Tác hại nghề nghiệp ở người lao động trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:45(GMT +7)


ThS. TRẦN THANH HÀ, ThS. ĐÀO PHÚ CƯỜNG
TS. TẠ TUYẾT BÌNH, PSG. TS. KHÚC XUYỀN
Viện YHLĐ & VSMT

Tóm tắt:

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của ĐKLĐ lên sức khỏe NLĐ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đánh giá tác hại nghề nghiệp trong quá trình lao động được tiến hành trên 132 công nhân chăn nuôi gà giống, nuôi lợn giống, chăn nuôi và vắt sữa bò và chế biến thức ăn (CBTA) chăn nuôi; khám sức khỏe (lâm sàng và cận lâm sàng) phát hiện tác hại nghề nghiệp trên 364 công nhân và nhân viên giao dịch và xét nhiệm máu phát hiện kháng thể kháng Leptospira cho 62 công nhân.

Kết quả nghiên cứu trong quá trình lao động cho thấy, sau lao động (SLĐ) tỷ lệ công nhân có nhiều triệu chứng kích thích niêm mạc mắt, mũi họng, thần kinh và đau mỏi cơ xương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước lao động (TLĐ). Các triệu chứng SLĐ có tỷ lệ phàn nàn cao: khoảng 50% là ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng, khó chịu vì mùi; khoảng 30 – 40% chảy nước mắt, hắt hơi, đau họng; những triệu chứng thần kinh khá cao (20 – 30%) là nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Tỷ lệ phàn nàn đau mỏi cơ cao ở thắt lưng ở các nhóm công nhân (gần 30 – 40%). Công nhân chăn nuôi vắt sữa bò có tỷ lệ phàn nàn cao nhất đặc trưng của nghề nghiệp là đau mỏi cổ tay, bàn tay (37,8%). Kết quả khám sức khỏe thấy tỷ lệ nhiều bệnh (viêm mũi dị ứng, bệnh mắt, bệnh khớp, bệnh da), các triệu chứng hô hấp nghề nghiệp (viêm phế quản mãn tính), kích thích niêm mạc và da của nhóm công nhân trực tiếp sản xuất cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001 – 0,02) so với nhóm giao dịch. Đồng thời nhóm công nhân cũng có rối loạn chức năng hô hấp (CNHH) cao hơn rõ rệt so với nhóm giao dịch. Kết quả xét nhiệm máu cho công nhân chăn nuôi gia súc (bò và lợn) phát hiện có 14/62 = 22,8% có kháng thể kháng Leptospia.

Các tác giả đề xuất các biện pháp như khám sức khỏe định kỳ kèm theo định kỳ đo chức năng hô hấp, cung cấp đầy đủ quần áo, trang thiết bị BHLĐ, cải thiện ĐKLĐ nhằm bảo vệ sức khỏe cho NLĐ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp cùng với ngành khai thác mỏ và ngành xây dựng được đánh giá là những ngành có nhiều nguy hiểm và các yếu tố có hại nhất. Lao động chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những dạng lao động đặc thù của lao động nông nghiệp với nhiều tác hại nghề nghiệp. Đó là vấn đề MTLĐ không thuận lợi về vi khí hậu, hơi khí độc hại như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), khí cacbon dioxyt (CO2), bụi tổng hợp; lao động thủ công nặng nhọc còn chiếm tỷ lệ cao; nguy cơ chấn thương khi chăm sóc gia súc, nguy cơ lây nhiễm cao bởi vi sinh vật và các yếu tố sinh học có hại, các yếu tố vật lý có hại như ồn, rung trong sử dụng các máy xay sát thức ăn gia súc. Những tác hại chính là các bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính do kích thích và dị ứng, các bệnh da và bệnh mắt cấp tính, mãn tính; các bệnh lây truyền từ gia súc sang người, các rối loạn cơ – xương – khớp… Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá sức khỏe NLĐ chăn nuôi gia súc, gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung hiện nay ở nước ta.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 503 công nhân và nhân viên làm các công việc liên quan đến chăn nuôi gà, lợn và bò sữa và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở một số cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

– Điều tra triệu chứng kích thích niêm mạc, da, đáp ứng thần kinh trung ương (TKTƯ) và thần kinh thực vật (TKTV) và đau mỏi cơ xương trong quá trình lao động (trước và sau lao động).

– Khám phát hiện tác hại BNN cho công nhân theo chuyên khoa: tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, mắt, da, cơ, khớp); điều tra bệnh hô hấp nghề nghiệp: viêm phế quản mãn tính (VPQMT), hen phế quản; xét nghiệm cận lâm sàng (đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu phát hiện kháng thể Leptospira).

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (xem các Bảng 1 – 4):

 Bảng 1: Thực trạng sức khỏe công nhân trước và sau lao động (%)

Triệu chứng

N=134

 

Chăn nuôi gà

N =53

Chăn nuôi lợn

N=25

Chăn nuôi bò sửa (N=45)

CBTĂ chăn nuôi (N=11)

TLĐ

SLĐ

TLĐ

SLĐ

TLĐ

SLĐ

TLĐ

SLĐ

Triệu chứng kích thích niêm mạc

Ngứa mắt

11,3

52,8***

32,0

72,0**

13,3

40,0**

54,5

63,6

Chảy nước mắt

7,5

30,2**

12,0

44,0**

4,4

13,3

36,4

36,4

Ngứa mũi

13,2

49,1***

12,0

32,0

11,1

31,1*

45,5

63,6

Chảy nước mũi

13,2

30,2*

8,0

20,0

6,7

26,7

45,5

63,6

Ngứa họng

3,8

45,3***

12,0

20,0

8,9

40,0

18,2

18,2

Đau họng

5,7

35,8**

32,0

40,0

11,1

31,1*

18,2

27,3

Triệu chứng TKTƯ – TKTV

Nhức đầu

7,5

13,2

24,0

48,0

24,4

44,4

27,3

27,3

Cảm giác gai người, gây sốt

0

13,2*

0

24,0*

4,4

15,6

9,1

27,3

Hoa mắt, choáng váng

7,5

28,3**

28,0

48,0

26,7

57,8**

27,3

36,4

Mệt mỏi

0

17,0**

40,0

40,0

6,7

24,4

27,3

36,4

Đau tức ngực

3,8

15,0*

28,0

28,0

11,1

31,1

18,2

27,3

Khó chịu mùi

1,9

28,3***

32,0

60,0*

2,2

28,9**

18,2

54,5

Đau cơ khớp

Cổ tay, bàn tay

1,9

13,2

0

16,0

8,9

37,8**

9,1

9,1

Lưng (trên)

3,8

11,3

0

8,0

13,3

22,2

18,2

27,3

Thắt lưng

7,5

26,4**

28,0

48,0

13,3

33,3*

54,5

81,8

Đầu gối

0

13,2*

0

16,0

15,6

33,3

18,2

18,2

SLĐ so với TLĐ: *P<0,05; **P<0,01; ***p<0,001

Bàn luận xung quanh Bảng 1: Nghiên cứu của Edurd W và cộng sự. (2000) cho thấy ở những NLĐ trong trang trại tiếp xúc với bụi lơ lửng (aeroslo) có vi sinh vật, bào mang nấm, bụi hữu cơ và bụi  vô cơ đã xuất hiện những triệu chứng về hô hấp, kích thích niêm mạc mắt và mũi. Theo Donham, 1986, Lê Trung 2001, do tiếp xúc có chu kỳ với bụi hữu cơ nồng độ cao, hay gặp triệu chứng nhiễm độc hữu cơ (ODTS) với những triệu chứng giống bệnh cúm cấp tính. Nội độc tố (NĐT) có trong bụi hữu cơ là nguyên nhân gây ra Hội chứng nhiễm độc bụi hữu cơ với biểu hiện sốt, rét run, nhức đầu, mệt mỏi; tiếp xúc lâu dài gây viêm mãn tính ở phổi, làm giảm chức năng hô hấp (CNHH). Các triệu chứng nhức đầu và mệt mỏi do NĐT có khả năng làm biến đổi sản xuất serotomin, làm tăng hocmon ACTH, gây ảnh hưởng đến TKTƯ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau lao động, công nhân có triệu chứng đau nhức đầu, cảm giác gai người, ngấy sốt 13-24%. Qua phỏng vấn sâu, một số công nhân phàn nàn cảm giác gây sốt và say trong lao động, nhất là khi bị đói. Chúng tôi cho rằng đây là ảnh hưởng của môi trường lao động có bụi hữu cơ. Nhóm CBTĂ tiếp xúc với bụi hữu cơ cao nhất thì phàn nàn gai người, gây sốt cao nhất. Trần Như Nguyên và cs, 2001, nghiên cứu MTLĐ và tình trạng sức khỏe của công nhân vườn thú Hà Nội thấy tác hại nghề nghiệp do H2S, NH3 là đau đầu 60,4%, khó chịu vì mùi 57,4%, ho 42,6%. Kết quả của chúng tôi thấy nhóm công nhân chăn nuôi gia súc có triệu chứng trên gần với của tác giả.

Kết quả điều tra đau mỏi cơ xương cho thấy, hầu hết các nhóm có tỷ lệ đau mỏi vùng thắt lưng SLĐ khá cao (32,4 – 81,8). Công nhân chăn nuôi vắt sữa bò có tỷ lệ phàn nàn cao nhất là đau mỏi cổ tay, bàn tay (37,8%), ngoài ra, phàn nàn khá cao về đau mỏi bả vai, khủy (24% – 28%) và cổ tay (20% – 36,4%). Chúng tôi cho là có liên quan đến đặc trưng của nghề nghiệp với  tư thế xấu, gắng sức tay lớn và lặp lại cao. Nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm công nhân trực tiếp phàn nàn chủ quan có đau thắt lưng từ 26 – 82% cũng gần với tỷ lệ trên của các tác giả.

Kết quả khám sức khỏe cho 357 công nhân (185 chăn nuôi gà, 135 chăn nuôi gia súc lợn và bò và 37 công nhân CBTĂ chăn nuôi) và cho 128 nhân viên hành chính – giao dịch cho trong Bảng 2.
 

Sức khỏe

N=503

Nhóm tiếp xúc trực tiếp

Nhóm giao dịch – hành chính

N=128

Chăn nuôi gà

N=153

Chăn nuôi gia súc

N=135

Trồng và chế biến thức ăn N=37

Tổng cộng chung

N=375

1

2

3

4

5

Bệnh TMH

58,9

60,1

67,6

60,3

53,9

TMH

40,0

51,0

56,8

46,1

50,0

Viêm mũi dị ứng

22,7

P1-5<0,001

12,4

10,8

17,3

P4-5<0,001

7,8

Bệnh mắt

21,7

23,5

35,1

P3-5<0,01

23,5

P4-5<0,001

15,6

Bệnh da

37,8

P1-5<0,05

43,1

P2-5<0,001

24,4

38,7

P4-5<0,001

24,2

Viêm da dị ứng

19,1

20,9

P2-5<0, 01

10,8

15,5

9,4

Sạm da

16,8

P1-5<0,01

3,3

10,8

10,7

5,5

Nấm da

2,7

7,2

P2-5<0,05

0

4,3

1,6

Viêm quanh nóng

3,8

9,8

P2-5<0,01

0

5,9

0,8

Đau khớp

36,8

P1-5<0,001

30,7

P2-5<0,01

43,2

P3-5<0,001

34,9

P4-5<0,001

7,0

Qua Bảng 2 ta thấy, một trong những tác hại nghề nghiệp đặc trưng đầu tiên ở NLĐ chăn nuôi là ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. Trong tài liệu về tác hại nghề nghiệp của Trung tâm Thông tin về An toàn – Sức khỏe nghề nghiệp quốc tế (International Occopational Safely and Health Information Centre – CIS) của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), công nhân chăn nuôi  gia súc, gia cầm do chịu ảnh hưởng tác hại của môi trường bụi cao (gồm cả bụi hữu cơ và bụi vô cơ), tiếp xúc với một số hơi khí độc hại và có mức ô nhiễm vi sinh vật cao đã phát hiện các bệnh viêm nhiễm cấp tính và mãn tính cơ quan hô hấp, các bệnh hệ miễn dịch như viêm mũi họng di ứng, hen, viêm phổi quá mẫn. Ngoài ra, NLĐ còn mắc các bệnh cấp, mãn tính về da, mắt. Những  nghiên cứu trong một số lĩnh vực chăn nuôi gia súc ở một số nước phát triển trên thế giới phát hiện thấy có 25% công nhân chăn nuôi gia súc bị mắc các bệnh đường hô hấp (Thorne et al.1996). Công nhân chế biến thức ăn, công nhân chăn nuôi súc vật và chăn nuôi khai thác bò sữa có nguy cơ chung bị mắc các bệnh hô hấp (Kendall Thu và cs.1998). Các bệnh đường hô hấp hay gặp là Hội chứng nhiễm độc bụi hữu cơ (Donham 1986), các bệnh viêm phế quản mãn tính đường khí. Ở Mỹ, khoảng 33% công nhân chăn nuôi lợn mắc hội chứng nhiễm độc bụi hữu cơ (ODTS) (Thorne et al.1996). Bệnh hen không dị ứng mãn tính gặp ở 25% công nhân chăn nuôi lợn (Von Essen and Donham, 1999; Donham, 2000); viêm phế quản cấp tính gặp ở 70% công nhân chăn nuôi và 25% phát triển viêm phế quản mãn tính (Donham, 2000). Có nghiên cứu đã chỉ ra là ở những công nhân chăn nuôi gia súc, tiếp xúc hàng ngày với bụi hữu cơ nồng độ thấp (nồng độ bụi chung từ 2-9 mg/m3, số lượng vi khuẩn 1000 đến 100 000/m3 và nồng độ nội độc tố 50- 900 EU/m3) thường mắc viêm phế quản cấp tính và mãn tính, các triệu chứng giống hen và các triệu chứng kích thích niêm mạc.

Bảng 3: Rối loạn chức năng hô hấp (%)

Chỉ tiêu

N = 460

Nhóm tiếp xúc trực tiếp

Nhóm giao dịch – hành chính

 N=126

Chăn nuôi gà

N=165

Chăn nuôi gia súc N=133

Trồng và chế biến thức ăn

N=36

Tổng cộng chung N=334

 

1

2

3

4

5

RLTK hạn chế

17,6

 

24,1

52,8

P3-5< 0,001

24,0

P4-5< 0,05

15,1

RLTK tắc nghẽn

2,4

1,5

 

0

1,8

1,6

RLTK hỗn hợp

0

2,3

0

0,9

1,6

Tổng số S

20,0

27,8

52,8

P3-5< 0,001

26,6

P4-5< 0,05

16,7

Kết quả khám lâm sàng các bệnh đường hô hấp cho công nhân chăn nuôi trong nghiên cứu của chúng tôi thấy có tỷ lệ cao mắc các bệnh đường hô hấp, viêm TMH cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng (58,9% – 60,1% đối với công nhân chăn nuôi, 67,6% đối với công nhân chế biến thức ăn). Như vậy, NLĐ chăn nuôi nước ta tiếp xúc với môi trường lao động tương tự, đồng thời cũng có tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp, gần với kết quả của các tác giả trên. Viêm mũi dị ứng thường ở nước ngoài là dị ứng do phấn hoa và dị ứng với bao tử nấm, vảy da động vật mắc trên lông, bụi thực vật cây cỏ. Ngoài ra, còn thấy dị ứng với các chất tẩy rửa, sát trùng, côn trùng nhỏ. Những triệu chứng kích thích niêm mạc da bao gồm các triệu chứng kích thích mũi (chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi); kích thích mắt (chảy nước mắt, ngứa mắt, đỏ mắt); triệu chứng đường hô hấp (ngứa họng, thở khò khè, khó thở), triệu chứng kích thích da (ngứa da, ban đỏ). Trong nghiên cứu của chúng tôi, công nhân chăn nuôi có viêm mũi dị ứng là 17,3; cao nhất là chăn nuôi gà 22,7%. Kết  quả điều tra về triệu chứng hô hấp nghề nghiệp với biểu hiện tức ngực, khó thở (TNKT) cho thấy tỷ lệ nhóm công nhân tiếp xúc có triệu chứng TNKT là 21,3%.  Kết quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình ở công nhân dệt có triệu chứng TNKT vào ngày đầu tuần (27,1%), kết quả của chúng tôi (6,9% và 14,4% tương ứng). Kết quả điều tra về các triệu chứng viêm phế quản mãn tính cho thấy nhóm công nhân có triệu chứng ho, khạc đờm 47,6%, trong đó giai đoạn II (ho liên tục từng đợt, > 2 tháng/1 năm) là 12,3%, giai đoạn III (ho, khạc đờm liên tục, > 2 tháng/năm, >2 năm) là 19,5%. Kết quả nghiên cứu của T.T.Bình ở công nhân dệt có VPQMT giai đoạn II là 16,98%, giai đoạn III là 13,25% hơi thấp hơn so với nghiên cứu này. Các biểu hiện tác hại đến đường hô hấp của nhóm công nhân đều cao hơn rõ rệt so với nhóm hành chính. Như vậy, công nhân chăn nuôi chịu tác hại rõ ràng về sức khỏe liên quan đến hô hấp với biểu hiện chủ yếu là các bệnh viêm nhiễm và dị ứng đường hô hấp, phù hợp với nhận định của các tác giả nước ngoài.

Kết quả khám bệnh da cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khá cao trong nhóm công nhân tiếp xúc (38,1%), trong đó cao nhất là viêm da dị ứng (15,5%), sạm da (10,7%). Công nhân nuôi gà có sạm da cao nhất 16,8%, công nhân chăn nuôi gia súc có viêm da dị ứng 20,9% và viêm quanh móng 9,8%. Điều này cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của môi trường lao động nóng ẩm cao, ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với nước nhiều khi vệ sinh chuồng, với các chất sát khuẩn, với chân đốt của côn trùng (muỗi), và nhiều vi sinh vật, bụi… ở nhóm công nhân chăn nuôi gia súc là yếu tố tác hại phát triển các bệnh da. Tỷ lệ cao về sạm da ở công nhân nuôi gà cũng cho thấy tác hại của MTLĐ xấu tới NLĐ.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lâm và cs, 2002 trong công nhân ngành chế biến thủy sản phải tiếp xúc với MTLĐ  có độ ẩm cao, tiếp xúc với hơi khí độc như H2S và NH3, mắc các bệnh ngoài da như dị ứng, ngứa, chàm, trợt loét kẽ, viêm quanh móng và sạm da và bệnh da khác là 45,2%; Trong nghiên cứu của chúng tôi, công nhân chăn nuôi gia súc có bệnh da 43,1%, gần với kết quả của tác giả nghiên cứu trên công nhân chế biến thủy sản.

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Tuấn Anh, 2003 ở công nhân xay sát lúa gạo có tỷ lệ các bệnh tai mũi họng là 72%, các bệnh mắt là 36%, gần với kết quả của công nhân CBTĂ (67,6% bệnh tai mũi họng và viêm mũi dị ứng và 35,1% bệnh mắt).

Kết quả khám thấy đau các khớp có tỷ lệ khá cao (34,9%) ở công nhân. Theo Von Essen anh McCurdy, 1998 những vấn đề rối loạn cơ xương khớp, trong đó đau lưng mãn tính gặp ở 26% NLĐ nông nghiệp và lao động chăn nuôi và tỷ lệ này tăng lên theo tuổi và thâm niên làm việc. Có tới 71% công nhân nuôi lợn thông báo có đau lưng mãn tính..

Kết quả đo CNHH cho thấy nhóm công nhân trực tiếp sản xuất có rối loạn CNHH cao hơn (26,6%) so với nhóm giao dịch – hành chính (16,7%) có ý nghĩa thống kê P<0,05. Riêng nhóm CBTĂ chăn nuôi có tỷ lệ cao hơn rõ rệt (52,8% so với 17,5%, p<0,001) so với nhóm giao dịch. Rối loạn thông khí hạn chế là chủ yếu ( chiếm tới 24%). Các rối loạn thông khí phổi hầu hết là ở nhức độ nhẹ (chiếm 93,3%).

Bảng 4. Kết quả xét nghiệm máu phát hiện kháng thế kháng Leptospira

ở công nhân chăn nuôi lợn và bò sữa

 

N

%

Tổng số đối tượng làm xét nghiệm máu

 

62

(nam:32, nữ: 30)

100

Tổng số mẫu có kháng thể kháng Leptospia

+ Nam

+ Nữ

14

4

10

22,8

12,5

33,3

Số mẫu công nhân nuôi lợn

 + Số mẫu có Lepto (+)

 + Hiệu giá kháng thể: 1/400

                                    1/200  

21

7

6

1

 

33,3

28,6

4,8

Số mẫu XN công nhân nuôi bò sữa

 + Số mẫu có Lepto (+)

 + Hiệu giá kháng thể: 1/400

                                    1/200

                                  1/100

30

7

1

2

4

 

23,3

3,3

6,6

13,2

Số mẫu XN của bác sĩ thú y, cán bộ kỹ thuật

 + Số mẫu có Lepto (+)

11

0

 

0

Kết quả trên Bảng 4 cho thấy tỷ lệ mẫu có kháng thể kháng Leptospira trong máu công nhân chăn nuôi gia súc là 22,8% và công nhân nhân nuôi lợn có tỷ lệ cao hơn. Đồng thời có tỷ lệ mẫu có hiệu giá kháng thể cao 1/400 cũng cao hơn so với công nhân nuôi bò sữa. Không phát hiện mẫu có Lepto (+) ở cán bộ kỹ thuật, bác sĩ thú y. Qua kiểm tra 2221 huyết thanh của công nhân chăn nuôi gia súc tại 22 nông trường quốc doanh trong vòng 10 năm, Trịnh Hằng Quí thấy tỷ lệ mẫu có kháng thể Leptospira trong máu từ 9,5% đến 74% tùy theo từng nông trường và từng thời điểm. Hà Huy Kỳ (1994) điều tra 135 đối tượng ở 6 cơ sở chăn nuôi lợn thấy những đối tượng lao động tiếp xúc trực tiếp với súc vật (chăn nuôi, thú y…) có biểu hiện lâm sàng và có tỷ lệ phản ứng dương tính với Leptospira 35,5% gần với kết quả của nghiên cứu này ở công nhân nuôi lợn.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ĐKLĐ không thuận lợi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhiều yếu tố nguy cơ của điều kiện lao động đã ảnh hưởng khá rõ rệt tới sức khỏe NLĐ.

– Cần tiến hành khám phát hiện tác hại nghề nghiệp đặc trưng (khám các chuyên khoa tai mũi họng, hô hấp, bệnh Leptospira, bệnh da…) cho công nhân chăn nuôi trong đợt khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

– Cần có thêm những nghiên cứu theo dõi sức khỏe liên tục cho NLĐ chăn nuôi gia súc, gia cầm đề xuất các biện pháp dự phòng và đưa ra chế độ chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe lâu dài cho NLĐ chăn nuôi.

Tài liệu tham khảo

1.   Tạ Thị Tuyết Bình, Nguyễn Ngọc Ngà, Lê Gia Khải (1995) “ Kết quả điều tra bước đầu về ảnh hưởng của Hydro sulfua (H2S) lên sức khỏe công nhân công ty môi trường đô thị”, Tạp chí Y học lao động và Vệ sinh môi trường, số 8/1995.

2.   Tạ Thị Tuyết Bình (2003),  nghiên cứu biến đổi chức năng hô hấp ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi và người mắc bệnh bụi phổi, đề xuất biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội.

3.   Hà Huy Kỳ (1994), “ Bệnh do Leptospira”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học ( 1984- 1994).  Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường, Hà Nôi (báo cáo tóm tắt).

4.   Nguyễn Thị Phương Lâm, Trịnh Chí Tín, Nguyễn Ngọc Ngà và CS. (2002), Nguyên cứu, khảo sát thực tranhgj điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏa người lao động thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, bổ sung danh mục Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam, báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Hà Nội.

5.   Đỗ Anh Tuấn (2003), “Sức khỏe và chức năng thông khí phỏi người lao động xay xát lúa gạo”, Báo cáo khoa học toàn văn Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thức nhất, Hội nghị khoa học Y học lao động quốc tế lần thứ V, Hà Nội ngày 12-14/11/2003.

6.   Lê Trung (2001), các bệnh hô hấp nghề nghiệp, nhà xuất bản Y học, Hà Nội

7.   Encyclopaedia of Occupational Health and Safety, 4th Edition (1998)

8.   Published by the International Labor Office (ILO). Liverstock rearing, Agricultural Work (p. 76-780); Agriculture, occupational health anh safety measures in (p.80-81).

9.   CIS, International Hazard Datasheets on Occupation. Dairy Famer.

10. CIS, International Hazard Datasheets on Occupation. Poultry Farm Worker.

(Theo TC BHLĐ tháng 10/2013)


(Nguồn tin: )