Thực trạng thâm nhiễm benzen nghề nghiệp ở Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh
Các tác giả khuyến nghị cần tăng cường giám sát việc sử dụng bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thời gian và chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với người lao động.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xăng dầu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Người lao động phơi nhiễm với xăng dầu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghề nghiệp, trong đó có ô nhiễm với các dung môi hữu cơ như Benzen của môi trường không khí liên quan đến xăng dầu [1]. Hàm lượng phenol niệu được coi là chỉ số quan trọng trong đánh giá phơi nhiễm và thâm nhiễm do phơi nhiễm với benzen và các đồng đẳng. Do vậy việc xác định hàm lượng phenol niệu được coi là chỉ số quan trọng nếu chúng ta loại trừ được các yếu tố nhiễu như sản phẩm chuyển hóa của gan từ các thuốc giảm đau chứa Salisilate.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có mối tương quan thuận mạnh giữa nồng độ benzen môi trường và phenol trong nước tiểu [3]. Nghiên cứu tại Ấn Độ ghi nhận 88% công nhân xăng dầu có nguy cơ phơi nhiễm với benzen nghề nghiệp [4]. Tại Myanmar, một nghiên cứu được tiến hành trên công nhân xăng dầu khu vực Rangoon có tới 26% số công nhân tham gia nghiên cứu có chỉ số phenol niệu cao vượt mức bình thường [2].Sản lượng tiêu thụ xăng dầunăm 2013 của thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 4.680.000 lít/ngày(Khoảng 500.000 xe ô tô và 4,5 triệu xe máy). Công ty cổ phần vật tư xăng dầu thành phố có khoảng 311 công nhân làm việc, tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu có nguy cơ bị phơi nhiễm với benzen nghề nghiệp [6].Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu thực trạng thâmnhiễm benzen nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở người lao động là rất cần thiết. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ công nhân thấm nhiễm benzen nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở công nhân vật tư xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: công trực tiếp làm việc, liên quan đến xăng dầu,không uống các loại thuốc giảm đau chứa salisilate trong vòng 3 ngày trước khi xét nghiệm nước tiểu.
Thời gian nghiên cứu:từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015.
Phương pháp và thiết kế nghiên cứu:mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu nghiên cứu: toàn bộ 311 công nhân của Công ty cổ phần vật tư xăng dầu thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp thu thập số liệu:Hồi cứu hồ sơ kết quả khám bệnh nghề nghiệp, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp người lao động.
Xét nghiệm các chỉ số benzen không khí và phenol niệu theo thường quy kỹ thuật Viện Sức khỏe nghề nghiệp và vệ sinh môi trường (2015).
Phân tích số liệu:theo phương pháp thống kê trên phần mền vi tính SPSS 13.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=311)




Bảng 3.4. Một số yếu tố liên quan vớihàm lượng phenol niệucủa công nhân

BS.Lý Thành Trung, BS.Nguyễn Thị Thùy Dương
Viện Y tế công cộng TP.HCM
(Nguồn tin: Theo Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 3/2018)