Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của nữ công nhân may thuộc công ty Đ.T, tỉnh Đồng Nai qua khám sức khỏe định kỳ năm 2020.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dệt may ở Việt Nam là ngành có số lượng công ty lớn và mức sử dụng lao động cao. Lao động trong ngành có khoảng 1,6 triệu người, chiếm hơn 12% lao động khu công nghiệp và gần 5% tổng lao động cả nước [1]. Trong đó Đồng Nai là một trong năm tỉnh thành đứng đầu cả nước về phát triển ngành dệt may. Đây cũng là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh.
Đặc thù nghành nghề mà dệt may có tỉ lệ lao động nữ cao, chiếm từ 75 đến 89% [7]. Thời gian làm việc trung bình thường trên 8 giờ/ngày, nhiều khi công nhân phải làm việc tăng ca tới 10-12 giờ/ngày. Môi trường lao động như tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép [2], [5]. Tính chất công việc đơn điệu, việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động không hợp lý dẫn đến tỉ lệ công nhân may có biểu hiện mệt mỏi lên đến 93% [4], tỉ lệ rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp là 83% trong đó chủ yếu là đau thắt lưng. Bệnh lý phổ biến thường gặp nhất ở công nhân may mặc đó là răng hàm mặt, bệnh lý mắt, tim mạch, bệnh lý đường hô hấp [3], [5] . Nhiều nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam cho thấy: công nhân ngành may có nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: bệnh lý mũi họng, viêm phế quản, trong đó có cả bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp. Tỉ lệ các bệnh đường hô hấp của công nhân may tại Bangladesh dao động từ 15,1 đến 22,3% [8], [9], các nghiên cứu trên công nhân tại các tỉnh Hưng Yên, Thái nguyên, Hà Nội, Đồng Nai ghi nhận tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp cao hơn, dao động từ 34 đến 73,2% [2], [5].
Là một trong những cái nôi công nghiệp hóa của cả nước, nhiều năm qua, Đồng Nai luôn khẳng định vị thế về công nghiệp, thương mại và đang hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm dịch vụ, thương mại cấp quốc gia, quốc tế. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của nữ công nhân may và đề xuất biện pháp dự phòng tác hại nghề nghiệp cho nữ công nhân may thuộc Công ty Đ.T. Đồng Nai.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
– Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả, từ tháng 5/2021 đến tháng 6/2021.
– Đối tượng nghiên cứu: Tất cả công nhân nữ từ 18 tuổi trở lên tại công ty may mặc Đ.T, tỉnh Đồng Nai.
– Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ 664 nữ công nhân.
– Phương pháp:
+ Phương pháp hồi cứu số liệu qua kết quả quan trắc môi trường lao động và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ năm 2020. Sau đó tiến hành mô tả và phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu.
+ Nhập liệu bằng phần mềm Excel 2013 và xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.2.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 664 nữ công nhân may của công ty Đ.T, tỉnh Đồng Nai, dữ liệu được truy xuất từ kết quả khám sức khỏe định kỳ tháng 8 năm 2020, cho kết quả như sau:
Bảng 1. Mô tả đặc tính mẫu nghiên cứu (n=664)
Đặc tính |
Tần số |
Tỉ lệ (%) |
|
---|---|---|---|
Nhóm tuổi |
|||
20-29 |
270 |
40,7 |
|
30-39 |
287 |
43,2 |
|
≥ 40 |
107 |
16,1 |
|
Nhóm BMI |
|||
< 18,5 |
70 |
10,6 |
|
18,5-22,9 |
397 |
59,9 |
|
≥ 23 |
196 |
29,5 |
|
Dân tộc |
|||
Kinh |
636 |
95,8 |
|
Hoa |
27 |
4,1 |
|
Khác |
1 |
0,1 |
|
Nhóm tuổi nghề |
|||
< 5 năm |
239 |
36,0 |
|
≥ 5 năm |
425 |
64,0 |
|
Bộ phận |
|||
Tổ may |
511 |
77,0 |
|
Tổ đóng gói |
58 |
8,7 |
|
Tổ kiểm hóa |
51 |
7,7 |
|
Tổ cắt |
44 |
6,6 |
Bảng 2. Mô tả đặc tính mẫu nghiên cứu (n=664) (tiếp theo)
Đặc tính |
Trung bình |
Độ lệch chuẩn |
Giá trị nhỏ nhất |
Giá trị lớn nhất |
---|---|---|---|---|
Tuổi* |
32,2 |
7,4 |
20 |
54 |
Chiều cao *(cm) |
154,2 |
5,0 |
134 |
168 |
Cân nặng * (kg) |
51,9 |
7,6 |
33 |
89 |
BMI* |
21,8 |
3,0 |
13,4 |
33,5 |
Tuổi nghề* |
5,8 |
3,1 |
2 |
16 |
Số bệnh mắc * |
1,2 |
0,97 |
0 |
5 |
(*) Phân phối chuẩn: Trung bình ± độ lệch chuẩn
– Tuổi dao động từ 32,2 ± 7,4, trong đó đối tượng 54 tuổi là cáo nhất, thấp nhất là 20 tuổi. Phần lớn các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi (43,2%) hoặc từ 20 đến 29 tuổi (40,7%).
– Dân tộc Kinh chiếm phần lớn tổng số mẫu (95,8%), dân tộc Hoa chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 4,1%.
– Tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu tập trung nhiều hơn ở nhóm tuổi nghề ≥ 5 năm chiếm 64% và dưới 5 năm chiếm 36% và dao động từ 5,8 3,1 năm, tuổi nghề thấp nhất là 2 năm và cao nhất là 16 năm.
– Công việc chiếm đa số của đối tượng nghiên cứu là may (đến 77%), bộ phận còn lại dao động từ 6,6-8,7%.
3.2. Đặc điểm về tình hình bệnh lý của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1. Tình hình bệnh tật của nữ công nhân may mặc Đ.T, tỉnh Đồng Nai
Kết quả cho thấy, bệnh lý răng hàm mặt chiếm tỉ lệ cao nhất với 28,2%, tiếp theo bệnh lý sản phụ khoa là 26,1%, bệnh lý mắt (20,8%), bệnh lý đường hô hấp (15,1%), bệnh lý tiêu hóa (7,4%), bệnh lý tuần hoàn (4,5%), bệnh lý thần kinh-tâm thần chiếm tỉ lệ 3,3%. Các bệnh lý khác như cơ xương khớp, da liễu và thận-nội tiết dao động từ 0,3-1,5%. Kết quả nghiên cứu tương tự về mức độ phổ biến của bệnh như trong nghiên cứu trên 136 công nhân cổ phần dệt Hà Nội [3] và nghiên cứu của tác giả Bùi Hoài Nam và cộng sự năm 2017 [5].
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, bệnh mất răng và sâu răng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lý răng hàm mặt. Mổ lấy thai chiếm phần lớn trong bệnh lý sản phụ khoa, chiếm tỉ lệ 25,2%. Còn bệnh lý mắt, chiếm đa số là tật khúc xạ có tỉ lệ là 19,3%. Trong các bệnh lý đường hô hấp: Bệnh viêm xoang cao nhất với tỉ lệ là 9,2%; tiếp đến là viêm Amydal 3,3 %) và viêm mũi dị ứng (1,8%). Các bệnh khác chiếm tỉ lệ từ 0,2 đến 0,6%.
Tuy nhiên, nếu xét tỉ lệ % của các bệnh lý thì kết quả của nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên. Lý giải sự khác biệt có thể do nghiên cứu của chúng tôi lấy dữ liệu từ kết quả khám sức khỏe định kì tại công ty, do đó có thể bỏ sót tình trạng bệnh lý khi công nhân chỉ có các triệu chứng bệnh nhẹ, không được ghi nhận, nên dẫn đến tỉ lệ bệnh lý theo chuyên khoa thấp hơn các nghiên cứu trên. Đồng thời, nghiên cứu chưa khảo sát triệu chứng của công nhân qua đánh giá cảm quan của công nhân bằng bộ câu hỏi cũng dẫn đến bỏ sót triệu chứng bệnh. Đây chính là điểm hạn chế của nghiên cứu chúng tôi.
Bảng 3. Phân loại sức khỏe đối tượng nghiên cứu (n=664)
Loại sức khỏe |
Tần số |
Tỉ lệ (%) |
Loại I (Rất tốt) |
161 |
24,3 |
Loại II (Tốt) |
261 |
39,3 |
Loại III (Trung binh) |
195 |
29,4 |
Loại IV (Yếu) |
38 |
5,7 |
Loại V (Rất yếu) |
9 |
1,4 |
Kết quả cho thấy đối tượng có sức khỏe chủ yếu rất tốt và tốt (loại I và II) chiếm 63,6%. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác trên đối tượng công nhân may tại Thái Nguyên và Hà Nội [3], [5] [2]. Phân loại sức khỏe trung bình (Loại III) gần như tương đồng với nhau giữa 2 nghiên cứu (chiếm xấp xỉ 31%) [5].
Sức khỏe yếu và rất yếu chỉ chiếm <10% (sức khỏe loại IV và V) do chiều cao và cân nặng.
Biểu đồ 2. So sánh phân loại sức khỏe của nữ công nhân may Đ.T với các nghiên cứu tại Hưng Yên [5] và Thái Nguyên [6].
Bảng 4. Đặc điểm công việc theo nhóm tiếp xúc
Nhóm công việc (n=664) |
Tần số |
Tỉ lệ(%) |
Nhóm làm công việc trực tiếp phát sinh bụi vải |
511 |
77,0 |
Nhóm làm công việc khác |
153 |
23,0 |
Tỉ lệ người lao động làm công việc tiếp xúc trực tiếp với bụi vải là 77,0%, và nhóm công việc khác như công việc cắt, kiểm hóa, đóng gói sản phẩm (tiếp xúc chung trong xưởng) là 23,0 %.
Bảng 5. Phân loại chức năng hô hấp (n=511)
Đặc tính |
Tần số |
Tỉ lệ (%) |
---|---|---|
Chức năng hô hấp |
||
Bình thường |
471 |
92,0 |
Bất thường |
41 |
8,0 |
RLTK hạn chế |
||
Có |
38 |
7,4 |
Không |
474 |
92,6 |
RLTK tắc nghẽn |
||
Có |
3 |
0,6 |
Không |
511 |
99,4 |
RLTK hỗn hợp |
||
Có |
0 |
0 |
Không |
339 |
100 |
Kết quả đo chức năng hô hấp của đối tượng cho thấy tỉ lệ suy giảm CNHH là 8,0 %, trong đó rối loạn thông khí hạn chế chiếm 7,4 %, rối loạn thông khí tắc nghẽn là 0,6 % và không có đối tượng nào có rối loạn thông khí hỗn hợp. Nghiên cứu tại Thái Lan ghi nhận được tỉ lệ suy giảm CNHH là 8,6% [10]. Tuy nhiên, tỉ lệ suy giảm CNHH chỉ ghi nhận được 4% trong nghiên cứu tại công ty dệt Hà Nội [3]. Qua đó, cho thấy tỉ lệ suy giảm CNHH ghi nhận được trong nghiên cứu là phù hợp, khá tương đồng với các tỉ lệ chung trên đối tượng công nhân may mặc
3.3. Mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp, suy giảm chức năng hô hấp và các yếu tố liên quan
Bảng 6. Mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp và đặc điểm dân số học, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=511)
Bệnh lý hô hấp |
Giá trị p |
OR |
|||
---|---|---|---|---|---|
Đặc điểm đối tượng |
Có (n=79) |
Không (n=432) |
(KTC 95%) |
||
Nhóm tuổi |
|||||
20-29 |
31 (11,5) |
239 (88,5) |
1 |
||
30-39 |
48 (16,7) |
239 (83,3) |
0,08 |
1,45(0,96-2,22) |
|
≥40 |
21 (19,6) |
86 (80,4) |
0,04 |
1,71(1,02-2,83) |
|
Nhóm BMI |
|||||
< 18,5 |
8 (10,1) |
44 (10,2) |
1 |
||
18,5-22,9 |
48 (60,8) |
256 (59,4) |
0,94 |
1,0 (0,52-2,04) |
|
≥ 23 |
23 (29,1) |
131 (30,4) |
0,93 |
0,97 (0,46-2,03) |
|
Dân tộc |
|||||
Kinh |
75 (15,4) |
413 (84,6) |
0,79 |
1 |
|
Hoa |
4 (17,4) |
19 (82,6) |
1,13 (0,45-2,83) |
||
Nhóm tuổi nghề |
|||||
< 5 năm |
21 (26,6) |
163 (37,7) |
0,06 |
1 |
|
≥ 5 năm |
58 (73,4) |
269 (62,3) |
1,55 (0,97-2,45) |
||
Tuổi nghề* |
0,298 |
1,04 (0,97-1,12) |
|||
Bụi toàn phần* |
0,415 |
18,8 (0,02-21797,16) |
*Hồi quy Logistic
Không tìm thấy mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp với các đặc điểm của đối tượng như nhóm BMI, dân tộc, tuổi nghề, nhóm tuổi nghề hay bụi toàn phần.
Nhóm tuổi ≥40 có tỉ số số chênh bệnh đường hô hấp cao gấp 1,71 lần so với nhóm từ 20-29 tuổi với KTC 95% từ 1,02 đến 2,83 (p=0,04).
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa suy giảm CNHH và đặc điểm dân số học, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=512)
Suy giảm CNHH |
Giá trị p |
OR |
|||
---|---|---|---|---|---|
Đặc điểm đối tượng |
Có (n=39) |
Không (n=472) |
(KTC 95%) |
||
Nhóm tuổi |
|||||
20-29 |
6 (2,2) |
217 (97,8) |
1 |
||
30-39 |
20 (7,0) |
267 (93,0) |
0,013 |
3,13 (1,27-7,70) |
|
≥40 |
15 (14,0) |
92 (86,0) |
<0,001 |
6,31 (2,51-15,84) |
|
Dân tộc |
|||||
Kinh |
35 (7,2) |
453 (92,8) |
0,07 |
1 |
|
Hoa |
4 (17,4) |
19 (82,6) |
2,42 (0,94-6,25) |
||
Nhóm tuổi nghề |
|||||
< 5 năm |
5 (2,7) |
179 (97,3) |
1 |
||
≥ 5 năm |
34 (10,4) |
293 (89,6) |
0,004 |
3,82 (1,52-9,62) |
|
Tuổi nghề* |
<0,001 |
1,31 (1,21-1,43) |
*Hồi quy Logistic
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa suy giảm CNHH và nhóm tuổi của đối tượng (p<0,05). Công nhân thuộc nhóm tuổi 30-39 có tỉ số số chênh suy giảm CNHH cao gấp 3,13 lần so với nhóm 20-29 tuổi với KTC 95% từ 1,17 đến 7,71; nhóm tuổi ≥40 có tỉ số số chênh suy giảm CNHH cao gấp 6,31 lần so với nhóm 20-29 tuổi với KTC 95% từ 2,51 đến 15,84. Các đối tượng có tuổi nghề ≥ 5 năm có tỉ số số chênh suy giảm CNHH cao gấp 3,82 lần so với đối tượng có tuổi nghề <5 năm với KTC 95% từ 1,52 đến 9,62. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,004. Khi tuổi nghề tăng 1 năm thì số chênh suy giảm CNHH cao gấp 1,31 lần (p<0,001).Không tìm thấy mối liên quan giữa suy giảm CNHH và dân tộc của đối tượng.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy: nữ công nhân may đa số có sức khỏe tốt và rất tốt (gần 2/3); sức khỏe loại trung bình gần 30% còn lại nhóm công nhân có sức khỏe yếu và rất yếu chiếm tỉ lệ thấp < 10%.
Bệnh lý phổ biến nhất ở đối tượng công nhân may là răng hàm mặt tiếp đến là các bệnh sản phụ khoa, bệnh lý mắt, bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý tuần hoàn, còn một tỉ lệ nhỏ là bệnh lý thần kinh, tâm thần. Vì vậy, cần truyền thông chăm sóc răng miệng cho công nhân.
Bệnh lý đường hô hấp và các yếu tố liên quan: Tuổi càng cao thì có tỉ số số chênh suy giảm CNHH càng tăng. Các đối tượng có tuổi nghề ≥ 5 năm có tỉ số số chênh suy giảm CNHH cao gấp 3,82 lần so với đối tượng có tuổi nghề <5 năm. Khi tuổi nghề tăng 1 năm thì số chênh suy giảm CNHH cao gấp 1,31 lần (p<0,001). Cần giám sát chặt chẽ sử dụng bảo hộ lao động ở nhóm công nhân có bất thường chức năng hô hấp, nhóm công nhân làm việc trên 5 năm hoặc nhóm công nhân lớn tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Hồng Thuận (2017) Báo cáo ngành dệt may. Hà Nội.
[2]. Hoàng Thị Thúy Hà (2015) Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
[3]. Hoàng Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Bích Liên (2012) “Thực Trạng Sức Khỏe Công Nhân Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội 2009” Viện Khoa Học An Toàn Vệ Sinh Lao động.
[4]. Trịnh Hồng Lân, Lê Hoàng Ninh (2010) “Mệt mỏi trong lao động ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía Nam”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, 118-122.
[5]. Bùi Hoài Nam (2017) “Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên”
[6]. Nguyễn Thúy Quỳnh, và cộng sự (2016) “Thực trạng sức khỏe công nhân nữ tại một số khu công nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2013-2015”. Tạp chí Y Học Dự Phòng, Tập XXVI, (Số 1(174)).
[7]. Tổng cục thống kê (2010) Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009,
[8]. Pornlert Chumchai, Pimpan Silpasuwan, Chukiat Wiwatwongkasem, Sara Arphorn, Plernpit Suwan-ampai (2014) “Prevalence and Risk Factors of Respiratory Symptoms Among Home-Based Garment Workers in Bangkok, Thailand”. Asia-Pacific journal of public health / Asia-Pacific Academic Consortium for Public Health, 27.
[9]. Md Atiqur Rahman, Md Mahfuzar Rahman (2013) “Sickness and treatment: a situation analysis among the garments workers”. Anwer Khan Modern Medical College Journal, 4, (1), 10-14.
[10]. Pimpan Silpasuwan, Somchit Prayomyong, Dusit Sujitrat, Plernpit Suwan-Ampai (2016) “Cotton dust exposure and resulting respiratory disorders among home-based garment workers”. Workplace health & safety, 64, (3), 95-102.
Th.S. Võ Thị Minh Phú
Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)