Tìm hiểu và nhận biết cơ sở nghiên cứu về AT-VSLĐ và Phòng chống cháy nổ – bước quan trọng để đạt được nơi làm việc lành mạnh và an toàn.

Thứ Sáu, 01/12/2023, 03:39(GMT +7)

Tai nạn thương tích  và bệnh liên quan  đến nghề nghiệp là rất đáng tiếc và phổ biến. Tổ chức Lao động Thế giới – ILO ước tính hàng năm  trên thế giới có hơn 2,3 triệu người chết vì tai nạn lao động hoặc bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Hàng trăm triệu người, ở mức độ nhiều hay ít phải chịu đựng tình trạng bệnh hoặc thương tật  nguyên nhân từ công việc của họ.(1)

Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cố gắng để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

ILO cho biết:

Hơn 50 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế xã hội toàn cầu cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã mang lại một khối lượng chưa từng có về nghiên cứu và kiến thức liên quan đến quản lý rủi ro nói chung và kiểm soát rủi ro trong cộng đồng và nơi làm việc nói riêng. Hơn nữa, sự xuất hiện của máy vi tính, internet và hệ thống thông tin điện tử khác đã giúp những kiến thức này dễ dàng truy cập hơn trên toàn cầu. Những kiến thức như vậy đã được dịch ra khối lượng rất lớn về các khuôn khổ quy định quốc tế, khu vực và quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn  kỹ thuật, các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng đào tạo và thông tin thực tiễn bao gồm tất cả các khía cạnh khác nhau về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho tất cả các ngành nghề hoạt động kinh tế .

Tuy nhiên, mặc dù chi phí vượt trội về nỗ lực và nguồn lực, thì trong thực tế dường như đã đạt được một trạng thái ổn định về điều kiện làm việc đàng hoàng, an toàn và lành mạnh. Ước tính mới nhất của ILO cho thấy trong 10 năm qua số tai nạn và bệnh tật và tử vong liên quan đến công việc trên toàn cầu dường như không có thay đổi đáng kể. Sự khác biệt giữa mức độ nỗ lực và kết quả mang lại này có nhiều lý do, rất nhiều trong số các lý do là sự toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Một cái nhìn sâu hơn về các số liệu thống kê cho thấy, mặc dù các nước công nghiệp đã giảm một cách ổn định về số các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đây không phải là trường hợp ở các nước hiện đang trải qua công nghiệp hóa quá nhanh hoặc quá nghèo không thể duy trì hệ thống ATVSLĐ quốc gia một cách hiệu quả, ngay cả việc thực thi pháp luật một cách đúng đắn.

Các cơ sở liên quan đến việc nghiên cứu

Việc cần thiết phải theo kịp công nghệ mới và thay đổi nhanh chóng cùng với mối quan tâm của xã hội về mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động lao động là những động lực chính cho các nghiên cứu mới.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng mục tiêu của mỗi nước. Nó đóng góp một vai trò quan trọng trong:

  • Nâng cao kiến thức về phòng chống cháy nổ, các mối nguy cơ rủi ro về an toàn và sức khỏe và kiểm soát các mối nguy cơ đó.
  • Nâng cao kiến thức về cách cư xử và tổ chức ứng phó với các nguy cơ rủi ro
  • Hỗ trợ các hoạt động thực thi, ví dụ như  phát triển các kỹ thuật phân tích
  • Bảo đảm các quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn và sức khỏe, các tiêu chuẩn và hướng dẫn là lành mạnh và hiệu quả về mặt kỹ thuật

Các tổ chức nghiên cứu

Rất nhiều tổ chức nghiên cứu trên toàn thế giới được tích hợp các chương trình khoa học và nghiên cứu có thể giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và phòng chống cháy nổ bằng cả hai cách chung và cụ thể theo đầy đủ các trách nhiệm quy định trong quốc gia của riêng mình.

Công tác nghiên cứu để đạt được các mục tiêu hoạt động an toàn và sức khỏe sẽ bao gồm:

  • – Cần thiết phải có các hành động bằng các cải thiện đáng kể ngay lập tức về phòng chống cháy nổ, an toàn và sức khỏe. Các lĩnh vực ưu tiên có thể là:
    • + Rối loạn cơ xương
    • + Căng thẳng
    • + Ngã từ trên cao
    • + Quản lý nguy cơ cháy nổ
    • + Huấn luyện và trang thiết bị phòng chống cháy nổ
    • + Trơn trượt/Vấp/Ngã
    • + Di chuyển nơi làm việc
    • + Xây dựng
    • + Nông nghiệp
    • + Các dịch vụ Y tế
  • – Đảm bảo sự tồn tại của quy chế quản lý hiệu quả tại các khu vực nguy hiểm chính.
  • – Đảm bảo sự tuân thủ luật pháp về an toàn và sức khỏe và phòng chống cháy nổ.
  • – Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và đơn giản hóa khung pháp lý, cung cấp thông tin và tư vấn, thúc đẩy đánh giá rủi ro và hiểu biết kỹ thuật và vận hành kế hoạch theo luật định.

—————————-

(1) ILO (2011), ILO Báo cáo mở đầu : Xu hướng toàn cầu và thách thức về an toàn vệ sinh lao động, Đại hội Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc  lần thứ XIX, Istanbul 11-15 tháng 9 năm 2011

(Nguồn: ILO)


(Nguồn tin: )