THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2009

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:44(GMT +7)

TS.Hoàng Thị Minh Hiền,
DS.Nguyễn Thị Vinh,
PGS.TS.Nguyễn Bích Liên

I.      ĐẶT VẤN ĐỀ

 Lao động là điều kiện tiên quyết để xã hội tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động là cần thiết, nó không chỉ đảm bảo sức khỏe của từng cá nhân mà còn gián tiếp tác động tới năng suất và chất lượng lao động, qua đó tác động tới sự phát triển chung của xã hội. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường đem đến nhiều cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có ngành Dệt may. Với việc sử dụng trên 2 triệu lao động, ngành Dệt may đã đóng góp to lớn cho sự  phát triển kinh tế ổn định của đất nước, giảI quyết được số lượng lớn việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, việc quan trắc, đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động hàng năm, phát hiện những biến đổi sớm trên sức khỏe của người lao động trong mối liên quan với tác hại nghề nghiệp là vấn đề cần thiết. Từ đó đưa ra kiến nghị nhằm làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động trong ngành dệt may.

 II.     ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ 136 công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội.
  2. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra mô tả cắt ngang. Những nội dung thông tin chính thu thập gồm: Tuổi đời, tuổi nghề, giới, phân loại sức khỏe, cơ cấu bệnh tật, tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp, triệu chứng tức ngực khó thở ngày đầu tuần.

III.   KẾT QUẢ

Thông tin chung về tuổi và giới của 136 đối tượng nghiên cứu:

–          Nữ chiếm 53,7% và nam là 46,3%

–          Tuổi đời trung bình là 37,2 ± 8,84, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm > 40 tuổi chiếm 48,5%

–          Tuổi nghề trung bình là 13,14 ± 8,91, nhóm tuổi nghề từ 10 năm trở lên chiếm 60,7%

 

Biểu đồ 1: Phân loại sức khỏe công nhân

Nhận xét: Đa số công nhân có sức khỏe loại II, III, IV, sức khỏe loại I chiếm 3,7%. Không có công nhân có sức khỏe loại V.

 

Biểu đồ 2: Cơ cấu bệnh của công nhân Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội

Nhận xét: Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là răng hàm mặt 56,6%, bệnh mắt chiếm 36,8% và bệnh tai mũi họng là 22,9%

 Bảng 1: Tỷ lệ công nhân bị tổn thương sức nghe

Đơn vị

Tổng số đo sức nghe

Số mắc điếc nghề nghiệp

Số cần theo dõi điếc nghề nghiệp

n

%

n

%

XN vải mành

98

9

9,18

5

5,10

XN vải không dệt

16

0

0,00

0

0

Xưởng cơ điện và sửa chữa máy

22

1

4,55

3

13,64

Tổng

136

10

7,35

8

5,88

 

Nhận xét: Tỷ lệ công nhân được chẩn đoán điếc nghề nghiệp chiếm 7,35%, tỷ lệ thiếu hụt thính lực ở tần số 4000Hz cần được theo dõi sức nghe chiếm 5,88%.

 Bảng 2: Tỷ lệ công nhân có biến đổi thông khí phổi

Chỉ số

n

%

Hội chứng hạn chế mức độ nhẹ

2

1,5

Hội chứng tắc nghẽn mức độ nhẹ

1

0,7

Hội chứng hỗn hợp mức độ nhẹ

3

2,2

Tổng

6

4,4

Nhận xét: Có 4,4% công nhân có biểu hiện rối loạn thông khí phổi

 Bảng 3: Tỷ lệ công nhân có triệu chứng tức ngực, khó thở theo thời gian trong tuần

Triệu chứng tức ngực, khó thở

XN vải mành

XN vải không dệt

Xưởng cơ điện và sửa chữa máy

Chung

n

%

n

%

n

%

n

%

Biểu hiện ở ngày đầu tuần

16

16,3

3

18,6

3

13,6

22

16,2

Biểu hiện ở các ngày trong tuần

1

1,0

0

0,0

1

4,6

2

1,5

Không có biểu hiện gì trong tuần

81

82,7

13

81,4

18

81,8

112

82,3

Tổng

98

100

16

100

22

100

136

100

 

Nhận xét: Có 16,2% công nhân có triệu chứng tức ngực khó thở ngày đầu tuần, chủ yếu tập trung ở XN vải mành (16/22 công nhân, chiếm 72,7%)

 IV. BÀN LUẬN

–          Về giới: Tỷ lệ công nhân nữ tại Công ty cao hơn nam (53,7% và 46,3%), so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thu (2006), tỷ lệ công nhân nữ cao hơn nam rất nhiều (80% nữ so với 20% nam) [8]; hay nghiên cứu của Lê Thanh Tuấn (2003), tỷ lệ công nhân nam chỉ chiếm 17,19%, trong khi tỷ lệ nữ là 82,81% [2]. Điều này có thể do yêu cầu bởi tính chất dây chuyền công nghệ của công ty.

–          Về tuổi đời của công nhân Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội cho thấy, lứa tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,5%) và tuổi nghề cao trên 10 năm chiếm 60,7%. So với kết quả của Lê Thanh Tuấn (2003), thì kết quả của chúng tôi thấp hơn, nhưng phù hợp là kết quả của Lê Thanh Tuấn cũng cho thấy nhóm tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (73,4%) và nhóm có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tới 93,2%[2].

–          Về sức khỏe chung – Hầu hết công nhân Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có sức  khỏe loại II, III và IV. Chỉ có một số nhỏ công nhân đạt sức khỏe loại I và không có công nhân nào sức khỏe loại V. So với kết quả của Nguyễn Đình Dũng (2001), tỷ lệ công nhân có sức khỏe loại I chiếm 26,2%, cao hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi, còn loại IV lại thấp hơn chỉ chiếm 1,65% [4].

–          3 nhóm bệnh ở công nhân có tỷ lệ cao nhất gồm nhóm bệnh răng hàm mặt (56,6%), mắt (36,8%) và bệnh tai mũi họng (22,9%), bệnh cơ xương khớp chỉ chiếm 14,7%. So với kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Tuấn (2003), tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm bệnh tai mũi họng (49,5%), tiếp theo là nhóm cơ xương khớp (47,0%), răng hàm mặt (43,8%), còn các bệnh về mắt chỉ chiếm 6,2% [2].

–          Kết quả đo thính lực cho thấy tỷ lệ công nhân được chẩn đoán mắt điếc nghề nghiệp là 7,35% (cao nhất tại XN vải mành). Điều này phù hợp với kết quả khảo sát môi trường lao động tại Công ty, đó là cường độ tiếng ồn tại XN vải mành cao hơn TCCP từ 0,7 – 14,9 dBA [1] và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (2001) có 5,5% được chẩn đoán mắt bệnh điếc nghề nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân cần được theo dõi điếc nghề nghiệp của chúng tôi lại thấp hơn (5,88% so với 9,5%) [4].

–          Tỷ lệ công nhân có rối loạn về chức năng hô hấp chiếm 4,4%. Có 16,2% công nhân có triệu chứng tức ngực, khó thở ngày đầu tuần. Đây là những triệu chứng gặp ở công nhân có tiếp xúc với bụi bông, còn gọi là “hội chứng ngày thứ hai”. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (2001) (29%) [4]

–           

V.  KẾT LUẬN

–          Phần lớn công nhân có sức khỏe loại II, III, IV. Loại II chiếm 39,7%, loại III chiếm 33,1%, loại IV chiếm 23,5% còn loại I chỉ có 3,7%. Không có công nhân có sức khỏe loại V.

–          Các bệnh thường gặp của công nhân là: bệnh răng hàm mặt (56,6%), bệnh về mắt (36,8%), bệnh tai mũi họng (22,9%), bệnh huyết áp thấp (16,2%), bệnh về hệ vận động (14,7%).

–          Tỷ lệ công nhân được chẩn đoán điếc nghề nghiệp là 7,35%.

–          Tỷ lệ công nhân có hội chứng tức ngực khó thở ngày đầu tuần là 16,2%.

 

VI.               KIẾN NGHỊ

–          Tăng cường hơn nữa công tác giám sát các yếu tố THNN (tiếng ồn, bụi….ở cơ sở).

–          Cần cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công nhân, đặc biệt ở Xí nghiệp Dệt mành cần có biện pháp giảm tiếng ồn bằng kỹ thuật công nghệ.

–          Tích cực giám sát việc sử dụng PTBVCN đối với công nhân như nút tai chống ồn và khẩu trang chống bụi…

–          Tăng cường công tác quản lý sức khỏe công nhân. Tổ chức tốt khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp để kịp thời có biện pháp chăm sóc và điều trị cho người bệnh.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Bộ Y tế (2002), “Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động” (Ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội 10/2002.
  2. Lê Thanh Tuấn (2003),Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và sức căng thẳng nghề nghiệp ở Công ty Dệt may Hà Nội”. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa – Trường ĐH Y Hà Nội 2003.
  3. Nguyễn Đình Dũng và CS (1999), “Nghiên cứu về tình hình mắc bệnh bụi phổi bông tại công ty Dệt may Hà Nội”.
  4. Nguyễn Đình Dũng (2001), “Nghiên cứu môi trường lao động gây nguy cơ đến sức khỏe công nhân và đáp ứng dịch vụ y tế trong ngành Dệt sợi”. Luận án Tiến sĩ Y học – Trường ĐH Y Hà Nội 2001.
  5. Nguyễn Đình Dũng (2007), “Tìm hiểu thực trạng bệnh đau lưng ở người lao động ngành Dệt may điều trị tại bệnh viện Dệt may từ đó đề xuất các giải pháp dự phòng”. Báo cáo cấp tập đoàn đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội 2007.
  6. Nguyễn Thị Bích Liên (2003), “Tình trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân Công ty Dệt 8/3”. Tạp chí Y học thực hành, số 2, năm 2003, trang 32 – 35.
  7. Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Đình Dũng (2003), “Nghiên cứu thực trạng gánh nặng lao động của công nhân là hơi Công ty may Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội”. Tạp chí Y học thực hành, số 1, năm 2003, trang 36 – 39.
  8. Nguyễn Thị Bích Thu (2006),Phát triển mô hình liên kết bền vững giũa cơ sở đào tại và các Doanh nghiệp Dệt may trong xu hướng hội nhập WTO”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3 – 4/2006.

 


(Nguồn tin: )