI |
Triệu chứng bệnh |
OR |
95% CI |
|||
Có |
Không |
Có |
Không |
|||||
Triệu chứng bệnh đường hô hấp |
||||||||
Crom < 1 µg/l |
1 |
43 |
1 |
68 |
||||
Crom 1-10 µg/l |
19 |
273 |
0.3 |
0.01 – 2.22 |
5 |
299 |
0.9 |
0.02-8.04 |
Crom > 10 µg/l |
2 |
52 |
0.6 |
0.01– 12.04 |
0 |
27 |
– |
– |
Tổng |
22 |
68 |
– |
– |
6 |
394 |
– |
– |
Triệu chứng bệnh đường tiết niệu |
||||||||
Crom < 1 µg/l |
2 |
42 |
0 |
69 |
||||
Crom 1-10 µg/l |
9 |
283 |
1.5 |
0.15 – 7.59 |
2 |
302 |
0 |
0-8.53 |
Crom > 10 µg/l |
1 |
53 |
2.5 |
0.13-151.6 |
0 |
27 |
– |
– |
Tổng |
12 |
378 |
– |
– |
2 |
398 |
– |
– |
Triệu chứng bệnh mũi họng |
||||||||
Crom < 1 µg/l |
17 |
27 |
26 |
43 |
||||
Crom 1-10 µg/l |
127 |
165 |
0.8 |
0.4-1.64 |
103 |
201 |
1.17 |
0.66-2.09 |
Crom > 10 µg/l |
20 |
34 |
1.1 |
0.43-2.63 |
14 |
13 |
0.56 |
0.21-1.52 |
Tổng |
164 |
226 |
– |
– |
143 |
257 |
– |
– |
Chưa phát hiện thấy mối liên quan giữa nồng độ crom trong nước tiểu và các triệu chứng đường hô hấp và tiết niệu ở người lao động có tiếp xúc với crom.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua khảo sát quy trình công nghệ của 2 công ty, người lao động trong ngành cơ khí nhìn chung phải tiếp xúc với nhiều kim loại nặng và một số acid, kiềm, dung môi hữu cơ trong quá trình lao động.
Kết quả đo 30 mẫu môi trường và 66 mẫu cá nhân không có vị trí nào nồng độ Crom vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, tuy nhiên tại công ty Goshi có 12/16 mẫu khu vực- từng lần tối đa cao hơn tiêu chuẩn cho phép ( > 0,0005 mg/m3) và 26/44 mẫu đo trung bình 8 giờ có nồng độ crom cao hơn tiêu chuẩn cho phép của ACGIH ( > 0,0002 mg/m3).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ người lao động có nồng độ Crom vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam giữa nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh. So sánh tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cho phép của Mỹ (ACGIH – 2016), nhóm nghiên cứu có tỷ lệ người lao động có nồng độ Crom vượt TCCP là 13.5% cao hơn so với nhóm so sánh (6.5%), p < 0.05.
Trung bình nồng độ crom trong nước tiểu người lao động có tiếp xúc với crom là 5.55 ± 5.97 µg/l cao hơn so với trung bình nồng độ crom ở nhóm không tiếp xúc. Sự khác biệt và trung bình nồng độ giữa nhóm tiếp xúc và nhóm so sánh là có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Chưa phát hiện thấy mối liên quan giữa nồng độ crom trong nước tiểu và các triệu chứng đường hô hấp và tiết niệu ở người lao động có tiếp xúc với crom.
4.2. Kiến nghị
Cần cải thiện quy trình công nghệ nhằm giảm sự phát thải Crom ra môi trường lao động.
Cần xem xét lại giới hạn cho phép về nồng độ crom trong môi trường của người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp, cần cập nhật những nghiên cứu ảnh hưởng của crom ở nồng độ thấp, thu thập tiêu chuẩn của thế giới từ đó có cơ sở bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Cần có biện pháp để giám sát sự nhiễm Crom ở người lao động, trong đó bao gồm cả người lao động không tiếp xúc với Crom trong ngành Cơ khí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ y tế (2002), Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT “ Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
[2]. ACGIH (2016), Chromium, Guide to occupational exposure values.
[3]. Bộ y tế (2015), “Định lượng Crom trong nước tiểu bằng phương pháp quảng phổ hấp thụ nguyên tử”, Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tr550.
[4]. ACGIH (2016), Chromium, Biological Exposure Indices for Chromium.
[5]. ACGIH (2007), Chromium. Threshold limit values for chemical substances and physical agents and biological exposure indices. Cincinnati, OH: American Conference of Governmental Industrial Hygienists, 20.
Tống Thị Ngân, Mai Ngọc Thanh, Long Thùy Dương
Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)