Phương pháp xác định rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở cơ sở sản xuất công nghiệp
I. Nhập đề
Vài năm gần đây, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tiến hành nghiên cứu quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động(RR ATVSLĐ) ở một số ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên,một khi khái niệm rủi ro ATVSLĐ còn chưa được định nghĩa một cách mạch lạc, thì nhất định sẽ có lúng túng và thiếu nhất quán trong xác định, đánh giá và phân loại chúng, từ đó sẽ không có được kế hoạch quản lý, giám sát, can thiệp giảm thiểu và can thiệp ngăn chặn một cách hữu hiệu.
Hiện nay trên thế giới, hoạt động quản lý, đảm bảo ATVSLĐ tại cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu chuyển sang quản lý rủi ro An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (gọi tắt là rủi ro nghề nghiệp – RRNN). Vậy thì xác định được đúng đối tượng quản lý – Rủi ro nghề nghiệp – có vai trò quan trọng không chỉ về mặt phương pháp, mà còn cả về mặt thực tiễn.
Cần biết rằng, về bản chất và mức độ,RRNN tại một vị trí làm việc hay tại một cơ sở sản xuất không phụ thuộc vào mục đích phân tích, ví dụ tính toán xây dựng các mức bảo hiểm; tính toán xây dựng các giải pháp cảnh báo, can thiệp rủi ro; v.v.cũng không phụ thuộc vào công cụ tính toán, xác định, đánh giá, phân loại.
Về phần mình, RRNN có thể được xác định: Trực tiếp theo số liệu thống kê thực tế; lại có thể được đánh giá gián tiếp theo các mô hình đánh giá, dự báo được xây dựng sẵn.
Sau khi xác định được rủi ro nghề nghiệp, tùy vào mục đích phân tích mà chúng ta áp dụng các thang phân loại phù hợp để xây dựng chiến lược quản lý chúng.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày mấy nội dung sau:
1- Đôi nét tổng quan về khái niệm, định nghĩavà ma trận xác định RRNN;
2- Phương pháp trực tiếp xác định RRNN tại vị trí làm việc và của cơ sở sản xuất công nghiệp;
3- Phương pháp gián tiếp xác định RRNN tại vị trí làm việc và của cơ sở sản xuất công nghiệp;
Cụ thể dưới đây.
II. Đôi nét tổng quan về khái niệm, định nghĩavà ma trận xác định RRNN
2.1. Rủi ro nghề nghiệp: Định nghĩa, hình thức biểu diễn
RRNN là khái niệm tưởng như dễ hiểu nhưng thực ra khá phức tạp và được hiểu một cách không nhất quán. Sự phức tạp nằm ở tính đa dạng của các hiện tượng liên quan khi nghiên cứu lĩnh vực này, trong đó có các hiện tượng thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản: vật lý, hóa học, sinh học; lại có các hiện tượng thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, chẳng hạn: y học, công nghệ, kinh tế, xã hội học.
Khái niệm RRNN đã được hình thành gần nửa thế kỷ trước trong các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các Khuyến nghị của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Tuy nhiên, cho đến nay, các thuật ngữ, định nghĩa vẫn còn được bổ sung, phát triển. Ở các tài liệu khác nhau, người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về rủi ro nói chung, rủi ro nghề nghiệp nói riêng.
Ví dụ: Ở Liên Bang Nga, Luật Liên Bang số 125 – ФЗ (1998) [10], RRNN được xác định là xác suất thiệt hại (mất mát) đối với sức khỏe hoặc tử vong của người lao động (NLĐ) liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng lao động. Sau đó, trong Luật Liên Bang số 184-ФЗ (2002) [11] lại có định nghĩa mới như sau: RRNN là xác suất gây hại cho cuộc sống hoặc sức khỏe của NLĐ có tính đến mức độ nghiêm trọng của tác hại này.
Trong tiêu chuẩn R ISO/IEC 51-2002 [2] lại đưa ra định nghĩa mới với khái niệm thiệt hại, như sau: RRNN là sự kết hợp giữa xác suất thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đó.
Trong tiêu chuẩn 12.0.230 – 2007 ССБТ [3] cũng đưa ra định nghĩa tương tự: RRNN là sự kết hợp giữa xác suất của sự kiện nguy hiểm xảy ra trong quá trình làm việc với mức độ nghiêm trọng của chấn thương hoặc thiệt hại khác đối với sức khỏe NLĐ do sự kiện nguy hiểm đó gây ra. Nói cách khác, ngoài khả năng (xác suất) gây hại, khái niệm rủi ro đã được căn cứ vào những thiệt hại liên quan. Trong tài liệu tiêu chuẩn Р 12.0.010-2009 [4], RRNN được định nghĩa như sau: RRNN là kỳ vọng toán học về thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của NLĐ.
Trong OHSAS 18000 và trong ISO 45001 thuật ngữ RRNN được diễn đạt cụ thể là: Rủi ro An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp.
Như vậy ta thấy nội hàm của thuật ngữ RRNN chính là rủi ro tai nạn lao động và rủi ro mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Biểu diễn hình thức là:
RRNN = RRTNLĐ + RRBNN + RRĐKLĐ (1)
Trong đó: RRTNLĐ – là rủi ro tai nạn lao động; RRBNN – là rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp; RRĐKLĐ – là rủi ro suy giảm SKNN do ĐKLĐ nặng nhọc, độc hại gây ra(suy giảm SKNN nhưng chưa bị bệnh).
Để nghiên cứu rủi ro, chúng ta phân biệt sự kiện rủi ro, xác suất sự kiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng về hậu quả của sự kiện rủi ro. Về sự kiện và xác xuất rủi ro chúng ta thấy:
Nếu ta gọi A là sự kiện rủi ro thì sự kiện A là sự kiện bao gồm sự có mặt đồng thời của hai sự kiện thành phần là:
Sự kiện B – Có người lao động (NLĐ) trong vùng làm việc (VLV) có sự cố, xác suất của sự kiện này là P(B) ≤ 1;
Sự kiện C – Xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc sự cố khác trong VLV, xác suất sự kiện này là P(C) ≤ 1;
Xác xuất của sự kiện rủi ro A khi đó là:
P(A) = P(B*C) = P(B)*P(C) ≤ 1. (2)
Nếu NLĐ có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) và nhờ đó mà tránh được phần nào tổn thất – sự kiện D, thì sự kiện rủi ro A là sự kiện B và sự kiện C xảy ra đồng thời, kết hợp với sự kiện D. Xác suất của sự kiện A khi đó sẽ là:
P(A) = P[(B*C)+D] = P(B)*P(C)+P(D) ≤ 1. (3)
Trong đó: P(A) – xác suất sự kiện rủi ro; P(B) – xác suất sự kiện có NLĐ trong VLV có sự cố; P(C) – xác suất xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc sự cố mất an toàn; P(D) – xác suất sự kiện NLĐ có sử dụng PTBVCN khi sự cố xảy ra.
Đây là các sự kiện độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau, cũng không loại trừ nhau.
Theo các định nghĩa và phân tích sự kiện rủi ro trình bày ở trên, khái niệm rủi ro được biểu diễn như sau:
(4)
Trong đó: RRj – Rủi ro tại vị trí làm việc thứ “j”; – Xác suất sự kiện rủi ro thứ “i” tại vị trí làm việc thứ “j”; P(A)ji– Thiệt hại do sự kiện rủi ro thứ “i” tại vị trí làm việc thứ “j” gây ra; k – là số loại thiệt hại có thể có do sự kiện rủi ro thứ “i” gây ra tại vị trí làm việc thứ “j”.
Trong thực tế, sự kiện rủi ro được thống kê theo năm, do vậy khái niệm xác xuất được thay bằng khái niệm tần suất. Sự kiện RRNN được phân loại theo tần suất thông kênhư sau, bảng 1.
Bảng 1. Phân loại sự kiện rủi ro theo tần suất trung bình thống kê trong năm.
Mức phân loại |
Tần suất thống kê sự kiện trong một năm, áp dụng tại các nước phát triển |
Phân loại sự kiện |
Tần suất thống kê sự kiện trong một năm, áp dụng cho đ/k VN(*) |
1 |
P(A) = (10-6 ÷ 10-8) |
Sự kiện A thực tế được coi là không thể xảy ra |
P(A) = [10–5 ÷ 10–8] |
2 |
P(A) = (10-4 ÷ 10-6) |
Sự kiện A thực tế được coi là rất hiếm khi xảy ra |
P(A) = [10–3 ÷ 10–5) |
3 |
P(A) = (10-2 ÷ 10-4) |
Sự kiện A thực tế được coi là hoàn toàn ngẫu nhiên. Khả năng xảy ra bằng không xảy ra |
P(A) = [10-1 ÷ 10–3) |
4 |
P(A) = (10-1 ÷ 10-2) |
Sự kiện A thực tế được coi là sẽ xảy ra |
P(A) >10–1 |
5 |
P(A) > 10-1 |
Sự kiện A thực tế được coi là nhất định sẽ xảy ra |
P(A) >1,5×10–1 |
(*) – Kiến nghị của tác giả bài viết. Các giá trị phân mức này được áp dụng phổ biến ở các nước Công nghiệp giai đoạn những năm 1980-1990 thế kỷ trước. Việc áp dụng các mức phân loại như các nước phát triển hiện nay đối với VN là chưa khả thi.
Đối với mức độ nghiêm trọng về hậu quả do sự kiện rủi ro gây ra, tại các nước phát triển phổ biến hình thức phân loại như sau, bảng 2.
Bảng 2. Phân loại mức độ nghiêm trọng về hậu quả do sự kiện rủi ro gây ra
Mức phân loại |
Mô tả sự kiện và mức độ nghiêm trọng |
Tên mức phân loại, (Eng) |
1 |
Sự kiện không đáng kể, có thể bỏ qua; Không có thương tích, sây xước nhỏ, bỏ qua tác động sức khỏe và an toàn. |
N [Negligible] |
2 |
Sự kiện không đáng kể, không nguy hiểm; Thương tích nhỏ, tác động đến sức khỏe và an toàn tính mạng không đáng kể, hậu quả dễ khắc phục, chi phí khắc phục hậu quả không lớn. |
Mi [Minor] |
3 |
Sự kiện vừa phải; Tác động đến sức khỏe và an toàn không lớn, thương tích trung bình kèm theo mất khả năng lao động tạm thời, sự cố có thể kèm theo phát thải, khắc phục hậu quả không đòi hỏi chi phí quá lớn. |
Mo [Moderate] |
4 |
Sự kiện nghiêm trọng, rất đáng kể; Tai nạn lao động kèm theo mất khả năng lao động lâu dài, tác động đến sức khỏe và an toàn NLĐ lớn, sự kiện có hậu quả nghiêm trọng: khắc phục chúng cần chi phí rất lớn. |
S [Serious] |
5 |
Sự kiện cực kỳ nghiêm trọng; Có tử vong, tác động tới hạn đến sức khỏe và an toàn của NLĐ, phá hủy thiết bị, khắc phục hậu quả đòi hỏi chi phí rất lớn và nhều nguồn lực khác |
C [Critical] |
Như vậy, theo (3) và cách thức phân loại ở bảng 1 và bảng 2, chúng ta thấy để đánh giá RRNN, người ta có thể sử dụng ma trận 5×5, theo hàng dọc là phân loại tần suất xuất hiện sự kiện rủi ro, theo hàng ngang là phân loại hậu quả.
Do sự kiện RRNN và hậu quả của chúng thống kê được trong các lĩnh vực hoạt động nhân sinh ngày một đa dạng, các nhà nghiên cứu đã phân loại xác suất và hậu quả theo thang 7 mức, 9 mức và 11 mức. Khi đó thay vì ma trận đánh giá 5×5, ta sẽ có ma trận đánh giá RRNN (5×7)/(7×5), hoặc (5×9)/(9×5), hoặc (7×9)/(9×7), hoặc (9×11)/(11×9), hoặc các ma trận vuông 7×7; 9×9; 11×11.
Cần nhắc lại là:Rủi ro thực tế không phụ thuộc vào công cụ đánh giá và phân loại. Công cụ đánh giá và phân loại càng chi tiết thì càng dễ xác định các giải pháp giám sát, can thiệp, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý rủi ro mà thôi.
Ma trận vuông 5×5 đánh giá rủi ro theo các mức tần suất sự kiện và mức hậu quả
RRNN tính theo các mức phân loại tần suất xuất hiện và quy mô hậu quả |
||||||
Mức phân loại hậu quả sự kiện RRNN (bảng 2) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Mức phân loạI theo tần suất thống kê RRNN (bảng 1) |
1 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
3 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
4 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
5 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Tại các giao điểm của các mức tần suất và hậu quả sự kiện là giá trị mức rủi ro SKNN. Ta thấy bảng ma trận 5×5 có 9 mức rủi ro, như sau:
Mức RRNN |
Mô tả rủi ro và sự cấp thiết của các giải pháp can thiệp |
Mức 1 |
Hoàn toàn không có rủi ro; |
Mức 2 |
Rủi ro nhỏ không đáng kể. Có thể bỏ qua; |
Mức 3 |
Rủi ro nhỏ. Không cần giải pháp can thiệp giảm thiểu nhưng phải giám sát; |
Mức 4 |
Rủi ro khá đáng kể. Cần có giải pháp can thiệp giảm thiểu, thực hiện theo kế hoạch; |
Mức 5 |
Rủi ro đáng kể. Cần sớm có giải pháp can thiệp giảm thiểu RR; |
Mức 6 |
Rủi ro khá cao. Cần có ngay giải pháp can thiệp giảm thiểu RR; |
Mức 7 |
Rủi ro cao. Cần ngừng làm việc và có ngay giải pháp can thiệp giảm thiểu RR |
Mức 8 |
Rủi ro rất cao. Cần ngừng làm việc và có ngay giải pháp ngăn chặn, loại trừ rủi ro |
Mức 9 |
Rủi ro cực cao. Cần ngừng làm việc và thay thế công nghệ sản xuất an toàn hơn |
Ưu điểm của phương thức ma trận trong xác định RRNN là dễ trình bày, dễ thấy, dễ hình dung.
Nhược điểm của phương thức này là bán định lượng, gián tiếp qua mức phân loại.
Trong thực tiễn quản lý An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), chúng ta phân biệt một số dạng rủi ro sau:
1- Rủi ro tai nạn lao động (RRTNLĐ). Rủi ro này bao gồm rủi ro thương tích và rủi ro tử vong;
2- Rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp (RRBNN). Rủi ro này bao gồm rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan tới nghề nghiệp;
3- Rủi ro chung về sức khỏe, tính mạng do làm việc ở vị trí làm việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm cụ thể nào đó (RRĐKLĐ);
4- Rủi ro gia tăng, phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của NLĐ, vào tuổi đời, tuổi nghề, đặc trưng cơ địa và một số thói quen tiêu cực đối với sức khỏe của NLĐ làm việc tại vị trí làm việc thứ j.
Nói chung, NLĐ làm việc tại các cơ sở SXCN cách này hay cách khác, mức độ nhiều hay ít đều phải chịu tất cả các rủi ro nêu trên. Các rủi ro đó mang tính đặc thù của từng ngành nghề, trong từng điều kiện của các cơ sở SXCN cụ thể.
Tóm lại, RRNN bao gồm tất cả các dạng rủi ro mà NLĐ phải chịu trong lao động sản xuất. Trong tương lai có thể nghiên cứu bổ sung thêm loại hình rủi ro ngoài 4 dạng nêu trên.
Chúng ta hình thức hóa RRNN tại vị trí làm việc thứ “j” theo 4 dạng rủi ro nêu trên, như sau:
RRNNJ = RRTNLĐJ + RRBNNJ = RRĐKLVJ + RRTNLĐJ, (5)
Trong đó:
– – Rủi ro nghề nghiệp tại vị trí làm việc thứ j;
– – Rủi ro tai nạn lao động tại vị trí làm việc thứ j;
– – Rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp và liên quan tới nghề nghiệp tại vị trí làm việc thứ j;
– – Rủi ro suy giảm sức khỏe nghề nghiệp do làm việc tại vị trí “j” có điều kiện lao động độc hại cụ thể nào đó;
– – Rủi ro gia tăng, phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của NLĐ, vào tuổi đời, tuổi nghề, đặc trưng cơ địa và một số thói quen tiêu cực đối với sức khỏe của NLĐ làm việc tại vị trí làm việc thứ j.
Sử dụng (4) để biểu diễn (5), ta được:
(6)
Trong đó: m=1: là chỉ số loại rủi ro TNLĐ; m=2: chỉ số loại rủi ro mắc BNN và liên quan nghề nghiệp; m=3: chỉ số loại rủi ro do ĐKLĐ gây ra; m=4: chỉ số loại rủi ro trạng thái NLĐ nhạy cảm với các yếu tố độc hại, nguy hiểm cụ thể phát sinh tại vị trí làm việc thứ “j”.
Đương nhiên – chúng ta hiểu rằng: không phải ở mỗi sự kiện rủi ro thứ “i” đều có đủ 4 loại rủi ro nêu trên. Ví dụ: sự kiện bị điện giật – NLĐ không chịu RRBNN, mà chịu các rủi ro sau: RRTNLĐ; RRĐKLĐ; RRTTNLĐ.
1.2.Thế nào là rủi ro nghề nghiệp của cơ sở SXCN
Trong mỗi cơ sở sản xuất đều có các vị trí làm việc mà ở đó NLĐ đảm nhiệm các công việc như nhau. Lại cũng có những vị trí làm việc của một nhóm NLĐ. Ở mỗi vị trí đó, NLĐ đều chịu các RRNN nhất định. Tất yếu nảy sinh câu hỏi sau:
Nếu NLĐ ở từng vị trí làm việc đều chịu một rủi ro nghề nghiệp nào đó thì rủi ro nghề nghiệp nói chung của cơ sở sản xuất là gì?
Giải đáp câu hỏi này có nhiều ứng dụng quan trọng. Trước hết là để xác định được đúng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp, từ đó có các chiến lược quản lý phù hợp, sau đó là để xác định nguồn lực, thực thi chính sách bảo hiểm TNLĐ và BNN.
Theo các tài liệu tham khảo [4, 6, 7, 8] rủi ro nghề nghiệp của cơ sở sản xuất được định nghĩa như sau:Rủi ro nghề nghiệp của cơ sở sản xuất là tổng rủi ro nghề nghiệp của tất cả NLĐ trong cơ sở sản xuất đó.
Hình thức hóa rủi ro nghề nghiệp của vị trí làm việc của nhóm NLĐ như sau:
(7)
Trong đó: – Rủi ro nghề nghiệp của cơ sở sản xuất “Z”;
– Rủi ro nghề nghiệp tại vị trí làm việc theo nhóm “Nhj” trong cơ sở “Z”; m – Tổng số lượng vị trí làm việc theo nhóm trong cơ sở “Z”.
– Rủi ro nghề nghiệp tại vị trí làm việc đơn lẻ thứ “j”; n – Tổng số lượng vị trí làm việc đơn lẻ trong cơ sở sản xuất thứ “Z”;
Để đánh giá RRNN của cơ sở sản xuất, người ta còn dùng chỉ số gọi là: Mức độ RRNN.Mức độ RRNN (MRRNN) của một cơ sở sản xuất xác định bằng giá trị trung bình của RRNN tất cả nhân viên và NLĐ trong cơ sở đó.
Biểu diễn hình thức như sau:
(8)
Trong đó: MRRNNCS – là mức độ RRNN của cơ sở sản xuất; RRNNCN.i – là RRNN của NLĐ thứ “i”; N – là tổng số NLĐ trong cơ sở sản xuất tính theo sổ lương. Trong thực tiễn cho phép số lượng thống kê, đánh giá RRNN không ít hơn 95% tổng số NLĐ của cơ sở.
2. Phương pháp trực tiếp xác định rủi ro nghề nghiệp tại vị trí làm việc và của cơ sở sản xuất công nghiệp
Để đánh giá RRNN trong thực tiễn, cần có các mô hình toán học và các chỉ số thống kê để tính toán các loại thiệt hại do RRNN gây ra cho NLĐ.
Phương pháp trực tiếp xác định RRNN tại vị trí làm việc (VLV) là căn cứ vào định nghĩa và các biểu thức hình thức (1) ÷ (5) và thu thập số liệu trực tiếp tại cơ sở sản xuất để tính toán. Mặc nhiên, kết quả tính toán phụ thuộc vào bề dày số liệu thực tế thu thập được tại cơ sở sản xuất.
Hiện nay chúng ta đánh giá, phân loại điều kiện lao động (ĐKLĐ) theo kết quả đo đạc, khảo cứu tại VLV. Về mặt phương pháp, các kết quả xác định ĐKLĐ phải đưa vào quan hệ giữa các mức phân loại ĐKLĐ với mức RRNN. Logic của luận điểm này là: “Đo đạc, khảo cứu tại VLV để xác định ĐKLĐ; từ ĐKLĐ xác định nên mức độ RRNN và các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu RRNN đó”. Logic này rất rõ ràng và gần như quá dễ hiểu, tuy nhiên, nó gặp phải những khó khăn thực tế là không có số liệu thống kê đầy đủ các loại thiệt hại liên quan tới RRNN để tiến hành tính toán, phân loại chúng từ đó xây dựng các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả.
Để tháo gỡ khó khăn này, về mặt học thuật cần làm sáng tỏ hai vấn đề:
1- Quan hệ nào giữa các tập số liệu thiệt hại với RRNN được đánh giá và phân loại sẽ được coi là đủ tương đương để lựa chọn quan hệ thay thế khả thi trong thực tiễn;
2- Thông qua quan hệ tương đương được lựa chọn, chúng ta sẽ xác định thông số thống kê một mặt, thỏa mãn được tính liên tục của số liệu, mặt khác đủ để tính toán đánh giá.
Như (5) cho thấy, RRNN bao gồm bốn loại rủi ro thành phần. Mỗi loại lại có thể được biểu diễn bằng một chỉ số đặc trưng. Các công trình nghiên cứu [1, 3] đã chỉ ra rằng quan hệ (EF) giữa bệnh tật của NLĐ và việc mất khả năng lao động tạm thời (MKLĐt) ở NLĐ làm việc trong các ĐKLĐ khác nhau có xu hướng thỏa mãn hai vấn đề nêu trên.
Trong [1] đã đánh giá giá trị của EF với mức quan hệ nhân – quả giữa các triệu chứng bệnh tật với ĐKLĐ – từ mức quan hệ lỏng lẻo, với EF<33% đến gần như rất chặt chẽ, khi EF>81%.
Kết quả phân tích các số liệu thống kê thực tế [3] cho thấy mức độ tin cậy của quan hệ nhân – quả giữa bệnh tật với MKLĐt và các yếu tố trong quá trình lao động sản xuất được coi là thấp khi EF=10%÷30% đối với ĐKLĐ độc hại nhẹ (mức 3/7). Quan hệ này trở nên khá chặt khi EF≥32% và bệnh tật được coi là do nghề nghiệp khi ĐKLĐ ở mức độc hại rất nặng và nguy hiểm – mức 6/7 và 7/7.
Do đó chúng ta có thể lấy thông số MKLĐt làm cơ sở để xác định và phân loại RRNN với cách hiểu mặc định là: theo thông số MKLĐt để tính toán thì RRNN chưa thật đầy đủ về mặt định lượng, nhưng đủ để có thể phân loại RRNN một cách tin cậy, phục vụ cho công tác quản lý chúng.
Cơ sở của lựa chọn này là:
(1) Thiệt hại do tác động của các yếu tố độc hại trong sản xuất (YĐSx) có thể cộng lại với nhau. Theo lý thuyết xác suất, điều này có thể thực hiện khi các sự kiện là loại trừ lẫn nhau.
Ví dụ thiệt hại khi NLĐ ốm do mắc bệnh đường hô hấp không cùng lúc với thiệt hại do mắc bệnh cơ xương khớp, nói cách khác không thể có cục diện NLĐ nghỉ ốm do bệnh hô hấp lại nghỉ ốm do bệnh cơ xương khớp, nói cách khác hai sự kiện NLĐ nghỉ ốm do bệnh hô hấp và do bệnh cơ xương khớp là hai sự kiện loại trừ nhau (như khi tung đồng xu, không thể có cục diện vừa sấp lại vừa ngửa. Sấp hay ngửa làhai sự kiện loại trừ lẫn nhau). Vì vậy, thiệt hại do NLĐ nghỉ ốm do bệnh hô hấp có thể cộng được với thiệt hại do NLĐ nghỉ ốm do bệnh cơ xương khớp;
(2) Tần suất và thời gian trung bình MKLĐt là các biến chính tắc đặc trưng cho thống kê bệnh nghề nghiệp và liên quan tới nghề nghiệp.
Dưới đây trình bày phương thức đánh giá định lượng RRNN theo MKLĐt.
Thời gian MKLĐt được thống kê tại từng VLV của cơ sở sản xuất như sau:
Đối với mỗi công đoạn sản xuất, hoặc các xưởng sản xuất, ta thực hiện:
– Thống kê số lượng NLĐ, ví dụ là N;
– Thống kê các trường hợp ốm đau nghỉ việc trong 365 ngày, ví dụ được K trường hợp;
– Thống kê và cộng dồn tất cả số ngày nghỉ việc của K trường hợp nêu trên, ví dụ được D ngày MKLĐt;
– Thiệt hại bằng tiền do số công bị mất do nghỉ ốm gây ra ở mỗi công đoạn, phân xưởng sản xuất gây ra, ví dụ được
Xác suất mắc bệnh tính theo số liệu thống kê chính là tần suất mắc BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp. Tần suất này bằng tỷ số giữa tổng số ngày công bị mất do nghỉ ốm và tổng số ngày công danh nghĩa của phân xưởng (công đoạn) sản xuất:
P(A)j = Dj / (Nj *365) (9)
Trong đó: P(A)j – Xác suất mắc BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp; ; tổng số ngày công bị mất do mắc BNN, bệnh liên quan nghề nghiệp và chấn thương do TNLĐ gây ra trong phân xưởng j; k – là số lượng các loại bệnh tật độc lập, khác nhau mà NLĐ bị mắc trong quá trình làm việc tại phân xưởng thứ j; 365 – là tổng số công danh nghĩa trong một năm của mỗi NLĐ. Tổng số ngày nghỉ ốm tính theo lịch nên phân bố xác suất (tần suất) tính cho cả 365 ngày.
Thiệt hại bằng thời gian MKLĐt trung bình trên mỗi trường hợp nghỉ ốm là:
(10)
Sử dụng biểu thức (4) để biểu diễn RRNN trung bình của phân xưởng j ta thu được:
, (11)
Các số liệu thống kê và tính toán đưa vào bảng 3 sau đây (với giả định N=100):
Bảng 3. Ví dụ số liệu về mức tai nạn lao động và ốm đau kèm MKLĐt của NLĐ
Nhóm NLĐ |
Phân xưởng 1* |
Phân xưởng 2** |
Đối chứng*** |
||||||
Loại bệnh |
Số trường hợp MKLĐt, K |
Tổng số ngày nghỉ của cả phân xưởng, D |
RRNN tính bằng số công bị mất trên NLĐ trong 1 năm |
Số trường hợp MKLĐt, K |
Tổng số ngày nghỉ của cả phân xưởng, D |
RRNN tính bằng số công bị mất trên NLĐ trong 1 năm |
Số trường hợp MKLĐt, K |
Tổng số ngày nghỉ của cả phân xưởng, D |
RRNN tính bằng số công bị mất trên NLĐ trong 1 năm |
Đường hô hấp |
30 |
215,5 |
0,042 |
32 |
274,3 |
0,064 |
20 |
169 |
0,039 |
Cơ xương khớp |
12 |
280,4 |
0,179 |
14 |
179,5 |
0,063 |
15 |
144 |
0,038 |
Đường tiêu hóa |
4 |
86,6 |
0,051 |
8 |
138.4 |
0,066 |
3 |
49 |
0,022 |
Tuần hoàn máu |
2 |
34,8 |
0,017 |
4 |
168,2 |
0,194 |
1 |
29 |
0,023 |
Đường tiết niệu |
3 |
35,4 |
0,011 |
5 |
71,7 |
0,028 |
3 |
27 |
0,007 |
Chấn thương |
11 |
192,4 |
0,092 |
11 |
206,5 |
0,106 |
10 |
178 |
0,087 |
Bệnh lây lan |
1 |
28,3 |
0,022 |
1 |
21.4 |
0,013 |
1 |
16 |
0,007 |
Bệnh về da |
3 |
40,2 |
0,015 |
5 |
75,2 |
0,031 |
2 |
39 |
0,021 |
Bệnh khác |
6 |
127,9 |
0,075 |
5 |
60,2 |
0,020 |
5 |
24,6 |
0,003 |
Tổng số các trường hợp và số ngày nghỉ |
72 |
1041,5 |
85 |
1175,4 |
60 |
675,6 |
|||
Thiệt hại tổng trung bình theo NLĐ (RRNN)PXj |
0,502 |
0,585 |
0,247 |
Phân xưởng 1* – Phân xưởng đúc; Phân xưởng 2** – Phân xưởng phụ trợ; Đối chứng*** – Tất cả công nhân còn lại.
Thiệt hại tổng là số ngày công MKLĐt trong một năm (365 ngày) tính trên một NLĐ trong mỗi phân xưởng sản xuất. Từ bảng 3 ta thấy ở phân xưởng 1 – thiệt hại lớn nhất là do bệnh cơ xương khớp và chấn thương do tai nạn lao động. Ở phân xưởng 2 – thiệt hại lớn nhất là do bệnh tuần hoàn máu và chấn thương do tai nạn lao động. Ở nhóm đối chứng thiệt hại lớn nhất là do chấn thương TNLĐ.
Sử dụng biểu thức (8) để xác định MRRNN của cả cơ sở sản xuất, thì được:
Tức mức RRNN của cơ sở xấp xỉ 0,5 ngày công bị mất trong một năm, trên mỗi NLĐ.
3. Phương pháp gián tiếp xác định rủi ro nghề nghiệp tại vị trí việc làm của cơ sở sản xuất công nghiệp
Phương pháp gián tiếp xác định RRNN tại vị trí làm việc và của cơ sở SSCN là phương pháp sử dụng các chỉ số thống kê – là kết quả xử lý các số liệu được thống kê tại cơ sở SXCN đó – để tính toán, ước lượng mức RRNN với các giả định như sau:
– Số liệu thống kê đủ lớn để kết quả xử lý chúng đủ tin cậy (thời gian thống kê ít nhất là 5 năm);
– Giả định rằng mức RRNN tại cơ sở SXCN được xem xét trong năm tới không có thay đổi đột biến so với toàn bộ bề dày số liệu được thống kê (do không có biến đổi đặc biệt về máy móc, thiết bị công nghệ, về ĐKLĐ và các phương tiện BVCN, về trình độ thao tác của NLĐ, v.v.).
Phương pháp gián tiếp đánh giá RRNN bao gồm đánh giá sơ bộ và đánh giá cuối cùng.
Đánh giá sơ bộ RRNN được thực hiện bằng cách đánh giá mức độ vệ sinh của ĐKLĐ khi kiểm định an toàn tại vị trí làm việc. Trong quá trình đánh giá ĐKLĐ có thể dự báo khả năng mắc BNN do tiếng ồn, rung động, tải lượng bụi theo một số mô hình khác nhau.
Đánh giá cuối cùng RRNN được thực hiện theo kết quả xử lý số liệu thống kê về mắc BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp; thống kê số liệu về mất khả năng lao động tạm thời; thống kê các trường hợp tai nạn lao động; các trường hợp tử vong; tỷ lệ bệnh tật do nghề nghiệp và bệnh tật chung; tỷ lệ gia tăng tuổi sinh học (già trước tuổi); v.v. Chuẩn cứ an toàn của ĐKLĐ là sức khỏe và các chức năng cơ thể của NLĐ được bảo toàn, tuổi thọ kỳ vọng và sức khỏe của các thế hệ con cháu được bảo đảm.
Để đánh giá và quản lý RRNN, người ta áp dụng khái niệm “cấp rủi ro” đánh giá định lượng bằng chỉ số RRNN (IRRNN).Chỉ số này xác định theo công thức sau:
(12)
Trong đó: IRRNN – là chỉ số RRNN; KNg – là chỉ số cấp nguy cơ RRNN; KNgTr – Chỉ số cấp nghiêm trọng của RRNN.
Chỉ số cấp nguy cơ, KNg nhận giá trị theo bảng sau:
Bảng 4. Giá trị chỉ số phân loại cấpnguy cơ KNg theo tần suất tai nạn và mắc BNN, từ cao xuống thấp
Chỉ số rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp, KNg |
Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, % |
Tỷ lệ phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh nghề nghiệp, % |
1 – Nguy cơ cực cao |
Hơn 10 |
Hơn 30 |
2 – Nguy cơ rất cao |
Từ 1÷10 |
Từ 3÷30 |
3 – Nguy cơ cao |
Từ 0,2 đến 1 |
Từ 1 đến 3 |
4 – Nguy cơ trung bình |
Từ 0,1 đến 0,2 |
Từ 0,5 đến 1 |
5 – Nguy cơ thấp |
Từ 0,01 đến 0,1 |
Từ 0,2 đến 0,5 |
6 – Nguy cơ không đáng kể, có thể bỏ qua |
Dưới 0,01 |
Dưới 0,2 |
7 – Không có nguy cơ |
Chỉ số phân loại cấp nghiêm trọng KNgTr của rủi ro mắc BNN nhận theo bảng sau:
Bảng 5. Chỉ số cấp nghiêm trọng tai nạn và mắc BNN (KNgTr), từ cao xuống thấp
Chỉ số cấpnghiêm trọng mắc bệnh nghề nghiệp, KNgTr |
Cấp nghiêm trọng trên cơ sở chẩn đoán y tế và loại MKLĐt có thể xảy ra |
1 – Cực kỳ nghiêm trọng |
Mất khả năng lao động phát triển cả khi không còn bị phơi nhiễm như ở vị trí làm việc trước đây nữa |
2 – Rất nghiêm trọng |
Mất khả năng lao động cố định hoặc cần đổi nghề |
3 – Nghiêm trọng |
Mất khả năng lao động dài hạn |
4 – Khá nghiêm trọng |
Mất khả năng lao động tạm thời mức trung bình hoặc nằm viện từ 3 tuần trở lên |
5 – Nghiêm trọng vừa phải |
Mất khả năng lao động tạm thời mức vừa phải hoặc nằm viện ít hơn 3 tuần |
6 – Không nghiêm trọng |
Mất khả năng lao động tạm thời dưới 1 ngày. |
7 – Hoàn toàn không nghiêm trọng |
Không mất khả năng lao động tạm thời. |
Như trình bày ở trên, biểu thức (12), chỉ số RRNN tính đến tần suất tai nạnlao động và mắc bệnh nghề nghiệp(%) và mức nghiêm trọng của tai nạn lao động và BNN dưới dạng chỉ tiêu tổng hợp, có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1,0. Nếu nơi lao động sản xuất có nhiều yếu tố độc hại tác động thì chỉ số RRNN cho phép đánh giá riêng từng bệnh cũng như đánh giá chung sự phối hợp có thể có giữa chúng. Khi đó chỉ số rủi ro bệnh nghề nghiệp chung tính bằng tổng các chỉ số rủi ro từng bệnh nghề nghiệp cộng lại.
(13)
Theo giá trị của chỉ số RRNN, ta xác định loại RRNN và tính cấp bách của các giải pháp giảm thiểu theo bảng sau.
Bảng 6. Loại RRNN và sự cấp bách của các giải pháp giảm thiểu, dự phòng [6, 8]
Chỉ số RRNN, IRRNN |
Cấp rủi ro sức khỏe nghề nghiệp |
Sự cấp bách của các giải pháp giảm thiểu rủi ro SKNN |
– |
Không có rủi ro |
Không cần có giải pháp |
< 0,05 |
Rủi ro nhỏ không đáng kể. Có thể bỏ qua |
Không cần có giải pháp, nhưng các đối tượng nhạy cảm cần có bảo vệ thêm <*> |
0,05 – 0,11 |
Rủi ro khá đáng kể |
Cần có giải pháp giảm thiểu trong thời hạn cụ thể |
0,12 – 0,24 |
Rủi ro đáng kể |
Cần sớm có giải phápgiảm thiểu |
0,25 – 0,49 |
Rủi ro cao |
Cần ngừng làm việc và có ngay giải pháp giảm thiểu |
0,5 – 1,0 |
Rủi ro rất cao |
Ngừng làm việc (chỉ làm việc tiếp khi rủi ro đã được giảm về mức an toàn) |
> 1,0 |
Rủi ro cực cao đối với sức khỏe và tính mạng NLĐ |
Công việc chỉ được thực hiện theo quy định đặc biệt <**>. Thay thế công nghệ sản xuất. |
<*>: Các đối tượng nhạy cảm là: lao động vị thành niên; phụ nữ có thai; đang nuôi con bú; lao động khuyết tật. |
||
<**> Các quy định đặc biệt về công việc, trong đó có theo dõi trạng thái cơ thể người lao động trước hoặc trong quá trình làm việc. |
Bảng 7. Ví dụ xác định RRNN theo chỉ số IBNN đối với thợ khoan đá bằng máy búa cầm tay
Mức RRNN tính theo các chỉ số IBNN = f(KNg;KNgTr) |
||||
Mức phân loại cấp nguy cơ rủi ro mắc BNN (bảng 4) |
Сấp nguy cơ bệnh bụi phổi – 2 |
Cấp nguy cơ bệnh rung chấn – 2 |
Cấp nguy cơ bệnh điếc nghề nghiệp – 1 |
|
Mức phân loạI cấp nghiêm trọng (bảng 5) |
Cấp nghiêm trọng bệnh bụi phổi – 1 |
2 |
||
Cấp nghiêm trọng bệnh rung chấn – 2 |
4 |
|||
Cấp nghiêm trọng bệnh điếc nghề nghiệp –3 |
3 |
|||
Chỉ số RRNN theo từng loại bệnh |
0,5 |
0,25 |
0,33 |
|
Chỉ số RRNN của thợ khoan đá bằng máy búa cầm tay |
1,08 |
Ví dụ: Đối với nghề khoan đá bằng máy búa cầm tay, tỷ lệ thống kê mắc bệnh bụi phổi silic, bệnh rung chấn và giảm thính lực tương ứng là: 5%; 10% và 40%.
Theo bảng 4 các cấp nguy cơ của các bệnh là: Bệnh bụi phổi – cấp 2; Bệnh rung chấn – cấp 2; Bệnh điếc nghề nghiệp – cấp 1.
Theo bảng 5, các cấp nghiêm trọng của các bệnh là: Bệnh bụi phổi – cấp 1; Bệnh rung chấn – cấp 2; Bệnh điếc nghề nghiệp – cấp 3.
Theo công thức (12) ta tính được chỉ số IBNN tương ứng với các bệnh là:
Bệnh bụi phổi: IBPhổi = 0,5; Bệnh rung chấn: IRC = 0,25; Bệnh điếc nghề nghiệp: IĐNN = 0,33.
Theo công thức (13) ta xác định được tổng chỉ số RRNN của thợ khoan đá bằng máy búa cầm tay là: 1,08. Kết quả tính toán thể hiện trong bảng 7.
Đối chiếu với bảng 6, ta thấy thợ khoan đá bằng máy búa cầm tay chịu rủi ro cực cao đối với sức khỏe và tính mạng.
Sau khi tính toán, đánh giá được các mức RRNN ở từng vị trí làm việc, chúng ta có thể đánh giá định lượng mức RRNN cho cơ sở SXCN theo nội dung và công thức (7) và (8) ở phần 1.b.
Kết luận
1. Đối với NLĐ, về nguyên tắc, rủi ro nghề nghiệp bao gồm RRTNLĐ; RRBNN và RRĐKLĐ. Trong thực tiễn, xu thế chuyển quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở sang quản lý RRNN đòi hỏi phương pháp tiếp cận, phân tích cho phép kể đếm đầy đủ các đặc trưng rủi ro An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp cũng như phân loại chúng nhằm phục vụ quản lý chúng một cách hiệu quả;
2. Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp tính toán, xác định RRNN ở cơ sở SXCN được trình bày có thể áp dụng một cách bổ sung, linh hoạt vào thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi mà công tác theo dõi, thống kê các dữ liệu về ATVSLĐ và các tình huống sự cố, thảm họa cũng như sức khỏe lao động còn chưa đầy đủ và nề nếp, nơi có, có không đầy đủ; nơi không;
3. Trong tương lai gần có thể nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện thêm các phương pháp được trình bày. Hướng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện trước mắt là đánh giá RRNN có tính đến trạng thái sức khỏe của NLĐ – theo biểu thức (5).
Tài liệu tham khảo
1. Адриановский В.И., Липатов Г.Я., Нарицина Ю.П. Некоторые результаты изучения заболеваемости с временной утратой трудоспособности рабочих, занятых в огневом рафинировании меди. // Фундаментальные исследования. Медицинские науки. № 2, 2010, С. 14 -18.
2. ГОСТ Р ИСО/МЭК 51-2002
3. ГОСТ 12.0.230 – 2007 ССБТ «Система управления охраной труда. Общие требования»
4. ГОСТ Р 12.0.010–2009 «Системы управления охраной труда. Определение опасностей и оценка рисков»
5. Молодкина Н.Н., Радионова Г.И., Денисов Э.И. Обоснование критериев профессионального риска. В кн. Измеров Н.Ф. (ред) Профессиональный риск. – М.: Социздат, 2001. – С. 48 – 55.
6. Профессиональный риск для здоровья работников (Руководство) / Под ред. Н.Ф. Измерова и Э.И. Денисова . – М.: Т ровант , 2003г., 48 стр.
7. Рекомендация МКРЗ № 45. Количественное обоснование единого индекса вреда – М.:Энергоатомиздат, 1989, – 85 с.
8. Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников.
Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Р 2.2.1766-03, Минздрав России, Москва 2004г., 21 стр.
9. Руководство по гигиенической оценке факторов рабочей среды и трудового процесса. Р 2.2.2006 – 05. М.: Минздрав России, 2005, 142 с.
10. Федеральный закон № 125 – ФЗ «Об обязательном социальном страховании от несчастных случаев на производстве и профессиональных заболеваний» 1998 г.
11. Федеральный закон № 184 – ФЗ «О техническом регулировании» 2002 г.
12. Федорович Г.В. Классификация условий труда по эпидемиологическим данным. // БиОТ – 2011 – № 4 – (в печати).
13. Федорович Г.В. Методы статистики ансамблей в эпидемиологии профзаболеваний // БиОТ-2011-№3 – С.71-75.
14. Федорович Г.В. АРМ – основа актуарных расчетов. // БиОТ – 2011 – № 2 – С. 40 -47.
15. ISO 45001: 2018. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Yêu cầu và hướng dẫn áp dụng.
Đỗ Trần Hải
Phạm Quốc Quân
Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)