Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động có tiếp xúc crom tại một số cơ sở nghiên cứu

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:48(GMT +7)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đó, công nghiệp cơ khí đóng vai trò quan trọng; cung cấp máy móc, công cụ, thiết bị sử dụng cho mọi ngành công nghiệp. Trong các cơ sở sản xuất cơ khí, mức độ ô nhiễm kim loại nặng nói chung và crom nói riêng đang ở mức cao. Điều này gây ra các tác hại đến sức khỏe con người.Crom không chỉ gây tổn thương da và niêm mạc mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác. Trong khi đó tại Việt Nam, các nghiên cứu về crom phần lớn chỉ tập trung vào ảnh hưởng của crom đến hệ thống da và niêm mạc, chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng mạn tính của crom đến các cơ quan khác. Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm của Việt Nam hiện tại cũng mới đề cập đến bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crom. Để có cái nhìn tổng quát về tình trạng sức khỏe của người lao động tiếp xúc với crom trong môi trường lao động làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, sức khỏe người lao động ngành cơ khí, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động có tiếp xúc Crom tại một số cơ sở nghiên cứu”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng: nhóm tiếp xúc (399 đối tượng) và nhóm so sánh (417 đối tượng). Nhóm so sánh lấy từ các bộ phận không tiếp xúc trực tiếp với crom, trong cùng cơ sở với nhóm tiếp xúc.

– Phạm vi nghiên cứu: Người lao động trong ngành cơ khí.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có nhóm so sánh

– Các kỹ thuật thu thập thông tinh:

+ Phương pháp điều tra, mô tả: quan sát NLĐ làm việc trong ca;

+ Phương pháp nghiên cứu thực địa: khám sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, lấy máu và nước tiểu cho NLĐ tại cơ sở;

+ Phương pháp trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, chức năng thận.

– Xử lý và phân tích số liệu: số liệu được nhập và làm sạch bằng excel, phân tích bằng phần mềm stata 12.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 816 người lao động, trong đó 399 đối tượng thuộc nhóm tiếp xúc (có tiếp xúc với crom) và 417 đối tượng thuộc nhóm so sánh (không tiếp xúc với crom).

          Bảng 1. Tỷ lệ phân bố người lao động theo giới

Giới tính

Nam

Nữ

Tổng

Nhóm

n

%

n

%

N

%

Nhóm tiếp xúc

288

72,2

111

27,8

399

48,9

Nhóm so sánh

263

63,1

154

36,9

417

51,1

Tổng

551

67,5

265

32,5

816

100

Nhìn chung trong cả 2 nhóm đối tượng, lao động nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ (lần lượt 67.5% và 32.5%). Đây là đặc điểm đặc trưng giới trong ngành cơ khí, người lao động chủ yếu là lao động nam có sức khỏe dẻo dai, chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt. Phân bố theo giới tính có tỷ lệ tương đương nhau giữa nhóm  tiếp xúc và nhóm so sánh.

          Bảng 2. Tỷ lệ phân bố người lao động theo nhóm tuổi

Tuổi

20-29

30-39

40-49

50-59

Nhóm

n

%

n

%

n

%

n

%

Nhóm tiếp xúc

174

43,6

194

48,2

27

6,8

4

1,0

Nhóm so sánh

137

32,9

215

51,6

59

14,1

6

1,4

Tổng

311

38,1

409

50,1

86

10,5

10

1,2

Người lao động trong ngành cơ khí nhìn chung có tuổi đời tập trung ở nhóm 30-39 tuổi chiếm 50.1% và nhóm 20-29 tuổi chiếm 38.1%. Nhóm tuổi 50-59 chỉ chiếm 1.2%. Phân bố theo các nhóm tuổi có tỷ lệ tương đương nhau giữa nhóm tiếp xúc và nhóm so sánh.

           Bảng 3. Tỷ lệ người lao động theo nhóm tuổi nghề

Tuổi nghề

≤ 5 năm

6-10

11-15

16-20

Nhóm

n

%

n

%

n

%

n

%

Nhóm tiếp xúc

127

33,9

155

41,3

51

13,6

42

11,2

Nhóm so sánh

97

26,6

125

34,3

59

16,2

83

22,8

Tổng

224

30,3

280

37,9

110

14,9

125

16,9

Người lao động trong ngành cơ khí có tuổi nghề trung bình tập trung cao nhất ở nhóm 6-10 năm tuổi nghề chiếm 37.9% và nhóm ≤ 5 năm tuổi nghề chiếm 30.3%. Tuy nhiên nhóm tuổi nghề 11-15 và 16-20 năm tuổi nghề cũng chiếm tỷ lệ tương đối. So sánh giữa nhóm tiếp xúc và nhóm so sánh thấy tỷ lệ phân bố tuổi nghề tương tự nhau giữa 2 nhóm.

3.2. Kết quả đánh giá tình trạng sức khỏe và phân loại sức khỏe chung

          Bảng 4. Phân loại sức khỏe chung của đối tượng nghiên cứu

PLSK

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV – V

Nhóm

n

%

n

%

n

%

n

%

Nhóm nghiên cứu

10

2,5

223

55,9

166

41,6

0

0,0

Nhóm so sánh

17

4,1

239

57,3

160

38,4

1

0,2

Tổng

27

3,3

462

56,6

326

40,0

1

0,1

Người lao động trong ngành cơ khí có phân loại sức khỏe chủ yếu loại II và loại III lần lượt 56.6% và 40.0%. Chỉ có khoảng 3.3% người lao động phân loại sức khỏe loại I, so với phân loại sức khỏe theo số liệu báo cáo YTLĐ năm 2018 tổng hợp từ 63 tỉnh/thành phố báo cáo thì sức khỏe loại I theo báo cáo này là 23.37% [1]; số liệu phân loại sức khỏe loại I trong nghiên cứu của chúng tôi còn tương đối khiêm tốn.

3.3. Tình trạng bệnh tật của người lao động

           Bảng 5. Tỷ lệ mắc các bệnh của người lao động qua khám lâm sàng

Nhóm

Nhóm nghiên cứu

Nhóm so sánh

Tổng

Bệnh

n

%

n

%

N

%

Bệnh nội khoa

155

38.9

136

32.6

291

35.7

Bệnh da liễu

41

10,3

27

6,5

68

8,4

Bệnh TMH

164

41,1

159

38,2

323

39,6

Bệnh mắt

136

34,2

145

34.9

281

34,6

Bệnh RHM

276

69,5

290

69,7

566

69,6

Bệnh SPK

22

20,6

32

20,8

54

20,7

Nhìn chung người lao động trong ngành cơ khí có tỷ lệ mắc bệnh về tai mũi họng, bệnh mắt, bệnh sản phụ khoa cao hơn so với báo cáo y tế lao động năm 2018. Cụ thể, trong báo cáo y tế lao động, tỷ lệ người bị bệnh về mắt chiếm 13.47%, bệnh sản phụ khoa chiếm 8.9%, bệnh tai mũi họng cấp 28.98% và bệnh tai mũi họng mạn chiếm 8.48%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người lao động bị bệnh về mắt chiếm 34.6%, bệnh Sản phụ khoa chiếm 20.7% và bệnh về tai mũi họng chiếm 39.6%.

So sánh giữa nhóm tiếp xúc và nhóm so sánh cho thấy: người lao động tiếp xúc với crom có tỷ lệ mắc các bệnh về nội khoa, da liễu và bệnh về tai mũi họng cao hơn so với nhóm so sánh.

So sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sơn thấy tỷ lệ mắc bệnh da chung trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều [2]. Tỷ lệ bệnh da trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường [3]. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ loét da tỏng ngành mạ là 45.8%, tỏng ngành sản xuất xi măng là 14.8%. Tỷ lệ bệnh da nói chung trong nhóm đối tượng tiếp xúc với Crom trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ 10.3%.

           Bảng 6. Cơ cấu bệnh ở mũi họng trong người lao động ngành cơ khí

Nhóm

Nhóm tiếp xúc

(N = 399)

Nhóm so sánh

(N=417)

P

Tổng

(N=816)

Bệnh, chứng bệnh

n

%

n

%

N

%

Bệnh viêm mũi, họng, thanh quản cấp

14

3,5

11

2,6

> 0,05

25

3,1

Bệnh viêm mũi, họng, thanh quản mạn

136

34,1

137

32,9

> 0,05

273

33,5

Bệnh mũi họng khác

14

3,5

11

2,6

> 0,05

25

3,1

Tổng

164

41,1

159

38,2

323

39,6

Người lao động trong nhóm tiếp xúc với crom có tỷ lệ mắc bệnh mũi họng cấp và mạn tính cao hơn so với nhóm không tiếp xúc với crom. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >0,05. Tỷ lệ người lao động nhóm tiếp xúc mắc bệnh mũi, họng, thanh quản mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ này trong báo cáo lao động năm 2018 [1]. Theo Dayan và Paine (2001), crom có tác động kích ứng đường hô hấp sau khi hít phải bụi crom thường gây: viêm phế quản mạn tính, kích ứng mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm mũi mạn tính, đặc biệt là ở những người lao động lâu năm [4]. Chính vì vậy tỷ lệ người lao động trong ngành cơ khí nói chung có tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng cao hơn so với báo cáo y tế lao động chung.

           Bảng 7. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp, tiết niệu của người lao động ngành cơ khí

Nhóm bệnh

Nhóm NC

(n = 387)

Nhóm so sánh

(n = 399)

P

Tổng

(n = 786)

Bệnh đường hô hấp

22

5,7

6

1,5

< 0,05

28

3,6

Bệnh đường tiết niệu

12

3,1

2

0,5

< 0,05

14

1,8

Người lao động tiếp xúc với Crom có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp và đường tiết niệu cao hơn so với người lao động không tiếp xúc với crom. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Theo một số nghiên cứu trên thế giới, Crom là kim loại nặng có ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc đường hô hấp và ảnh hưởng đến chức năng thận. Như trong nghiên cứu của Kirschbaum và công sự cho thấy ở những người tiếp xúc với Crom có tổn thương chủ yếu ở ống thận, với liều thấp thì đặc biệt phát hiện tổn thương ở ống lượn gần [5].

           Bảng 8. Tỷ lệ mắc bệnh của người lao động qua khám cận lâm sàng

Nhóm bệnh

Nhóm nghiên cứu

(N = 399)

Nhóm so sánh

(N = 417)

P

Tổng

Chứng, bệnh

n

%

n

%

N=816

%

Xét nghiệm máu

Thiếu máu

27

6.8

31

7.4

> 0.05

58

7.1

Xét nghiệm TPT nước tiểu

Hồng cầu niệu

39

9.8

46

11.0

> 0.05

85

10.4

Protein niệu

7

1.8

5

1.2

> 0.05

12

1.5

Bạch cầu niệu

10

2.5

10

2.4

> 0.05

20

2.5

Xét nghiệm KLN trong nước tiểu

Nồng độ Crom vượt TCCP*

54

13.5

27

6.5

< 0.05

81

9.9

Nồng độ Crom vượt TCCP người bình thường**

355

89.0

346

83.0

< 0.05

701

85.9

Cận lâm sàng khác

Chức năng hô hấp giảm

16

4.0

8

1.9

< 0.05

24

2.9

* Nồng độ Crom trong nước tiểu vượt TCCP của người phơi nhiễm nghề nghiệp theo TC Mỹ (ACGIH – 2016)[4]

** Nồng độ Crom trong nước tiểu vượt TCCP của người bình thường theo TC Mỹ (ACGIH – 2007)[5]

Nhìn chung không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu, bạch cầu niệu, hồng cầu niệu, protein niệu giữa nhóm tiếp xúc với crom và nhóm so sánh.

Tỷ lệ người lao động tiếp xúc với Crom có nồng độ crom trong nước tiểu vượt tiêu chuẩn cho phép theo ACGIH cao hơn so với nhóm so sánh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Tuy nhiên, ở người lao động không tiếp xúc với Crom trong 2 doanh nghiệp nghiên cứu có nồng độ crom trong nước tiểu cao hơn so với người bình thường là 83,0%. Đối với vấn đề này, nhóm nghiên cứu cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn để giải thích.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 816 người lao động, trong đó 399 đối tượng thuộc nhóm tiếp xúc (có tiếp xúc với crom) và 417 đối tượng thuộc nhóm so sánh (không tiếp xúc với crom).

Nhìn chung lao động nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ (lần lượt 67.55% và 32.5%).

Người lao động trong ngành cơ khí có tuổi đời tập trung ở nhóm 30-39 tuổi chiếm 50.1% và nhóm 20-29 tuổi chiếm 38.1%. Nhóm tuổi 50-59 chỉ chiếm 1.2%.

Người lao động trong ngành cơ khí có tuổi nghề trung bình tập trung cao nhất ở nhóm 6-10 năm tuổi nghề chiếm 37.9% và nhóm ≤ 5 năm tuổi nghề chiếm 30.3%.

Tỷ lệ người lao động trong nhóm tiếp xúc với crom có phân loại sức khỏe loại I và II thấp hơn so nhóm so sánh. Cụ thể: Sức khỏe loại I chỉ chiếm 2.5% và 55.9% so với nhóm so sánh (4.1% và 57.3%).

Người lao động tiếp xúc với crom có tỷ lệ mắc các bệnh về nội khoa, da liễu và bệnh về tai mũi họng cấp tính, mạn tính cao hơn so với nhóm so sánh.

Người lao động trong nhóm tiếp xúc với Crom có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp và tiết niệu cao hơn so với người lao động trong nhóm không tiếp xúc, p < 0.05.

Tỷ lệ người lao động trong nhóm tiếp xúc có nồng độ Crom vượt TCCP là 13.5% cao hơn so với tỷ lệ này ở người lao động nhóm không tiếp xúc (6.5%), p < 0.05.

4.2. Kiến nghị

Cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe người lao động trong ngành Cơ khí, giảm tỷ lệ người lao động mắc các bệnh đặc biệt là bệnh về hô hấp, tiết niệu.

Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát môi trường lao động trong ngành cơ khí. Hạn chế người lao động tiếp xúc với kim loại nặng. Không bố trí các đối tượng có biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp vào làm ở các vị trí có tiếp xúc với crom.

Cần có thêm các nghiên cứu sâu tìm hiểu về vấn đề người lao động không tiếp xúc với Crom trong môi trường lao động nhưng có nồng độ crom niệu cao hơn người bình thường. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục quản lý môi trường y tế (2018), “Báo cáo YTLĐ năm 2018 tổng hợp từ 63 tỉnh/thành phố”.

[2]. Nguyễn Văn Sơn (1995), “ Nghiên cứu tác dụng của một số dạng thuốc phòng và điều trị bệnh da nghề nghiệp do crom”, Viện y học lao động và vệ sinh môi trường.

[3]. Đỗ Hàm (2007), “Bệnh da nghề nghiệp”, Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, nhà xuất bản lao động và xã hội, trang 174-179.

[4]. Dayan,A. D. and A. J. Paine(2001).“Mechanisms of chromium toxicity,carcinogenicityand allergenicity:reviewof the literature from 1985 to 2000.”Human & Experimental Toxicology20(9): 439-51.

[5]. Kirschbaum, B. B.,F. M. Sprinkel,etal.(1981). “Proximal tubule brush border alterationsduringthecourse of chromatenephropathy.”

Tống Thị Ngân, Mai Ngọc Thanh, Long Thùy Dương

Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)