Ngưỡng sinh học của Dichloromethane trong giám sát phơi nhiễm nghề nghiệp ở công nhân các ngành công nghiệp tại Việt Nam

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:49(GMT +7)

Nghiên cứu tổng hợp (Meta analysis) về mối liên quan giữa tiếp xúc Dichloromethane (DCM) và nồng độ Dichloromethane trong nước tiểu, chỉ số COHb% máu trên các đối tượng là công nhân hay các tình nguyện viên có phơi nhiễm. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới đáp ứng tiêu chí lựa chọn vào trong mẫu được tổng hợp và xây dựng phương trình hồi quy, và ứng dụng phương trình theo tiêu chuẩn cho phép ở Việt Nam về nồng độ DCM trong môi trường lao động và tiêu chuẩn COHb % để xây dựng ngưỡng chất sinh học.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mặc dù Dichloromethane (DCM) hay còn gọi là Methylene Chloride (CH2Cl2) không độc tính nhiều như những loại dung môi hữu cơ gốc clo khác, và cũng là chất không gây cháy, nên được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp trên thế giới. Những tác hại không ung thư và ung thư ở công nhân sẽ tiềm ẩn bởi tác hại từ việc phơi nhiễm với DCM trong lao động nếu tiếp xúc lâu dài [1]. Hiện nay Dichloromethane được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau, trong đó nổi bật nhất là ngành công nghiệp tẩy sơn. Trong khí đó, tẩy sơn đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng, là ngành công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các nước có thu nhập vừa và thấp như Việt Nam [2]. Năm 2020 Việt Nam nhập khẩu Dichloromethane đứng hàng thứ 2 thế giới chỉ sau Ấn Độ, với tổng giá trị là 11,1 triệu đô la [2]. Như vậy việc sử dụng Dichloromethane trong sản xuất công nghiệp, tạo ra sản phẩm với nhu cầu sử dụng Dichloromethane cao, do vậy người lao động trong các ngành công nghiệp như tẩy sơn, dược phẩm, hóa chất, sơn verni, tẩy rữa kim loại, keo dán, thổi polyurethane, … sẽ tiếp xúc nhiều với loại hóa chất này, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động .

Nghiên cứu về Dichloromethane (CH2Cl2) và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho đến nay, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, đặc biệt tại TpHCM và các tỉnh phía Nam. Do Dichloromethane là hợp chất gây độc đến sức khỏe như các bệnh về thần kinh, thận, gan, cấu tạo máu, da, và đặc biệt là ung thư, … nếu tiếp xúc lâu dài trong nghề nghiệp, hay ảnh hưởng cấp tính nguy hại đến tính mạng người lao động nếu phơi nhiễm với nồng độ cao. Vì vậy, hy vọng rằng đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ phơi nhiễm Dichloromethane (CH2Cl2) nghề nghiệp (DCM) và đề xuất chỉ số giám sát sinh họcđược thực hiện, có thể góp phần cung cấp thêm thông tin về tác hại của Dichloromethane đến sức khỏe công nhân trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam, từ đó có thể xây dựng tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp cho Dichloromethane, đồng thời giúp việc phòng ngừa cấp 1 bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với Dichloromethane từ chỉ số giám sát sinh học của Dichloromethane cho công nhân Việt Nam có phơi nhiễm.

2. MỤC TIÊU

Đề xuất chỉ số giám sát sinh học đối với Dichloromethane (CH2Cl2) về nồng độ DCM (µg/L) trong nước tiểu ở các đối tượng phơi nhiễm nghề nghiệp ở công nhân các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Một nghiên cứu dạng Systematic Reviews và Meta-Analyses, với hệ thống tìm kiếm các bài báo trên các trang thông tin MEDLINE, EMBASE, và Web of Science để tìm kiếm các bài báo về mối liên quan giữa tiếp xúc với Dichloromethan hay Methylene chloride và tăng chỉ số Carboxyhemoglobin (COHb %), tăng nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu. Các từ khóa quan trọng được sử dụng để tìm kiếm các bài báo cần thiết là như Dichloromethan, Methylene chloride urine. Cụm từ được sử dụng “AND” và “OR” được kết hợp để tìm kiếm bài báo và lần cuối cùng tìm kiếm các bài báo là 31/3/2022. Cũng như phần mềm endnote X8 được sử dụng để tìm kiếm các bài báo cần thiết cho chủ đề nghiên cứu. 

3.1. Lựa chọn nghiên cứu

Tiêu chí các nghiên cứu được chấp thuận bao gồm: (1) Các nghiên cứu là những bài báo khoa học với các loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học khác nhau như nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu theo dõi, đoàn hệ hồi cứu; (2) nghiên cứu có sự hiện diện của các kết quả thu được còn được gọi là (effect estimates) như tỉ số hiện mắc, nguy cơ tương đối, tỉ số chênh (như: odds ratio, risk ratio, correlation coefficient, % change) đối với việc trong mối liên quan với tiếp xúc Dichloromethane và tăng nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu (3) chỉ số tiếp xúc được quan tâm là sự phơi nhiễm với Dichloromethane trong lao động công nghiệp; và (4) kết quả của các chỉ số nồng độ DCM (μg/L) trong nước tiểu được báo cáo từ các kết quả nghiên cứu.

Yếu tố tiếp xúc là phơi nhiễm với DCM trong lao động công nghiệp được xác định bằng đặc tính lao động có sử dụng DCM và khảo sát đo đạc nồng độ DCM trong môi trường lao động. Các yếu tố hậu quả là nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu sau khi tiếp xúc với DCM. Các nghiên cứu bị loại trừ là nghiên cứu không thể hiện rõ ràng mối liên quan giữa các chỉ số DCM (μg/L) nước tiểu và tiếp xúc DCM, hoặc các bài báo không có nội dung hoàn chỉnh được sử dụng miễn phí với phần tóm tắt không đề cập đến mối liên quan nhân quả giữa tiếp xúc DCM và nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu ở công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp có phơi nhiễm với DCM, hay các nghiên cứu từ thực nghiệm trên những tình nguyện viên tham gia để tìm hiểu về mối liên quan giữa tiếp xúc DCM và nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu.

Các bài báo được chọn lọc cho nghiên cứu với các đối tượng tham gia là cá nhân làm việc trong ngành công nghiệp hoặc tình nguyên viên tham gia nghiên cứu có tiếp xúc với DCM, được lựa chọn qua hai lần sàng lọc bao gồm: (1) tên bài báo, phần tóm tắt, từ khóa dựa vào tiêu chuẩn nhận vào được đề cập ở trên; (2) Các bài báo nguyên trạng từ lần sàng lọc đầu tiên với nội dung nghiên cứu phù hợp được đánh giá theo tiêu chí chọn vào và được kiểm tra bởi 2 tác giả của nhóm nghiên cứu.

3.2. Trích dẫn số liệu 

Trong mối liên quan giữa tiếp xúc DCM trong môi trường lao động và tăng DCM (μg/L) nước tiểu ở người phơi nhiễm trong các nghiên cứu thực tế và thực nghiệm, dựa vào các từ khóa (Methylene Chloride/Dichloromethane and urine) để tìm kiếm thông tin ở lần sàng lọc thứ nhất có tất cả 204 bài báo, sau đó qua kiểm tra thông tin đợt 1 từ phần tóm tắt cho thấy có 47 bài báo phù hợp, trong đó kết quả thu được 7 bài báo phù hợp với tiêu chí nghiên cứu.

3.3. Meta- Analysis

Phân tích meta bao gồm các nghiên cứu có cùng đặc điểm về kết quả sẽ được kết hợp được trình bày thành số liệu tổng hợp của tất cả các nghiên cứu. Phần mềm phân tích Stata 13 tổng hợp và phân tích số liệu từ 7 nghiên cứu trong mối tương quan giữa tiếp xúc DCM trong môi trường lao động và nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu. Bằng phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effects analysis) cho tất cả các nghiên cứu. Phân tích ngẫu nhiên là dạng phân tích thống kê phù hợp với thiết kế meta-analysis [10]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích hệ số tương quan r của từng nghiên cứu và kết quả cuối cùng là hệ số tương quan kết hợp (r combined).

Hình 1. Sơ đồ các bài báo được chọn lựa vào mẫu nghiên cứu tổng hợp (Meta analysis)

3.4. Xác định hệ số tương quan kết hợp và xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính giữa nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu và tiếp xúc DCM trong môi trường lao động.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích hệ thống mối liên quan giữa tiếp xúc DCM trong môi trường lao động và tăng nồng độ DCM nước tiểu

Hình 1. Tổng hợp phân tích hệ thống các nghiên cứu về mối tương quan giữa tiếp xúc DCM và nồng độ DCM (µg/L) nước tiểu ở công nhân có phơi nhiễm

Kết quả phân tích hệ thống (meta analysis) cho thấy có mối tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,8 (0,6 – 1) giữa tiếp xúc DCM và tăng nồng độ DCM trong nước tiểu từ các nghiên cứu tại các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Bảng 1. Kết quả phân tích mê-ta từ các nghiên cứu nước ngoài về mối tương quan giữa tiếp xúc DCM và tăng DCM nước tiểu ở công nhân có phơi nhiễm

Method

Pooled Est

95% CI

P value

No. of studies

Lower

Upper

Fixed

0,799

0,618

1,031

0,085

10

Random

0,799

0,618

1,031

0,85

Trong nghiên cứu này, chỉ số đồng nhất cao cho 10 nghiên cứu với I2 là 79%, tuy nhiên giá trị p > 0,05 (p = 0,085) do vây cần nhiều nghiên cứu kết hợp để tăng giá trị cỡ mẫu và p đạt ngưỡng ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.

Bảng 2. Phân tích hệ thống mối liên quan giữa tiếp xúc DCM và tăng nồng độ DCM nước tiểu (dựa trên kết quả thô)

Kết quả phân tích hệ thống từ các dữ liệu thô minh chứng rằng có mối liên quan giữa tiếp xúc DCM trong môi trường lao động và tăng nồng độ DCM nước tiểu ở người lao động có phơi nhiễm, với hệ số tương quan thuận cùng với phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,105x + 9,98 và (p = 0,05).

4.2. Chỉ số giám sát sinh học do tiếp xúc Dichloromethane

Bảng 3. Mối liên quan giữa chỉ số COHb % và nồng độ DCM (µg/L) nước tiểu ở người lao động có phơi nhiễm DCM (ppm)

Mối liên quan

Hệ số tương quan  (r), phương trình hồi quy

Giá trị giám sát sinh học

Tiếp xúc DCM trong môi trường lao động và tăng COHb%

 r = 0,68

 y = 0,0265x + 1,681 (1)

 p = 0,018

 y là COHb %

 x là nồng độ DCM (ppm) trong môi trường

Tiếp xúc DCM trong môi trường và tăng nồng độ DCM nước tiểu

 y = 0,105x + 9,98 (2)

 (p = 0,05)

 y là DCM (μg/L) nước tiểu (DCM nt)

 x là nồng độ DCM (ppm) trong môi trường

COHb % và DCM (μg/L) nước tiểu

 Từ phương trình (1) và (2) →

 (COHb % – 1,681)/0,0265

 = (DCM nt – 9,98)/0,105

COHb %

= 0,25 DCM nt – 0,84

Chỉ số giám sát sinh học nhiễm độc cấp tính đối với COHb % (15/2016/TT-BYT) và nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu

Nhiễm độc nhẹ COHb % máu 10 – <30%

10% < 0,25 DCM nt – 0,84 < 30%

DCM nt > 3,76 (μg/L)

DCM nt < 4,56  (μg/L)

Nhiễm độc trung bình COHb % máu 30 – 50%

30% ≤ 0,25 DCM nt – 0,84 ≤ 50%

DCM nt ≥ 4,56  (μg/L)

DCM nt ≤  5,36  (μg/L)

Nhiễm độc nặng COHb % máu > 50%

0,25 DCM nt – 0,84 > 50%

DCM nt >  5,36  (μg/L)

Chỉ số giám sát sinh học nhiễm độc mãn tính đối với nồng độ DCM (μg/L) nước tiểu

Nhiễm độc mãn tính ở đối tượng không hút thuốc lá COHb % máu > 3,5%

0,25 DCM nt – 0,84 > 3,5%

DCM nt >  3,5  (μg/L)

Nhiễm độc mãn tính ở đối tượng hút thuốc lá COHb % máu > 10%

0,25 DCM nt – 0,84 > 10%

DCM nt >  3,76  (μg/L)

Tiêu chuẩn DCM trong môi trường lao động 8 giờ (TWA) ≤ 50 mg/m3 (14,39 ppm) (Tiêu chuẩn VSCN Thông tư 10/2019/TT-BYT)

Tiêu chuẩn DCM (μg/L) nước tiểu

y = 0,105x + 9,98 (2)

→ x ≤ 0,105 *14,39 + 9,98

DCM nt ≤ 11,5 (μg/L)

Như vậy qua kết quả phân tích hệ thống cho thấy nhiễm độc COHb % cấp tính nhẹ có nồng độ DCM nước tiểu trong khoảng từ 3,76 (μg/L) – 4,56 (μg/L);  nhiễm độ trung bình COHb % có nồng độ nước tiểu từ 4,56 (μg/L) – 5,36 (μg/L); và nhiễm độc COHb % nặng có nồng độ DCM nước tiểu trên 5,36 (μg/L). Đối với nhiễm độc COHb % mãn tính, ở nhóm hút thuốc lá có nồng độ DCM trong nước tiểu ​trên 3,76 (μg/L); và nhóm không hút thuốc lá nhiễm độc COHb % mãn tính do phơi nhiễm DCM có nồng độ DCM nước tiểu trên 3,5 (μg/L). Theo tiêu chuẩn VSCN Thông tư 10/2019/TT-BYT quy định DCM trong môi trường lao động 8 giờ (TWA) ≤ 50 mg/m3 (14,39 ppm), thì nồng độ DCM nước tiểu không vượt quá 11,5 (μg/L) đối với những đối tượng phơi nhiễm mãn tính với DCM trong môi trường lao động. 

5. BÀN LUẬN

Kết quả phân tích hệ thống (meta analysis) từ tổng hợp 7 nghiên cứu với 10 kết quả được thực hiện (3-9) đã trình bày hệ số tương quan kết hợp (r) là 0,8 (Hình 1). Điều này có ý nghĩa là ở nhóm công nhân có tiếp xúc với dung môi hữu cơ DCM có nguy cơ tăng nồng độ DCM trong nước tiểu. Trong nghiên cứu này, chỉ số đồng nhất cao cho 10 nghiên cứu với I2 là 79%, tuy nhiên giá trị p > 0,05 (p = 0,085), do vây cần nhiều nghiên cứu kết hợp để tăng giá trị cỡ mẫu và p đạt ngưỡng ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05 (Bảng 1).

Kết quả phân tích hệ thống từ các dữ liệu thô cho thấy, có mối liên quan giữa tiếp xúc DCM trong môi trường lao động và tăng nồng độ DCM nước tiểu ở người lao động có phơi nhiễm với hệ số tương quan thuận cùng với phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,105x + 9,98 và (p = 0,05) (Bảng 2). Ngoài ra, theo tiêu chuẩn VSCN Thông tư 10/2019/TT-BYT quy định DCM trong môi trường lao động 8 giờ (TWA) ≤ 50 mg/m3 (14,39 ppm), qua ứng dụng phương trình hồi quy từ phân tích hệ thống thể hiện có nồng độ DCM nước tiểu không vượt quá 11,5 (μg/L) đối với những đối tượng phơi nhiễm mãn tính với DCM trong môi trường lao động (Bảng 3).

Thêm vào đó, qua kết quả phân tích hệ thống cho thấy nhiễm độc COHb % cấp tính nhẹ có nồng độ DCM nước tiểu trong khoảng từ 3,76 (μg/L) – 4,56 (μg/L);  nhiễm độ trung bình COHb % có nồng độ nước tiểu từ 4,56 (μg/L) – 5,36 (μg/L); và nhiễm độc COHb % nặng có nồng độ DCM nước tiểu trên 5,36 (μg/L). Đối với nhiễm độc COHb % mãn tính, ở nhóm hút thuốc lá có nồng độ DCM trong nước tiểu trên 3,76 (μg/L); và nhóm không hút thuốc lá nhiễm độc COHb % mãn tính do phơi nhiễm DCM có nồng độ DCM nước tiểu trên 3,5 (μg/L).

Dichloromethane thấm nhiễm vào cơ thể, với liều lớn hơn chuyển hóa thành CO và hình thành COHb, và một phần nhỏ không chuyển hóa tồn tại trong mẫu nước tiểu. Do vậy, cho đến nay COHb % được xem như chất giám sát sinh học của hoạt động phơi nhiễm DCM mà chưa chú trọng đến chất giám sát sinh học là DCM trong nước tiểu. Từ kết quả thí nghiệm phân tích của các tác giả Nhật bản và kết quả phân tích của đề tài, có thể xem DCM trong nước tiểu như chất giám sát sinh học thứ hai trong việc theo dõi sự chuyển hóa đào thải của DCM ở người lao động có phơi nhiễm nghề nghiệp. Điều này có thể giúp tiên đoán nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với DCM, một loại chất hóa học được xếp loại vào nhóm nguy cơ cao gây tác hại đến sức khỏe người lao động trong đó có các bệnh không ung thư và ung thư (5).

6. KẾT LUẬN

Theo tiêu chuẩn VSCN Thông tư 10/2019/TT-BYT quy định DCM trong môi trường lao động 8 giờ (TWA) ≤ 50 mg/m3 (14,39 ppm), qua ứng dụng phương trình hồi quy từ phân tích hệ thống nhận định, nồng độ DCM nước tiểu không vượt quá 11,5 (μg/L) đối với những đối tượng phơi nhiễm mãn tính với DCM trong môi trường lao động. Ngoài ra, kết quả phân tích hệ thống cho thấy, nhiễm độc COHb % cấp tính nhẹ có nồng độ DCM nước tiểu trong khoảng từ 3,76 (μg/L) – 4,56 (μg/L); nhiễm độ trung bình COHb % có nồng độ nước tiểu từ 4,56 (μg/L) – 5,36 (μg/L); và nhiễm độc COHb % nặng có nồng độ DCM nước tiểu trên 5,36  (μg/L). Đối với nhiễm độc COHb % mãn tính, ở nhóm hút thuốc lá có nồng độ DCM trong nước tiểu trên 3,76 (μg/L); và nhóm không hút thuốc lá nhiễm độc COHb % mãn tính do phơi nhiễm DCM có nồng độ DCM nước tiểu trên 3,5 (μg/L). Như vậy, kết quả đề tài bước đầu góp phần cung cấp thêm thông tin về tác hại của DCM đến sức khỏe công nhân trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam, từ đó có thể xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho Dichloromethane từ chỉ số giám sát sinh học của DCM trong công nhân Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Liu T, Xu QE, Zhang CH, Zhang P. Occupational exposure to methylene chloride and risk of cancer: a meta-analysis. Cancer causes & control : CCC. 2013;24(12):2037-49.

[2]. 2026 RMCM-af.

[3]. Ghittori S, Marraccini P, Franco G, Imbriani M. Methylene chloride exposure in industrial workers. American Industrial Hygiene Association journal. 1993;54(1):27-31.

[4]. Hoffer E, Tabak A, Shcherb I, Wiener A, Bentur Y. Monitoring of occupational exposure to methylene chloride: sampling protocol and stability of urine samples. Journal of analytical toxicology. 2005;29(8):794-8.

[5]. Kawai T, Sakurai H, Ikeda M. Biological monitoring of occupational exposure to dichloromethane by means of urinalysis for un-metabolized dichloromethane. Industrial health. 2020;58(1):22-5.

[6]. Rutkiewicz I, Jakubowska N, Polkowska Z, Namieśnik J. Monitoring of occupational exposure to volatile organohalogen solvents (VOXs) in human urine samples of dry-cleaner workers by TLHS-DAI-GC-ECD procedure. Industrial health. 2011;49(1):126-32.

[7]. Saito I, Shibata E, Huang J, Hisanaga N, Ono Y, Takeuchi Y. Determination of urinary 2,5-hexanedione concentration by an improved analytical method as an index of exposure to n-hexane. British journal of industrial medicine. 1991;48(8):568-74.

[8]. Sakai T, Morita Y, Wakui C. Biological monitoring of workers exposed to dichloromethane, using head-space gas chromatography. Journal of chromatography B, Analytical technologies in the biomedical and life sciences. 2002;778(1-2):245-50.

[9]. Ukai H, Okamoto S, Takada S, Inui S, Kawai T, Higashikawa K, et al. Monitoring of occupational exposure to dichloromethane by diffuse vapor sampling and urinalysis. International archives of occupational and environmental health. 1998;71(6):397-404.

[10]. Introduction to Meta-Analysis – Book. Introduction to Meta-Analysis p.

TS.BS.Phan Minh Trang 

Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)