Nghiên cứu nhận diện và đánh giá nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần ngành sản xuất giầy da

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:48(GMT +7)

Nghiên cứu áp dụng phương pháp nhận diện và đánh giá nguy cơ cho thiết bị sản xuất trên người lao động vận hành máy dán ép cao tần trong ngành sản xuất giày da. Các nhóm nguy cơ được đánh giá là tiếp xúc với bức xạ điện từ trường, tĩnh điện, vi khí hậu, tai nạn điện, bỏng nhiệt, chấn thương khi vận hành. Nguy cơ được đánh giá qua tổng hợp mức độ nghiêm trọng của phơi nhiễm và tần suất tiếp xúc của người lao động với nguy cơ khi vận hành.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành giày da Việt Nam với ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu. Máy dán ép cao tần có thể nói là thiết bị không thể thiếu trong ngành sản xuất giày da bởi vì tính tiện lợi của nó và hiệu quả công việc đem lại cao, sản phẩm chất lượng. Giày truyền thống được làm bằng các lớp vật liệu được chồng ghép và khâu; đường may tạo ra một điểm yếu có thể gấp đôi độ dày của khu vực xung quanh. Đường may có thể chà xát và kích thích bàn chân của một vận động viên, và chúng thường là phần đầu tiên của một chiếc giày dễ phá vỡ. Khi vật liệu được nối bằng hàn tần số cao, chúng chắc hơn xung quanh và thậm chí có thể mỏng hơn do bị ép. Công nghệ này cho phép các nhà sản xuất giày kết hợp đặc tính bền của giày đi bộ với tính nhẹ của giày thể thao.

Máy dán ép cao tần trong ngành giày da có các đặc tính là hàn và dập nổi cho da và hình dập nổi lớn. Các sản phẩm này yêu cầu thời gian hàn và làm mát lâu hơn; người vận hành có thể tiết kiệm thời gian bằng cách chuẩn bị vật liệu tại đầu băng chuyền và hàn ép ở cuối băng chuyền. Thiết kế máy sẽ hiệu quả hơn máy dán thông thường.

Máy dán ép tần số cao dập nổi da, với sự hỗ trợ thủy lực và làm nóng, có đặc tính: đầu ra tần số cao ổn định,  thiết bị an toàn, hỗ trợ thủy lực, dễ dàng điều chỉnh, chế độ hoạt động dễ dàng. Sử dụng hàn dán, dập nổi da, ép logo.

Tổn hại đến sức khỏe người lao động liên quan đến vận hành máy dán ép cao tần dẫn đến các nguy cơ có thể kể ra là: Nguy cơ về cơ khí, Nguy cơ về điện; Nguy cơ về nhiệt; Nguy cơ về tiếng ồn; Nguy cơ về rung; Nguy cơ về bức xạ; Nguy cơ về vật liệu; Nguy cơ về ecgônômi; Nguy cơ về môi trường lao động. [1]Vùng nguy hiểm trong đó người lao động có thể tiếp xúc với mối nguy hiểm với các nguy cơ trên là xung quanh thiết bị và ngay các điện cực. Tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra ngay, gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người lao động. Nguyên nhân của tình trạng nguy hiểm có thể là do thiết bị hay thao tác vận hành của người lao động.

Máy dán ép cao tần dùng trong ngành sản xuất giày sử dụng tần số 27,12MHz và công suất vận hành 5 – 12kW (Hình 1).

Nhận diện và đánh giá nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần là kết hợp của đặc tính thiết bị, sự nhận biết mối nguy hiểm qua kiểm tra đo đạc và dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra trên sức khoẻ người lao động. Đánh giá nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp là một loạt các bước có tính logic làm cho sự phân tích và đánh giá nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp gắn liền với máy một cách có hệ thống.

Nghiên cứu khảo sát đánh giá 06 nhóm nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần trong ngành sản xuất giày da gồm: Tiếp xúc với điện trường, từ trường tần số Radio; Tĩnh điện; Vi khí hậu; Nguy cơ về điện; Nguy cơ phỏng nhiệt; Nguy cơ cơ học, chấn thương. Nguy cơ tiếp xúc nguy hiểm có hại được cho điểm và tính toán mức nguy cơ dựa trên kết quả khảo sát đo đạc,đánh giá tổng hợp các nguy cơ và phân tích kết quả.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu và đã tiến hành đo đạc đánh giá nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp cho 06 nhóm nguy cơ tại 08 cơ sở trong ngành sản xuất giày da với tổng số máy dán ép cao tần đuuợc khảo sát đo đạc là 30 máy. 

2.2. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

– Phương pháp đánh giá nguy cơ theo TCVN 7301-2 : 2008 – ISO/TR 14121-2 : 2007, nghiên cứu đánh giá nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp người lao động vận hành máy dán ép cao tần sử dụng phương pháp cho điểm. Phương pháp sử dụng hai thông số, sự nghiêm trọng và xác suất, mỗi thông số được chia thành bốn loại. Thông số sự nghiêm trọng có các số điểm sau (SS) [2] (xem Bảng 1)

Bảng 1. Thông số sự nghiêm trọng theo số điểm SS

Thông số sự nghiêm trọng

Số điểm (SS):

Rất trầm trọng

100 ≤ SS

                Trầm trọng                

90 ≤ SS ≤ 99

Trung bình

30 ≤ SS ≤ 89

Nhỏ

0 ≤ SS ≤ 29

Thông số xác suất có số điểm xác suất sau (PS):

Bảng 2. Thông số xác suất có số điểm xác suất PS

Thông số xác suất

Số điểm xác suất (PS)

Rất có thể

100 ≤ PS

Có thể hoặc chắc chắn xảy ra

Có thể

70 ≤ PS ≤ 99

Có thể xảy ra (nhưng không chắc)

Không chắc

30 ≤ PS ≤ 69

Không có thể xảy ra;

Nhỏ

0 ≤ PS  ≤ 29

Sự xảy ra là quá nhỏ và được xem như bằng 0

Sau khi cho điểm nghiêm trọng và xác suất áp dụng công thức để kết hợp xác suất và sự nghiêm trọng được cho trong phương trình: 

RS=  PS + SS                  (1)

Trong đó:      

– SS là Thông số sự nghiêm trọng

– PS là Thông số xác suất

– RS là số điểm rủi ro, được đánh giá theo bảng

Bảng 3. Đánh giá mức rủi ro theo số điểm rủi ro

Số điểm rủi ro

Mức rủi ro

Số điểm rủi ro

160 ≤

IV – Cao

120 ≤

III – Trung bình

≤ 159

90 ≤

II – Thấp

≤ 119

0 ≤

I – Không đáng kể

≤ 89

– Phương pháp đánh giá nguy cơ tiếp xúc điện trường, từ trường tần số Radio: Đo đạc bức xạ điện từ trường khu vực làm việc của người lao động, lúc chưa vận hành và vận hành theo Thường quy kỹ thuật sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường. Thiết bị đo là máy đo điện từ trường Extech 480846, Model: 480846 (Mỹ). Mỗi thiết bị đo 09 mẫu điện trường, 09 mẫu từ trường. Đánh giá, cho điểm mức phơi nhiễm theo QCVN 21: 2016/BYT. Dựa trên thang điểm cho mức nguy cơ theo TCVN 7301-2 : 2008[3][4][2].

– Phương pháp đánh giá nguy cơ tiếp xúc tĩnh điện: Đo đạc trường tĩnh điện tại bề mặt thiết bị. Thiết bị đo là máy đo cường độ tĩnh điện (Electrostatic Fieldmeter); SIMCO RX05599 (Nhật). Đánh giá, cho điểm mức phơi nhiễm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT. Mỗi thiết bị đo 09 mẫu tĩnh điện. Dựa trên thang điểm cho mức nguy cơ theo TCVN 7301-2 : 2008 [5][2].

– Phương pháp đánh giá nguy cơ tiếp xúcvi khí hậu: Đo đạc các chỉ tiêu vi khí hậu, mỗi thiết bị đo 03 mẫu vi khí hậu. Đánh giá, cho điểm mức phơi nhiễm theo QCVN 26: 2016/BYT. Dựa trên thang điểm cho mức nguy cơ theo TCVN 7301-2 : 2008 [6][2].

– Phương pháp đánh giá nguy cơ an toàn điện: Đo đạc điện trở tiếp đất an toàn cho máy dán ép cao tần, mỗi thiết bị đo 03 mẫu. Đánh giá an toàn điện trở tiếp đất theo Quy phạm trang bi điện 11 TCN – 18 – 2006. Đánh giá dựa trên thang điểm cho mức nguy cơ theo TCVN 7301-2:2008 [7] [2].

– Phương pháp đánh giá nguy cơ phỏng nhiệt: Khảo sát nguy cơ người lao động bị bỏng nhiệt do vận hành máy dán ép cao tần. Khảo sát ghi nhận chế độ gia nhiệt (độ C) tuỳ theo vật liệu gia công. Đánh giá dựa trên thang điểm cho mức nguy cơ theo TCVN7301-2:2008 [2].

– Phương pháp đánh giá chấn thương cơ học: Khảo sát nguy cơ người lao động bị chấn thương do vận hành máy dán ép cao tần. Đánh giá dựa trên thang điểm cho mức nguy cơ theo TCVN7301-2:2008 [2].

– Phương pháp đánh giá mức nguy cơ tổng hợp: Sau khi đánh giá mức nguy cơ cho mỗi yếu tố bằng kết quả khảo sát, đo đạc; mức nguy cơ nào có tỷ lệ cao nhất trên tổng số mức nguy cơ sẽ là kết quả mức tổng hợp. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp 06 nguy cơ cho 03 ngành và  biện luận cho kết quả mức tổng hợp

– Xây dựng mẫu phiếu đánh giá theoThông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH với 06 nguy cơ [8].

– Phương pháp xử lý thống kêDữ liệu được chuẩn hóa và nhập vào tập tin lưu trữ thiết kế trên phần mềm SPSS 20.0 và tính toán, vẽ biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel.

III. KẾT QUẢ NGHIEEMN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả phân tích, đánh giá nguy cơ tiếp xúc với điện trường,từ trường tần số Radio

Kết quả mức tiếp xúc điện trường hầu hết trong mức II và III, đồng nghĩa với mức nguy cơ là thấp và trung bình. Có 02 cơ sở ở mức thấp về phơi nhiễm điện trường (mức II), đó là do 02 cơ sở này sử dụng một số thiết bị mới hoặc có hệ thống kính chắn bảo vệ bức xạ.

Bảng 4.  Kết quả đánh giá nguy cơ tiếp xúc điện trường tần số Radio

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

III

3

100

III

DNP

III

3

100

III

DNS

III

3

100

III

FRA

III

3

100

III

FRE

II

2

22,2

III

III

7

77,8

FRW

II

3

100

II

POS

II

2

33,3

III

III

4

66,7

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm từ trường theo mức tiếp xúc tiêu chuẩn là 0,16A/m thì hầu hết mức phơi nhiễm là mức I và II, nghĩa là không đáng kểvà thấp. Ngành sản xuất giày gần như 100% phơi nhiễm không đáng kể với từ trường, ngoại trừ 01 cơ sở phơi nhiễm ở mức trung bình (mức II) do sử dụng thiết bị cũ và thời điểm khảo sát người lao động gia công sản phẩm có thời gian vận hành dài và nhiệt độ vận hành cao.

Bảng 5. Kết quả đánh giá nguy cơ tiếp xúc từ trường tần số Radio

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

I

3

100

I

DNP

I

3

100

I

DNS

I

3

100

I

FRA

II

3

100

II

FRE

I

8

88,9

I

II

1

11,1

FRW

I

3

100

I

POS

I

3

100

I

3.2. Kết quả phân tích, đánh giá nguy cơ tiếp xúc tĩnh điện

Đánh giá nguy cơ tiếp xúc tĩnh điện với người lao động vận hành máy dán ép cao tần cho thấy 100% các thiết bị khảo sát đều ở mức nguy cơ không đáng kể (mức I).

Bảng 6.  Kết quả đánh giá nguy cơ tiếp xúc tĩnh điện

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

I

3

100

I

DNP

I

3

100

I

DNS

I

3

100

I

FRA

I

3

100

I

FRE

I

9

100

I

FRW

I

3

100

I

POS

I

6

100

I

3.3. Kết quả phân tích, đánh giá nguy cơ vi khí hậu

Nhà xưởng sản xuất trong ngành sản xuất giày da do có thiết kế, bố trí khác nhau nhiều giữa các cơ sở mà mức nguy cơ tiếp xúc vi khí hậu nóng từ thấp đến cao (mức II đến IV). Các cơ sở được đánh giá ở mức thấp (mức II) là do bố trí mặt bằng nhà xưởng thông thoáng, mật độ thấp và có một số hệ thống thông gió khá hiệu quả.

Bảng 7.  Kết quả đánh giá nguy cơ tiếp xúc vi khí hậu nóng

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

III

1

33,3

IV

IV

2

66,7

DNP

II

3

100

II

DNS

II

3

100

II

FRA

II

1

33,3

III

III

2

66,7

FRE

III

1

11,1

IV

IV

8

88,9

FRW

III

3

100

III

3.4. Kết quả phân tích, đánh giá nguy cơ tai nạn điện

Tai nạn điện giật và phóng điện được ghi nhận trên người lao động vận hành máy dán ép cao tần. Khảo sát đánh giá an toàn điện ngoài đo đạc điện trở tiếp đất an toàn thiết bị, chuyên gia còn đánh gia sơ bộ về hệ thống điện sử dụng cho thiết bị, kiến thức an toàn điện của người lao động. Hầu hết kết quả đánh gia nguy cơ tai nạn điện các máy dán ép cao tần là ở mức trung bình (mức III). Một số máy đã nối đất nhưng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ cho kết quả đánh giá là nguy cơ cao (mức IV). Ngay sau khi có kết quả đánh giá, đoàn khảo sát đã đề xuất khắc phục ngay, sửa chữa hệ thống tiếp đất an toàn cho thiết bị đạt yêu cầu. Nên kết quả trước khảo sát và sau khi sửa chữa kỹ thuật giúp giảm mức nguy cơ xuống một bậc (từ mức IV xuống mức III). Hậu quả xấu nhất của tai nạn điện là người lao động vận hành có thể bị điện giật gây chết vì vậy cần giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ.

Bảng 8.  Kết quả đánh giá nguy cơ tai nạn điện

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

III

2

66,7

III

IV

1

33,3

DNP

III

2

66,7

III

IV

1

33,3

DNS

IV

3

100

IV

FRA

III

2

66,7

III

IV

1

33,3

FRE

III

6

66,7

III

IV

3

33,3

FRW

III

3

100

III

POS

III

2

66,7

III

IV

1

33,3

3.5. Kết quả phân tích, đánh giá nguy cơ bỏng nhiệt

Kết quả đánh giá nguy cơ bỏng nhiệt cho người lao động vận hành máy dán ép cao tần 100% là mức cao (mức IV) là do tất cả các sản phẩm đều được gia nhiệt trên 100oC. Nguy cơ bỏng nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào việc tuân thủ quy trình vận hành an toàn của người lao động.

Bảng 9.  Kết quả đánh giá nguy cơ bỏng nhiệt

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

IV

3

100

IV

DNP

IV

3

100

IV

DNS

IV

3

100

IV

FRA

IV

3

100

IV

FRE

IV

9

100

IV

FRW

IV

3

100

IV

POS

IV

6

100

IV

3.6. Kết quả phân tích, đánh giá nguy cơ chấn thương cơ học

Kết quả cho thấy mức nguy cơ bị chấn thương cơ học trên người lao động trong ngành giày phổ biến ở mức III. Ngành giày có một số thiết bị có vách ngăn và vận hành bằng 2 nút bấm 2 tay nên giảm rõ nguy cơ chấn thương xuống mức không đáng kể hoặc thấp.

Bảng 10.  Kết quả đánh giá nguy cơ chấn thương cơ học

CƠ SỞ

Mức nguy cơ

Tần suất

Tỷ lệ %

Mức nguy cơ kết luận

CHL

I

3

100

I

DNP

II

3

100

II

DNS

III

3

100

III

FRA

III

3

100

III

FRE

III

9

100

III

FRW

III

3

100

III

POS

III

6

100

III

Cần có giải pháp giảm thiểu tối đa mức nguy cơ gây chấn thương cơ học cho người lao động vận hành máy dán ép cao tần, đảm bảo an toàn lao động.

  1. Kết quả phân tích tổng hợp các nguy cơ

Từ kết quả khảo sát và đánh giá 06 nguy cơ cho người lao động vận hành máy dán ép cao tần trong ngành sản xuất giày da, trên từng thiết bị, nhóm nghiên cứu xác định mức nguy cơ tổng hợp.

Bảng 11.  Kết quả phân tích tổng hợp nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần trong  ngành sản xuất giày da

CƠ SỞ

ĐIỆN TRƯỜNG

TỪ TRƯỜNG

AN TOÀN ĐIỆN

TĨNH ĐIỆN

VI KHÍ HẬU

BỎNG NHIỆT

CƠ HỌC

Kết luận

CHL

III

I

III

I

IV

IV

I

III

DNP

III

I

III

I

II

IV

II

III

DNS

III

I

IV

I

II

IV

III

III

FRA

III

II

III

I

III

IV

III

III

FRE

III

I

III

I

IV

IV

III

III

FRW

III

I

III

I

III

IV

III

III

POS

III

I

III

I

III

IV

III

III

Kết luận

III

I

III

I

III

IV

III

III

Đánh giá tổng hợp cho thấy máy dán ép cao tần gây nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp với trường tĩnh điện và từ trường ở mức thấp đến không đáng kể. Các nhóm nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp với vi khí hậu nóng, điện trường, bỏng nhiệt và chấn thương cơ học luôn ở mức trung bình (III) đến cao (IV) cần tiếp tục có các nhóm giải pháp giảm thiểu nguy cơ nhằm đảm bảo an toàn, sức khoẻ  cho người lao động vận hành máy dán ép cao tần. Giải pháp lựa chọn phải phòng tránh được nguy cơ trung bình và cao của tai nạn chấn thương và bỏng nhiệt đồng thời giảm được nguy cơ phơi nhiễm có hại khi người lao động tiếp xúc với bức xạ điện từ trường.

IV. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã khảo sát, nhận diện và đánh giá 06 nhóm nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần trong ngành sản xuất giày da. Kết quả mức tiếp xúc điện trường ở cả các ngành hầu hết trong mức thấp (II) và trung bình (III), nguy cơ phơi nhiễm từ trường ở mức không đáng kể(I) và thấp (II). Nguy cơ tiếp xúc tĩnh điện đều ở mức không đáng kể (I). Nguy cơ tiếp xúc vi khí hậu nóng từ thấp đến cao tuỳ thược vào điều kiên thông gió làm mát nhà xưởng. Hầu hết kết quả đánh giá nguy cơ tai nạn điện các máy dán ép cao tần là ở mức trung bình (III). Kết quả đánh giá nguy cơ bỏng nhiệt cho người lao động vận hành máy dán ép cao tần là mức cao (IV) gây phỏng. Nguy cơ bị chấn thương cơ học trên người lao động vận hành máy dán ép cao tần phổ biến ở mức trung bình (III). Nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp tổng hợp kết luận ở mức trung bình (III) đối với người lao động vận hành máy dán ép cao tần trong ngành sản xuất giày da.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), TCVN 7301-1 : 2008 – ISO 14121-1 : 2007, “An toàn máy – Đánh giá rủi ro – Phần 1: Nguyên tắc, Safety of machinery – Risk assessment – Part 1: Principles”. Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ.

[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), TCVN 7301-2 : 2008 – ISO/TR 14121-2 : 2007, An toàn máy – Đánh giá rủi ro – Phần 2: Hướng dẫn thực hành và ví dụ về các phương pháp, Safety of machinery – Risk assessment – Part 2: Practical guidance and examples of methods. Hà Nội.

[3]. Bộ y tế – Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (2015), “Thường quy kỹ thuật Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường”.

[4]. Bộ Y tế (2016), QCVN 21: 2016/BYT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số cao – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc”.

[5]. Bộ Y tế (2002), “Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.

[6]. Bộ Y tế (2016), QCVN 26: 2016/BYT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc”.

[7]. Bộ Công Thương (2006), “Quy phạm trang bị điện 11 TCN – 18 – 2006″

[8]. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2016), Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, “Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh”

TS. Mai Thị Thu Thảo, TS. Nguyễn Đắc Hiền,

ThS. Võ Thành Nhân, CN. Trần Minh Thông

Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)