Xây dựng quy trình phân tích sản phẩm chuyển hóa của benzene –trans, trans-muconic aicd trong nước tiểu theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dung môi hữu cơ là một nhóm các chất hóa học, khác nhau về cấu trúc nhưng có chung các đặc tính quan trọng như: ở dạng lỏng, dễ bay hơi ở nhiệt độ thường và có thể gây độc đối với hệ thần kinh trung ương nếu tiếp xúc thời gian dài[8].
Hiện nay, trong công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sơn, da giày, điện tử… toluen, xylen là những chất phổ biến, trong đó toluen thường là chất đóng vai trò chủ đạo. Thực tế benzen đã bị cấm sử dụng trong công nghiệp và được thay thế bằng toluen. Tuy nhiên, rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn benzen vì trong thành phần của toluen thường chứa một lượng benzen nhất định. Tuy với tỷ lệ nhỏ nhưng benzen là chất có độc tính hơn cả nên dù một lượng ít cũng gây ảnh hưởng đến người lao động[9,10]. Chính vì vậy trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, liên tục có những nghiên cứu để có chỉ số giám sát sinh học phù hợp, nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động có tiếp xúc với benzen.
Benzen có độc tính đối với con người đã được thế giới cũng như Việt Nam quan tâm từ trước tới nay. Ở nước ta, bệnh do tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của benzen đã sớm được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (1976). Năm 2006 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 12/2006/TT- BYT hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp[2], trong đó có quy định sử dụng xét nghiệm phenol niệu là chỉ số giám sát sinh học ở người lao động tiếp xúc với benzen. Quy trình phân tích phenol niệu được nghiên cứu nhiều và áp dụng rất rộng rãi.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội- Thông tư 15/2016/TT-BYT[3],thì quy định sử dụng chỉ số giám sát sinh học ở người lao động có tiếp xúc với benzen đã thay đổi so với trước đây. Theo quy định này, phenol niệu không sử dụng nữa mà thay vào đó là sử dụng sản phẩm chuyển hóa khác của benzen là trans, trans-muconic aicd (TT-MA) niệu. Đây là sự thay đổi có ý nghĩa lớn đối với người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp với bezen tại Việt Nam, cũng là sự cập nhật kịp thời với xu hướng bảo vệ người lao động trên thế giới. Hiện nay, thế giới đang sử dụngTT-MA để làm chỉ tiêu giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc với bezen [3,5].
Sơ đồ chuyển hóa của benzen trong cơ thể người
Đối với một chỉ tiêu giám sát sinh học cần có một phương pháp phân tích phù hợp. TT-MA niệu là một chỉ tiêu rất mới tại Việt Nam nên phương pháp phân tích chất này còn hạn chế. Nhóm nghiên cứu rất khó khăn trong việc tìm phương pháp phân tích chất này trong nước. Hiện tại nhóm nghiên cứu chưa tìm được một phương pháp phân tích TT-MA nào để tham khảo tại Việt Nam. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho những nhà nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý về bảo vệ người lao động phải xem xét, cân nhắc, khi đánh giá mức độ tiếp xúc với bezen ở người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp.
Với lý do nêu trên việc theo hướng nghiên cứu của Dong-Hyug Yang, Mi-Young Lee. (2012) và WHO (2011)[6,7] nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng quy trình phân tích nồng độ TT-MA trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao” đã được thực hiện với một mục tiêu là:
Xây dựng được quy trình phân tích nồng độ TT-MA trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Giới hạn phát hiện của quy trình là 0,1µg/ml, độ chính xác trên 85%.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Quy trình phân tích TT-MAniệu -chất chuyển hóa của benzene.
– Người lao động có tiếp xúc với benzen.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm kết hợp với nghiên cứu cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Khảo sát trong phòng thí nghiệm: thí nghiệm, xây dựng quy trình
– Lấy mẫu ngoài hiện trường: lấy mẫu nước tiểu của người lao động tại nơi làm việc
2.2.3. Kỹ thuật thực hiện:
a. Xây dựng quy trình:
– Thiết bị: Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC Agilent 1290 Infinity, Tủ âm sâu 860C,…
– Dụng cụ: Các dụng cụ chuyên dùng như bình định mức, pipet, cột chiết pharắn,..
– Hóa chất: TT-MA98%Sigma, KH2PO4, H3PO4, Methanol, Axit acetic 99,7%, Na2HPO4
Phương pháp phân tích được xây dựng theo nghiên cứu của Dong-Hyug Yang, Mi-Young Lee. (2012) và WHO (2011)[6,7].
Xác định sản phẩm chuyển hóa :xác định bằng quy trình xây dựng được trên máy Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao của Agilent.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả xây dựng quy trình
3.1.1. Chuẩn hóa các điều kiện cho phép đo
Đối với bất cứ một phương pháp nào khi xây dựng đều phải chuẩn hóa các điều kiện cho phép đo. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giávàthu được kết quả của từng điều kiện như dưới đây.
3.1.1.1. Hóa chất và dung dịch chuẩn
Quy trình phân tích TT-MA cần các dung dịch hóa chất như pha động, dung dịch đệm photphat, dung dịch axit acetic các dung dịch này đã được nhóm nghiên cứu khảo sát và chọn ra giá trị tối ưu nhất cụ thể như sau:
– Pha động A: 10 mM KH2PO4 + 0.1 % H3PO4
– Dung dịch đệm phophat pH=7,4
– Axit acetic 10% và 0,1%
3.1.1.2. Các thông số cài đặt trên máy HPLC
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với từng thông số và thu được được các giá trị tối ưu. Tại các giá trị này kết quả của phép đo là tốt nhất. Giá trị của các thông số tối ưu cụ thể như sau:
– Tốc độdòng : 0,4 ml/phút
– Tỉ lệ dung môi: A: 95% B: 5% (methanol)
– Thời gian chạy mẫu: 10 phút
– Thể tích bơm mẫu: 10 µl
– Nhiệt độ cột: 400C
– Bước sóng DAD: 259 nm
3.1.2. Chọn các điều kiện lấy mẫu, xử lý mẫu để có dung tích đo
3.1.2.1. Lấy mẫu
Mẫu nước tiểu được thu vào cuối ca của ngày làm việc cuối tuần. Thu từ 5 -10ml nước tiểu đựng vào ống thủy tinh có thể tích 15-20ml, loại ống chịu được điều kiện âm sâu (-800C). Bảo quản lạnh tại hiện trường, khi đưa về phòng thí nghiêm được bảo quản âm sâu trước khi phân tích.
3.1.2.2. Xử lý mẫu
Mẫu được xử lý với nhiều điều kiện khác nhau và nhóm nghiêm cứu thu được điều kiện cho kết quả tốt nhất là quy trình xử lý mẫu lần lượt theo các bước dưới đây:
Bước 1: Hoạt hóa cột chiết pha rắn:
– Cho 1 ml methanol qua cột
– Cho 1 ml nước qua cột
Bước 2: Cho mẫu qua cột
Lấy 1 ml nước tiểu trộn đều với 1 ml đệm pH= 7,4 được dung dịch A, cho dung dịch A qua cột.
Bước 3: Rửa cột: Cho 1 ml acid acetic 0,1 % qua cột
Bước 4: Thu thập dung dịch cho phép đo:
– Cho 3 ml acid acetic 10 % qua cột
– Cho 2 ml nước qua cột.
Tổng dung dịch thu được là 5ml, lấy 1ml vào ống, đậy nắp và đo trên máy HPLC.
Dung dịch chuẩn để xây dựng đường chuẩn được xử lý như mẫu phân tích ở các mức nồng độ: 0.1,0.5, 1, 3, 5, 7(µg/mL).
3.1.3. Đánh giá các điều kiện của quy trình
3.1.3.1. Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn
3.1.3.1.1. Khảo sát khoảng tuyến tính
Khoảng tuyến tính hay còn được gọi là giới hạn tuyến tính (limit of linearity – LOI): Trong phân tích định lượng khi tăng nồng độ chất phân tích đến giá trị nào đó thì quan hệ giữa tín hiệu đo và nồng độ chất phân tích không còn phụ thuộc tuyến tính. Tại nồng độ lớn nhất của chất phân tích mà tín hiệu phân tích còn tuân theo phương trình tuyến tính bậc nhất thì gọi là giới hạn tuyến tính. Khoảng nồng độ chất phân tích từ giới hạn định lượng đến giới hạn tuyến tính gọi là khoảng tuyến tính (dynamic range). Khoảng tuyến tính của mỗi nguyên tố phân tích ở mỗi vạch phổ khác nhau là khác nhau. Vạch phổ nào có độ hấp thụ càng nhạy thì khoảng tuyến tính càng hẹp [1,4].
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát khoảng tuyến tính của TT-MA bằng cách: pha một dãy chuẩn của TT-MA trong nước deion là : 0.1 ; 0.5 ; 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 µg/mL.
Căn cứ vào kết quả thu được nhóm nghiên cứu nhận thấy khoảng tuyến tính của phương pháp phân tích TT-MA trong nước tiểu là từ LOQ-6 µg/mL. Vì vậy khi phân tích mẫu nếu hàm lượng nguyên tố cần phân tích nằm ngoài khoảng tuyến thì phải làm giàu mẫu hoặc pha loãng mẫu để phân tích mới đảm bảo được độ chính xác của phép đo.
3.1.3.1.2. Xây dựng đường chuẩn
* Đường chuẩn
Từ kết quả khảo sát khoảng tuyến tính nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm minitab 17.0 để xây dựng đường chuẩn. Phương trình đường chuẩn của TT-MA trong nước tiểu được chỉ ra ở dưới đây:
* Đánh giá phương trình hồi quy của đường chuẩn
Theo kết quả thu được từ phần mềm minitab 17.0 phương trình hồi quy đầy đủ của đường chuẩn cho phương pháp phân tích TT-MA trong nước tiểu có dạng:
y = (-0.415± 1.94) + (23.126± 0.54) x
Trong phương trình y = a + bx, trường hợp lý tưởng xảy ra khi a = 0 (khi không có chất phân tích thì không có tín hiệu). Tuy nhiên, trong thực tế các số liệu phân tích thường mắc sai số ngẫu nhiên luôn làm cho a ≠ 0.Nếu giá trị a ≠ 0 có nghĩa thống kê thì phương pháp phân tích sẽ mắc sai số hệ thống. Vì vậy trước khi sử dụng đường chuẩn cho phân tích cần kiểm tra sự khác nhau giữa giá trị a và giá trị 0[1,4].
Kiểm tra a với giá trị 0 theo tiêu chuẩn thống kê Fisher (chuẩn F) [1,4].
Nếu xem a ≈ 0 thì phương trình y = a + bx được viết thành phương trình y = b’x, khi đó các giá trị b’ của phương trình hồi quy đường chuẩn cho phân tích TT-MA trong nước tiểu được tính tương ứng với các mức nồng độ.
Nếu a ≠ 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 95% phương trình hồi quy có dạng:
Nếu Ftính< Fchuẩn (F(0.95; 4; 5)) thì sự sai khác giữa giá trị a và 0 không có ý nghĩa thống kê và ngược lại. Kết quả đánh giá cho thấy Ftính = S’2/S2= 1.46 ; Fchuẩn = F(0.95; 4;5) = 5.19 Tức là Ftính< Fchuẩn ở phương trình đường chuẩn phân tích TT-MA trong nước tiểu. Có nghĩa là sự sai khác giữa giá trị a và 0 không có ý nghĩa thống kê.Vì vậy phương pháp phân tích trên không mắc sai số hệ thống.
3.1.3.2. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ)
Nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu nước tiểu của người không tiếp xúc – không phát hiện TT-MA khi phân tích, đối tượng được thu gom nước tiểu không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, cà phê…) – Loại nước tiểu đủ tiêu chuẩn làm nền tạo mẫu QC) để làm mẫu trắng, sau đó thêm một lượng chất chuẩn nhỏ dần và tại nồng độ 0.03µg/mLthu được tín hiệu cao gấp 3 lần so với tín hiệu đường nền.Như vậy theo phương pháp tính LOD[1] dựa trên tỷ số tín hiệu/nhiễu nhóm nghiên cứu thu được LOD=0.03µg/mL, LOQ=0.09µg/mL
Căn cứ vào kết quả thu được nhóm nghiên cứu nhận thấy trong quy trình phân tích TT-MA trong mẫu nước có giới hạn phát hiện 0.03µg/mL,
giới hạn định lượng là 0.09 µg/mL. Vậy khoảng tuyến tính của TT-MA trong quy trình phân tích TT-MA niệu là (LOQNước tiểu – 6)µg/mL tương đương (0.09-6)µg/mL.
3.1.3.3. Đánh giá độ chính xác của phương pháp
Theo quan điểm của tiêu chuẩn quốc tế (ISO – 5725 1 – 6:1994) và tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 6910 1- 6:2005) độ chính xác của phương pháp được đánh giá qua độ chụm và độ đúng [4].
– Độ chụm chỉ mức độ giao động của các kết quả thử nghiệm độc lập quanh giá trị trung bình.
– Độ đúng chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của kết quả thử nghiệm và giá trị thực hoặc giá trị được chấp nhận là đúng.
3.1.3.3.1. Kiểm tra độ chụm
Có một số cách khác nhau để kiểm tra độ chụm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài nhóm nghiên cứu kiểm tra độ chụm bằng cách dùng mẫu thử thêm chuẩn – pha ba loại mẫu có nồng độ thêm chuẩn bằng giá trị gần điểm đầu, điểm giữa, điểm gần cuối của khoảng tuyến tính (tương đương với các mức nồng độ thấp, trung bình, cao). Mỗi mức nồng độ lặp lại 10 lần. Trên cơ sở kết quả các mẫu lặp lại nhóm nghiên cứu đánh giá độ thu hồi theo công thức sau:
Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy CV% thay đổi theo nồng độ phân tích, ở giá trị nồng độ phân tích cao thì CV% nhỏ hơn. Theo tiêu chuẩn đánh giá của AOAC(Association of Oficial Analytical Chemists – Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thức) nồng độ chất phân tích càng cao thì CV% cho phép càng nhỏ. Với kết quả thu được cho thấy ở bảng trên CV% = 5.61% lớn nhất ở mức nồng độ nhỏ nhất, từ 0.1 -1 µg/mL CV% cho phép là 11- 15% [4]. Nên những sai số ở trên cả điểm đầu, điểm cuối hay điểm giữa đều là những sai số nhỏ và chấp nhận được.Điều đó chứng tỏ độ chụm của phương pháp đạt yêu cầu.
3.1.3.3.2. Kiểm tra độ đúng
Có nhiều cách để đánh giá độ đúng của phương pháp.Nhóm nghiên cứu đã chọn cách mà hiện nay được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới là dùng vật liệu chuẩn (còn gọi là mẫu chuẩn).Mẫu chuẩn là mẫu phân tích có hàm lượng đã được xác định trước và đúng.Có nhiều cấp vật liệu chuẩn khác nhau, trong đó cao nhất là CRM (certified reference materials – mẫu chuẩn được chứng nhận) được cung cấp bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới (RECIPE – của Đức). Kết quả phân tích mẫu CRM thể hiện qua bảng sau:
Từ kết quả ở bảng 3 nhóm nghiên cứu nhận thấy kết quả phân tích mẫu CRM cho các giá trị nằm trong khoảng giá trị đã cho và sát với giá trị trung bình của mẫu CRM. Ở mức nồng độ thấp của mẫu nước tiểu giá trị thu được là 1.01µg/mL xấp xỉ giá trị trung bình của mẫu CRM (1 µg/mL) và thuộc khoảng giá trị đã cho là (0.75-1.25) µg/L. Tương tự, ở mức nồng độ cao giá trị thu được đều nằm gần giá trị trung bình (3.21µg/L) và nằm trong khoảng cho phép (2.48-3.72)µg/L. Điều đó chứng tỏ phương pháp phân tích đảm bảo độ đúng.
3.1.3.4. Đánh giá độ ổn định của phương pháp
Độ ổn định của phương pháp là khả năng cung cấp các kết quả có độ chính xác chấp nhận được dưới những điều kiện có sự thay đổi về một số điều kiện thực hiện phương pháp như: giữa người A người B, giữa máy A với máy B, giữa điều kiện A với điều kiện B. Đánh giá độ ổn định của phương pháp có thể sử dụng mẫu CRM, khi không có mẫu CRM thì có thể sử dụng (chuẩn F) hoặc (chuẩn t) để đánh giá hai nhóm kết quả trong 2 điều kiện[4].
Trong nghiên cứu này để kiểm tra độ ổn định của phương pháp nhóm nghiên cứu tiến hành với mẫu CRM khi thay đổi điều kiện về thời gian phân tích kết quả thu được như sau:
Kết quả ở bảng 4 cho thấy vớiđiều kiện thay đổi về thời gian, độ ổn định của phương pháp vẫn đảm bảo.Qua 3 tuần – tại các thời điểm phân tích khác nhau kết quả mẫu CRM vẫn đảm bảo trong khoảng giá trị cho phép(0.75-1.25)µg/mL đối với mức nồng độ thấp và(2.48-3.72)µg/mL đối với nồng độ cao. Các giá trị thu được luôn gần với giá trị trung bình của mẫu CRM.
Như vậy, qua việc đánh giá những tiêu chí cần thiết cho một quy trình phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy quy trình phân tích TT-MA trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao là đạt yêu cầu của một quy trình phân tích.
Từ quy trình trên nhóm nghiên cứu có một số nhận xét như sau:
Quy trình của nhóm nghiên cứu có giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng tương đương, thậm chí còn thấp hơn một số quy trình phân tích của một số tác giả khác.Cụ thể nghiên cứu của Dong-Hyug Yang, Mi-Young Lee. (2012) và WHO (2011) có LOD/LOQ tương đương 0.05/0.1µg/mL, LOD/LOQ của nhóm nghiên cứu thu được là 0.03/0.09 µg/mL.
Quy trình phân tích của nhóm nghiên cứu sử dụng một lượng thể tích các chất xử lý mẫu tương đương với phương pháp của Dong-Hyug Yang, Mi-Young Lee.(2012) – hoạt hóa cột cần 1ml Methanol, tiết kiệm hơn phương pháp của WHO (2011) – 3ml Methanol.Điều này có ý nghĩa lớn, vừa tiết kiệm thời gian, hóa chất vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Quy trình có các bước xử lý mẫu thuận tiện cho phân tích khi cần làm giàu hay pha loãng mẫu thông qua việc sử dụng cột chiết pha rắn, điều này khó thực hiện đối hơn với cách xử lý mẫu theo hình thức chiết lỏng lỏng.
Quy trình này có thể ứng dựng trên các máy thế hệ tương đương hoặc thế hệ tiếp theo của hãng. Đối với những hãng khác chỉ cần là những máy có điều kiện và tính năng kỹ thuật tương tự (ứng dụng) nếu hiện đại hơn thì càng tốt đều có thể dùng được.
3.1.4.3. Ứng dụng quy trình
Để ứng dụng quy trình phân tích nhóm nghiên cứu lấy ngẫu nhiên 84 mẫu nước tiểu trong 400 đối tượng đã chọn trước có tiếp xúc với benzen trong ngành công nghiệp da giày và công nghệ sơn kết quả thu được như sau:
Áp dụng quy trình xây dựng được nhóm nghiên cứu phân tích mẫu nước tiểu của 84 người lao động có tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong đó có benzen. Kết quả cho thấy:Có 27 người không phát hiệnnồng độ TTMA. Theo tiêu chuẩn của Việt Namnào[3] thì không có mẫu nào có nồng độ TT-MA vượt tiêu chuẩn cho phép. Nếu theo tiêu chuẩn của Mỹ(ACGIH-2016) thì có 21 mẫu (25%) vượt tiêu chuẩn cho phép. Có sự khác biệt này là do nồng độ cho phép của TT-MA trong nước tiểu của người lao động tại Việt Nam mới ban hành (≤0,5g/g Creatinin)-15/2016/TT-BYT[3], cao hơn 1000 lần so với tiêu chuẩn của Mỹ (≤0,5mg/gCreatinin tương đương 0.0005g/g Creatinin)[5]. Điều này cho thấy cần thiết phải có sự giám sát sinh học đối với người lao động có tiếp xúc với benzene bằng chỉ số TT-MA để có cơ sở kiến nghị Bộ y tế xem xét, giảm giới hạn cho phép của TT-MA trong nước tiểu để bảo vệ sức khỏe người lao động có tiếp xúc với benzen.
Sau khi sử dụng quy trình xây dựng được để phân tích mẫu thực, nhóm nghiên cứu nhận thấy quy trình ổn định, đảm bảo kết quả chính xác. Chính vì vậy quy trình dự thảo/thử nghiệm ban đầu không cần thay đổi gì sau khi nhóm nghiên cứu áp dụng thực tế.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
* Đã xây dựng quy trình phân tích nồng độ TT-MA trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, đạt được các thông số chuẩn như :
– Khoảng tuyến tính: (0.09 -6) µg/mL.
– Giới hạn phát hiện: 0.03 µg/mL
– Giới hạn định lượng: 0.09 µg/mL
– Quy trình đảm bảo tính ổn định, độ chính xác trên 93%.
Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ)đạt được kết quảtương đương và thấp hơn một số tác giả khác đã nghiên cứu
* Qua áp dụng quy trình xây dựng được đã phân tích trên 84 mẫu nước tiểu của 84 đối tượng có tiếp xúcbenzen cho thấy:có21 đối tượng (25%)có nồng độ TT-MA trong nước tiểu của đối tượng nghiên cứu vượt quá giới hạn cho phép của ACGIH(Mỹ), nhưng không có đối tượng nào vượt quá tiêu chuẩn của Việt Nam ( có chỉ sô rất cao ≤0,5mg/g Creatinin)
4.2. Kiến nghị
– Áp dụng rộng rãi quy trình phân tích TT-MA trong nước tiểu tại các phòng thí nghiệm làm công cụ giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc với benzene tại Việt Nam.
– Bộ Y tế cần xem xét lại giới hạn cho phép về nồng độ TT-MA trong nước tiểu đối với chỉ số giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc với benzene.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạ Thị Thảo (2010), Thống kê trong hóa phân tích, Giáo trình môn học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nôi.
- Thông tư số 12/2006/TT- BYT ngày 10/11/2006 quy định về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 1/7/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Viện kiểm nghiện an toàn vệ sinh Thực phẩm Quốc Gia, Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật học, NXB Khoa học và Kỹ Thuật.
- American Conference of Industrial Hygienists -ACGIH (2016) “Threshold Limit Value for Chemical Substances and Physical Agents and Biological Exposure Indices” Signature Publication, ISBN:978-1-607260-85-1 @2016 (Pages: 112).
- Cheol-Woo Lee, et al. (2009) “Rapid HPLC Method for the Simultaneous Determination of Eight Urinary Metabolites of Toluene, Xylene and Styrene” Bull. Korean Chem. Soc. 2009, Vol. 30, No. 9 (2021- 2026).
- Dong-Hyug Yang (2012). “Environmentally friendly determination of urinary trans, trans-muconic acid for biological monitoring of benzene exposure by green high-performance liquid chromatography.” Analytical Science & Technology Vol. 25 No. 6, 2012: 460-466.
- Lsarita Martins, M. E. P. B. d. S. (2004). “Trans,trans-muconic acid in urine samples collected in three periods from benzene handling workers in a Brazilian refinery.” Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences vol. 40, N2, abr./jun., 2004: 197-202.
- Suramya Waidyanatha, et al. (2004), “Rapid determination of six urinary benzene metabolites in occupationally exposed and unexposed subjects” Analytical Biochemistry 327 (2004) 184–199
- Seyed Jamaleddin Shahtaheri, Farhad Ghamari, et al. (2005). “Sample Preparation Followed by High Performance Liquid Chromatographic (HPLC) Analysis for Monitoring Muconic Acid as a Biomarker of Occupational Exposure to Benzene.” International Journal of Occupational Safety and Ergonomics (JOSE) Vol. 11, No. 4, : 377–388.
Nguyễn Thị Hiền, Vũ Xuân Trung, Tống Thị Ngân, Lê Thị Cúc,
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lưu Phi Long, Mai Ngọc Thanh
Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)