Bệnh sạm da nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở công nhân hai công ty xăng dầu thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả nghiên cứu thu được:
Loại khẩu trang công nhân sử dụng nhiều nhất là loại khẩu trang y tế chiếm tỷ lệ (65,9%), không phù hợp với điều kiện lao động và môi trường làm việc. Vị trí sạm da chiếm tỷ lệ cao nhất là vùng cổ (84,8%), mặt (61,9 %), vùng ngực (34,8%),vùng cẳng tay( 33,9 %), thấp nhất là góc hàm, hõm ức chiếm tỷ lệ (13,6%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với sạm da nghề nghiệp (p < 0,05), giữa việc sử dụng khẩu trang,găng tayvới sạm da nghề nghiệp (p < 0,05). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ánh nắng chiếu trực tiếp tại nơi làm việc với sạm da nghề nghiệp (p > 0,05).
Các tác giả khuyến nghị cần trang bị găng tay và loại khẩu trang rộng, che kín toàn bộ cả vùng má, cằm, cổ, bảo vệ da có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sạm da.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất và bán lẻ xăng dầu phải tiếp xúc số lượng lớn hơi xăng dầu hằng ngày, kết hợp với môi trường nắng nóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và biểu hiện rõ nhất là các bệnh sạm da [6]. Bệnh sạm da ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất lao động và thẩm mỹ, nhất là đối với tuổi trẻ. Đây là vấn đề sức khoẻ cần được quan tâm [10]. Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm đáp ứng hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh sạm da nghề nghiệp ở người lao động tại Công ty cổ phần vật tư xăng dầu và Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, TP.HCM năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với bệnh sạm da nghề nghiệp ở người lao động.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
Người lao động tiếp xúc trực tiếp hơi xăng dầu ≥ 1 năm, tại Công ty xăng dầu M và Công ty xăng dầu N, TP.HCM
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: mô tả với thiết kế cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: Cỡ mẫu là 320 người trong đó có 290 Nam, 30 Nữ. Đối tượng được chọn là người lao động có thời gian làm việc từ một năm trở lên, trong đó có: bơm xăng bán lẻ 290 người, lái xe bồn 22người, phụ xe bồn 8 người, tuổi nghề < 5 năm là 115 người, từ 5-10 năm là 118 người, từ 11-15 năm là 55 người, trên 15 năm là 32 người.
2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo quy định của Bộ Y tế [4]
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 3.1.Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n = 320)
Trên Bảng 3.1 ta thấy, trong số người lao động được phỏng vấn, nam giới chiếm đa số (90,6%). Nhóm tuổi người lao động chiếm nhiều nhất là nhóm từ 30-39 tuổi (41,9%), thấp nhất là nhóm từ 40 tuổi trở lên, chiếm (20,9%). Nhóm tuổi nghề chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm từ 5 – < 10 năm (36,9%), tiếp theo là nhóm dưới 5 năm (35,9%), nhóm ít nhất là trên 15 năm (10%). Vị trí làm việc chiếm tỉ lệ nhiều nhất là bơm xăng bán lẻ (90,6%), trong khi vị trí lái xe bồn và phụ xe bồn chỉ chiếm (6,9%) và (2,5%).
Bảng3.2. Sử dụng trang bị bảo hộ lao động
Trên Bảng 3.2 ta thấy, hầu hết người lao động đều có sử dụng trang bị bảo hộ lao động. Cụ thể là: áo chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), tiếp theo là nón mũ chiếm (99,7%), giầy bảo hộ chiếm (99,7%), găng tay chiếm (89,4%), khẩu trang chiếm (88,8%).
Bảng 3.3. Loại khẩu trang và thời gian sử dụng khẩu trang
Trên Bảng 3.3 ta thấy, trong những người có sử dụng khẩu trang thì loại khẩu trang y tế được người lao động sử dụng nhiều nhất (65,9%), tiếp theo là khẩu trang vải (55,3%), khẩu trang than hoạt tính (13,7%). Tỷ lệ người lao động sử dụng khẩu trang toàn bộ thời gian làm việc chỉ chiếm (38,0%).
Bảng 3.4. Loại găng tay thời gian sử dụng găng tay
Trên Bảng 3.4 ta thấy, trong những người có sử dụng găng tay thì loại găng tay được sử dụng cao nhất là găng tay vải chiếm tỷ lệ( 92,3%) và sử dụng găng tay trong toàn bộ thời gian làm việc chiếm tỷ lệ (72,7%), chỉ khi tiếp xúc xăng dầu chiếm tỷ lệ (27,3%).
Bảng 3.5. Kết quả khám lâm sàng
Bảng 3.5 cho thấy vị trí biểu hiện sạm da chiếm tỷ lệ cao nhất là vùng cổ (85,1%), tiếp theo là vùng mặt (61,9%), thấp nhất là góc hàm, hỏm ức chiếm (13,6%).
Kết quả 320 người được khám, có 29 người mắc bệnh sạm da nghề nghiệp, tỷ lệ là (9,1%)
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa sạm da nghề nghiệp với tuổi nghề
Bảng 3.6 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi nghề với sạm da nghề nghiệp (p < 0,05).
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa sạm da nghề nghiệp với việc sử dụng bảo hộ lao động
Bảng 3.7 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng khẩu trang, găng tay với bệnh sạm da nghề nghiệp (p < 0,05).
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa sạm da nghề nghiệp với nắng chiếu trực tiếp
Bảng 3.8 cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ánh nắng chiếu trực tiếp tại nơi làm việc với sạm da nghề nghiệp (p > 0,05).
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
– Tỷ lệ mắc bệnh sạm da nghề nghiệp là (9,1%). Những NLĐ có tuổi nghề > 15 năm có tỷ lệ mắc bệnh sạm da cao nhất là (37,5%), những NLĐ có tuổi nghề từ 5-10 năm có tỷ lệ sạm da cao gấp 2,22 lần so với NLĐ có tuổi nghề < 5 năm. Vị trí phụ xe bồn có tỷ lệ bệnh sạm da nghề nghiệp cao gấp 7,25 lần so với vị trí bơm xăng bán lẻ, và vị trí lái xe bồn có tỷ lệ bệnh sạm da cao gấp 3,3 lần so với vị trí bơm xăng bán lẻ.
– Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng khẩu trang, găng tayvới bệnh sạm da nghề nghiệp (p < 0,05).
– Cần mang BHLĐ trong suốt qui trình thời gian làm việc để phòng chống tiếp xúc hơi khí độc hại là giải pháp can thiệp hữu hiệu để phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cần trang bị găng tay và loại khẩu trang rộng, che kín toàn bộ cả vùng má, cằm, cổ, bảo vệ da có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sạm da.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Y tế – Cục Quản lý môi trường y tế , Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2014.
2.Bộ Y tế – Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động ban hành ngày 10/10/2002.
3.Bộ Y tế ,Thông tư 28/2016/TT-BYT.
4.Nguyễn Minh Hiếu (2010), Đặc điểm bệnh tật và tỷ lệ mới mắc bệnh sạm da nghề nghiệp ở công nhân xăng dầu, Tạp chí y học dự phòng TP.HCM, tập 14 (2), trang 155-159.
5.Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2002), Bước đầu đánh giá tình hình bệnh viêm da tiếp xúc với xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường.
6.Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2015), Thường qui kỹ thuật, Nhà xuất bản y học.
7.Centers for Diseases control and prevention, (2004) Worker health chartbook, Chapter 2: Fatal and Nonfatal Injuries and selected illness and conditions, Skin diseases and disorders, P180- 188.
8.Febriana S. A, Occupational skin hazards and prevalence of occupational skin diseases in shoe manufacturing workers in Indonesia, International Archives of Occupational and Environmental Health, February 2014, Volume 87, Issue 2, pp 185-194.
9.Yakut Y, Occupational skin diseases in automotive industry workers, Cutan Ocul Toxicol, 2014 Mar; 33(1):11-5.
BS. Trịnh Hồng Lân, BS. Não Thị Mỹ Trang và CS
Viện Y tế công cộng TP.HCM
Chịu trách nhiệm: Não Thị Mỹ Trang: DĐ 0919318956
(Nguồn tin: Theo Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 3/2018)