Nghiên cứu thăm dò về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần ở người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH KINDEN Việt Nam

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:49(GMT +7)

Với vai trò then chốt trong việc quản lý, vận hành hệ thống an toàn vệ sinh lao động, một mắc xích quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, vì vậy những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực, có thể khiến cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động trở nên trì trệ, kiệt sức, thiếu quyết đoán, mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, … dẫn đến hoạt động của hệ thống doanh nghiệp thiếu sự đồng bộ và hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, người lao động bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nguy cơ có triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu cao hơn 1,66 lần so với số đối tượng không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thầnngười lao động mang lại kết quả tích cực trong việc kiểm soát các ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần tại nơi làm việc, cũng như xác định sớm các vấn đề sức khỏe tinh thần nhằm lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để phòng ngừa yếu tố tác động và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

1. Đặt vấn đề

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh tật hay ốm đau”. Sức khỏe bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. Do vậy trong bất kỳ công tác nào mà người làm phải đảm nhận đều có những đặc thù riêng, ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe ở mỗi khía cạnh khác nhau. Ví dụ có những công việc có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Ví dụ những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Có những công việc có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, ví dụ những công việc gây căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng cảm xúc.v.v.Việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần ở những người làm công tác an toàn vệ sinh lao động trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm và cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu là thăm dò về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần ở người làm công tác ATVSLĐ tại công ty TNHH Kinden Việt Nam, một nhà thầu Cơ Điện thuộc lĩnh vực xây dựng.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các yếu tố tại nơi làm việc đến tâm lý người làm công tác ATVSLĐ.
  • Phạm vị nghiên cứu: Người làm công tác ATVSLĐ tại công ty TNHH Kinden Việt Nam có thời gian làm việc từ một năm trở lên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.
  • Đối tượng nghiên cứu: Người làm công tác ATVSLĐ tại công ty TNHH Kinden Việt Nam có thời gian làm việc từ một năm trở lên.
  • Phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:

* Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng phỏng vấn có nội dung được soạn sẵn về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người làm công tác STVSLĐ.

* Sử dụng bảng thang đo DASS21, phiên bản tiếng Việt của Trần Thạch Đức và cộng sự (Đức, T. T., 2013), nhằm thu thập được số liệu về tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng tại thời điểm điều tra.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và đặc điểm công việc

3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm về giới tính và độ tuổi

Khu vực

Giới tính

Độ tuổi

Nam

Nữ

22 ~ 25

≤ 30

≤ 40

≤ 50

≤ 60

Miền Bắc

8

0

1

2

4

0

1

Miền Nam

5

3

2

1

4

0

1

Tổng cộng

13

3

3

3

8

0

2

Bảng 2. Đặc điểm về trình độ học vấn và chuyên môn

Khu vực

Chuyên môn

Học vấn

BHLĐ

Khác

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Miền Bắc

2

6

1

1

6

Miền Nam

5

3

3

0

5

Tổng cộng

7

9

4

1

11

3.1.2. Đặc điểm công việc

Bảng 3. Mô tả về nơi làm việc và chức vụ của người lao động

Khu vực

Địa điểm

Chức vụ

Văn phòng

Dự án

Quản lý

Nhân viên

Miền Bắc

1

7

1

7

Miền Nam

1

7

0

8

Tổng cộng

2

14

1

15

Bảng 4. Đặc điểm về thời gian làm việc của người lao động

Khu vực

Số ngày làm việc

Số giờ làm việc trong ngày

5

6

7

8

9

10

>10

Miền Bắc

0

6

2

6

2

0

0

Miền Nam

0

7

1

6

2

0

0

Tổng cộng

0

13

3

12

4

0

0

Bảng 5. Mô tả về mức độ hài lòng đối với công việc

Khu vực

Mức độ hài lòng

Hoàn toàn không

Không

Chấp nhận

Hài lòng

Rất hài lòng

Miền Bắc

0

0

3

5

0

Miền Nam

0

0

4

4

0

Tổng cộng

0

0

7

9

0

3.2. Tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng của người làm công tác ATVSLĐ

Bảng 6. Kết quả DASS21 của đối tượng khảo sát

MỨC ĐỘ

TRẦM CẢM

D

LO ÂU

A

CĂNG THẲNG

S

Bình thường

15

13

14

Nhẹ

1

1

1

Vừa

2

1

Nặng

Rất nặng

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng của người làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp hầu hết ở mức độ bình thường và nhẹ. Có hai trường hợp lo âu ở mức độ vừa, và một trường hợp căng thẳng ở mức độ vừa. Trong đó ghi nhận có một trường hợp cả hai yếu tố lo âu và căng thẳng đều ở mức độ vừa. Đối tượng là nữ, độc thân, có thời gian làm việc tại công ty dưới 3 năm, địa điểm làm việc tại dự án, chức danh là nhân viên.

3.3. Tình trạng căng thẳng của người làm công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc

Sử dụng bảng hỏi đánh giá mức độ căng thẳng tại nơi làm việc (The Workplace Stress Scale) để khảo sát mức độ căng thẳng mà người làm công tác ATVSLĐ đang đối mặt ở nơi làm việc. Kết quả đánh giá cho thấy có 08 đối tượng ở mức điểm số thấp hơn hoặc bằng 15, điều này cho biết họ không gặp vấn đề về căng thẳng, chiếm tỷ lệ 50%. Có 07 đối tượng ở vào khoảng từ 16 đến 20 điểm, mức độ ảnh hưởng khá thấp, chiếm tỷ lệ 43,75%. Có 01 đối tượng ở vào khoảng từ 21 đến 25 điểm, mức độ ảnh hưởng vừa phải, chiếm tỷ lệ 6,25%.

Bảng 7. Kết quả đánh giá mức độ căng thẳng tại nơi làm việc

THANG ĐIỂM

SỐ

ĐỐI TƯỢNG

DIỄN GIẢI

<15

8

Căng thẳng không phải là một vấn đề.

16 ~ 20

7

Khá thấp.

Thông thường sẽ vượt qua rất dễ dàng, tuy nhiên khó khăn có thể đến bất kỳ lúc nào.

21 ~ 25

1

Căng thẳng vừa phải.

Trong công việc có thể gặp một số vấn đề khá căng thẳng, nhưng có lẽ không nhiều hơn những gì mà hầu hết mọi người đều trải qua và có thể đối phó.

26 ~ 30

0

Mức độ dữ dội.

Vẫn có thể chịu đựng, các hoạt động tại nơi làm việc đôi khi có thể gặp trở ngại.

Một vài điểm số có thể ở mức cao.

31 ~ 40

0

Căng thẳng ở mức nguy hiểm.

Điểm số càng cao thì mức độ càng tăng.

Không có trường hợp nào gặp phải sự căng thẳng ở mức độ dữ dội hoặc nguy hiểm. Trong 07 trường hợp ở mức độ khá thấp và 01 trường hợp ở mức độ vừa phải của sự căng thẳng, hai trường hợp có tiêu chí “Tôi nhận được sự công nhận hoặc phần thưởng thích đáng cho thành tích tốt” đạt mức “Không bao giờ”. Cả hai trường hợp đều ở văn phòng thành phố Hồ Chí Minh. Có cùng kết quả như hai trường hợp trên là hai trường hợp ở văn phòng Hà Nội, tuy nhiên với hai trường hợp này căng thẳng không phải là vấn đề.

Bảng 8. Kết quả khảo sát theo từng yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý tâm thần của ngưới lao động

CÂU HỎI

MỨC ĐỘ

Không bao giờ

Hiếm khi

Đôi khi

Thường xuyên

Luôn luôn

Điều kiện làm việc không thoải mái hoặc đôi khi là không an toàn.

4

9

3

Công việc đang làm cho sức khỏe thể chất hoặc cảm xúc của tôi xấu đi.

10

3

3

Tôi được giao quá nhiều việc và/hoặc nhiều công việc có thời hạn hoàn thành quá ngắn.

7

9

Tôi khó bày tỏ ý kiến ​​hoặc suy nghĩ về công việc với cấp trên.

8

6

2

Gia đình hoặc cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng bởi áp lực công việc gây ra.

8

4

4

Tôi có đủ quyền kiểm soát hoặc đầu vào cho công việc của mình.

1

2

8

5

Tôi nhận được sự công nhận hoặc phần thưởng thích đángcho thành tích tốt.

4

2

3

7

1

Tôi vận dụng được hết các kỹ năng và khả năng của bản thân cho công việc.

1

10

5

Kết quả khảo sát cho thấycó 04 đối tượng, chiếm tỷ lệ 25% cảm thấy không bao giờ nhận được sự công nhận hoặc phần thưởng thích đáng cho thành tích tốt. Hai trường hợp ở khu vực phía Nam, có thời gian công tác dưới 3 năm và từ 5 đến 10 năm. Hai trường hợp ở khu vực phía Bắc, có thời gian công tác dưới 3 năm và dưới 5 năm. 12,5% trường hợp cảm thấy rằng hiếm khi họ nhận được sự công nhận hoặc phần thưởng thích đáng cho thành tích tốt. Trong số này, một trường hợp có hai tiêu chí đạt mức “Hiếm khi” là “Tôi có đủ quyền kiểm soát hoặc đầu vào cho công việc của mình” và “Tôi nhận được sự công nhận hoặc phần thưởng thích đáng cho thành tích tốt “. Đối tượng là nữ, độc thân, có thời gian làm việc tại công ty dưới 3 năm, địa điểm làm việc tại dự án, chức danh là nhân viên. Bên cạnh đó, 25% đối tượng cho biết rằng gia đình hoặc cuộc sống của họ đôi khi bị ảnh hưởng bởi áp lực công việc gây ra. 18,75% cho rằng điều kiện làm việc đôi khi không an toàn, và công việc đang làm cho thể chất hoặc cảm xúc trở nên xấu đi.

Với bốn đối tượng có kết quả đạt mức tối đa ở các điểm đánh giá, chiếm ¼ trên tổng số người làm công tác ATVSLĐ, điều này cho thấy mối quan hệ tại nơi làm việc xuất hiện các vấn đề như sự cô lập về mặt xã hội hoặc thể chất, mối quan hệ kém với cấp trên, xung đột giữa các cá nhân, thiếu sự hỗ trợ của xã hội khiến người làm công tác ATVSLĐ chịu tác động xấu đến tâm lý. Không có được sự khích lệ, động viên từ cấp quản lý khiến họ cảm thấy mất đi động lực và sự hứng khởi của bản thân dành cho công việc. Làm việc không còn là niềm vui, sự ham thích mà trở thành điều không muốn nhưng buộc phải làm.

3.4. Các yếu tố tại nơi làm việc ảnh hưởng đến tâm lý người làm công tác ATVSLĐ

Bảng 9. Đáng giá sự ảnh hưởng của các yếu tố

STT

YẾU TỐ

KẾT QUẢ

Mức độ nghiêm trọng

Mức độ thấp

Mức độ trung bình

Mức độ chấp nhận được

Mức độ mong muốn

Sự đòi hỏi của công việc

5%

8%

23%

36%

28%

Sự kiểm soát trong công việc

8%

11%

39%

31%

10%

Sự hỗ trợ

2%

6%

15%

33%

44%

Mối quan hệ tại nơi làm việc

5%

2%

17%

27%

50%

Vai trò trong công việc

1%

40%

59%

Sự thay đổi trong công việc

2%

50%

48%

Điều kiện môi trường làm việc

3%

7%

23%

39%

28%

Kết quả thống kê cho thấy:

  • Yếu tố thứ năm về vai trò trong công việc và yếu tố thứ sáu về sự thay đổi trong công việc không có ghi nhận ở mức nghiêm trọng và mức thấp, tỷ lệ rất nhỏ ở mức trung bình, tỷ lệ cao ở mức chấp nhận được và mức mong muốn. Tỷ lệ gần 60% ở mức mong muốn của yếu tố thứ năm là chỉ số cao nhất trong các yếu tố và ở các mức độ. Không có ghi nhận sự ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người làm công tác ATVSLĐ ở hai yếu tố này.
  • Yếu tố thứ ba về sự hỗ trợ và yếu tố thứ bảy về điều kiện môi trường làm việc ở mức tồi tệ với tỷ lệ lần lượt là 2% cho yếu tố thứ ba và 3% cho yếu tố thứ bảy. Ở mức thấp với tỷ lệ lần lượt là 6% cho yếu tố thứ ba và 7% cho yếu tố thứ bảy. Ghi nhận ở mức chấp nhận được và mức mong muốn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Sự ảnh hưởng của hai yếu tố này là không đáng kể.
  • Cùng chiếm tỷ lệ 5% ở mức nghiêm trọng là yếu tố thứ nhất về sự đòi hỏi của công việc và yếu tố thứ tư về mối quan hệ tại nơi làm việc. Tỷ lệ 2% ở mức thấp là chỉ số thấp nhất ở mức độ này, ghi nhận này thuộc về yếu tố thứ tư. Với 8% ở mức thấp của yếu tố thứ nhất, đây là chỉ số cao thứ hai ghi nhận được ở mức này. Với tỷ lệ đạt 50% ở mức mong muốn, là chỉ số cao thứ hai trong các kết quả ghi nhận được, yếu tố thứ tư có mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với yếu tố thứ nhất. Hai yếu tố này có mức độ ảnh hưởng đến tâm lý người làm công tác ATVSLĐ cao hơn so với yếu tố thứ ba và yếu tố thứ bảy.
  • Chiếm tỷ lệ cao nhất 8% ở mức nghiêm trọng và 11% ở mức thấp, cùng tỷ lệ thấp nhất ở mức mong muốn là 10%, yếu tố thứ hai về sự kiểm soát trong công việc được ghi nhận có mức độ ảnh hưởng tiêu cực đứng hàng đầu. Ở mức tồi tệ, yếu tố này cao vượt 60% so với yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ tư. Còn ở mức thấp là cao vượt 37% so với yếu tố thứ nhất.

Bảng 10. Khả năng bị ảnh hưởng tâm lý của các đối tượng

Sử ảnh hưởng

của các yếu tố

Số đối tượng

Tổng

Có triệu chứng

Không triệu chứng

Có ảnh hưởng

5

4

9

Không ảnh hưởng

3

4

7

Tổng

4

8

16

– Qua phép tính Odds Ratio, khả năng bị ảnh hwogr các yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc của số đối tượng có triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, và stress cao hơn 1,66 lần so với số đối tượng không có triệu chứng trong tổng số 16 người làm công tác ATVSLĐ.

4. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có bảy yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người làm công tác ATVSLĐ, các yếu tố được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, bao gồm:

  • Yếu tố thứ hai: Sự kiểm soát trong công việc.
  • Yếu tố thứ nhất: Sự đòi hỏi của công việc.
  • Yếu tố thứ tư: Mối quan hệ tại nơi làm việc.
  • Yếu tố thứ bảy: Điều kiện môi trường làm việc.
  • Yếu tố thứ ba: Sự hỗ trợ.
  • Yếu tố thứ năm: Vai trò trong công việc.
  • Yếu tố thứ sáu: Sự thay đổi trong công việc.

Trong các yếu tố trên, thứ tự ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố thứ hai, kế đến là yếu tố thứ nhất, tiếp theo là yếu tố thứ tư, sau là yếu tố thứ bảy, cuối cùng là yếu tố thứ ba. Yếu tố thứ năm và yếu tố thứ sáu chưa ghi nhận được sự tác động tiêu cực ở hai yếu tố này. Thêm vào đó, nhóm người lao động có triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu và stress có nguy cơ cao hơn 66% so nhóm không có triệu chứng tâm lý tâm thầnbị tác động bởi sáu nhóm yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc nêu trên.

Kiến nghị:

Phân công và phân chia công việc hợp lý.

Phân công quyền và phân nhiệm vụ rõ ràng

Tăng cường sự hỗ trợ.

Tạo môi trường làm việc thoải mái

Tài liệu tham khảo

  1. Luật An toàn, Vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13) ngày 15/06/2015.
  2. Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, Vệ sinh lao động.
  3. Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
  4. Liên, P. T. L., Ngọc, B. (2020). Stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên. Y học Cộng đồng, 60(7), 125-130.
  5. Minh, T. (2019). Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress. Thời gian truy cập 11/07/2021, đường dẫn: http://t5g.org.vn/viet-nam-co-khoang-15-dan-so-mac-cac-roi-loan-lien-quan-toi-stress
  6. Nam, T. T., Hạnh, N. N., Nhung, T. T. P. (2020). Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc, căng thẳng trong công việc và sự hỗ trợ của tổ chức đến ý định nghỉ việc của nhân viên. Khoa học Thương mại, 164, 61-69.
  7. Phong, T. T., Dũng, Đ. P. (2020). Năng lực tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả công việc – Nghiên cứu tại một số trường học tại phía Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 56(3), 138-143.
  8. Health and Safety Executive. HSE Management Standards Indicator Tool. Ngày truy cập 01/08/2021, đường dẫn: https://www.hse.gov.uk/stress/assets/docs/indicatortool.pdf
  9. International Labor Organization. (2016). Workplace stress: A collective challenge. Geneva, Switzerland: ILO Publications.
  10. The American Institute of Stress. (1998). The Workplace Stress Scale. Ngày truy cập 01/08/2021, đường dẫn: https://www.stress.org/wp-content/uploads/2021/02/The-Workplace-Stress-Scale.pdf

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Long

Công ty TNHH Kinden Việt Nam


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)