Ứng dụng đánh giá stress nhiệt bằng chỉ số PSI trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:45(GMT +7)

Nghiên cứu thực nghiệm trên 30 sinh viên (15 nam và 15 nữ) trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm.

Diễn biến nhiệt độ trực tràng, nhịp tim và chỉ số căng thẳng sinh lý (physiological strain index, PSI) được ghi nhận khi đối tượng tập luyện ở mức gánh nặng lao động trung bình, dải nhiệt độ 36 ± 1­­­­­­­oC, nóng khô (45 ± 5%) và nóng ẩm (85 ± 5%). Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong môi trường nóng ẩm, nhiệt độ trực tràng trung bình của đối tượng nghiên cứu tăng cao hơn so với trong môi trường nóng khô (p < 0,05). Trong môi trường nóng ẩm và nóng khô, nhịp tim trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu biến đổi tương tự nhau. Tuy nhiên, trong môi trường nóng ẩm, nhịp tim trung bình của đối tượng nghiên cứu tăng cao hơn so với trong môi trường nóng khô. Sự sai khác nhịp tim trong 2 môi trường có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cùng một gánh nặng lao động (trung bình) trong điều kiện nhiệt nóng ẩm, chỉ số PSI tăng nhanh hơn nóng khô; tương ứng là 3,8 và 3,1, tương đương với gánh nặng nhiệt thấp.

Bài viết được đăng trên Tạp chí HĐKH số 1,2&3/2013 của Viện Bảo hộ lao động.

Nội dung chi tiết có thể tải  tại đây (pdf. 689kb)



(Nguồn tin: )