Kết quả điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc học (chỉ tiêu tĩnh) của người Việt Nam trong lứa tuổi lao động giai đoạn hiện nay

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:48(GMT +7)

Bài báo trình bày sơ bộ kết quả thực hiện đo trực tiếp các chỉ tiêucân nặng chiều cao đứng, chiều cao ngồi, rộng vai, rộng mông, dài tay và dài chân trên 5148 đối tượng thuộc các ngành nghề nông-công nghiệp, học sinh-sinh viên và lao động tự do tại một số tỉnh thành thuộc 3 miền Bắc-Trung – Nam.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng Atlat nhân trắc người Việt Nam trong độ tuổi lao động giai đoạn hiện nay” đã được Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2019. Đề tài đã thực hiện đo trực tiếp 90 chỉ tiêu nhân trắc cơ bản, bao gồm 36 chỉ tiêu nhân trắc tĩnh, 36 chỉ tiêu THĐ khớp và 18 thông số THĐ tay trên 5148 đối tượng thuộc các ngành nghề nông-công nghiệp, học sinh-sinh viên và lao động tự do tại một số tỉnh thành thuộc 3 miền Bắc -Trung – Nam. Từ kết quả đo trực tiếp các chỉ tiêu cơ bản kết hợp tính toán và nội suy cho các chỉ tiêu có mối tương quan cao với các chỉ tiêu cơ bản, đề tài đã cho ra bộ số liệu đầy đủ gồm: 136 chỉ tiêu nhân trắc tĩnh, 50 chỉ tiêu THĐ khớp và khoảng 270 thông số THĐ tay (với 72 bảng số liệu THĐ tay) trên 9 mặt phẳng ngang khác nhau. Với bộ dữ liệu mới được cập nhật, đề tài sẽ làm mới bộ Atlat nhân trắc phục vụ cho thiết kế, đánh giá Ecgônômi.
Trong phạm vi bài báo này, nhóm nghiên cứu phân tích một số chỉ tiêu nhân trắc tĩnh cơ bản của người Việt Nam như: cân nặng,chiều cao đứng, chiều cao ngồi, rộng vai, rộng mông, chiều dài tay và chân để thấy rõ tầm vóc và thể lực của người Việt Nam trong độ tuổi lao động hiện nay.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người Việt Nam (người dân tộc Kinh) trong độ tuổi lao động (từ 16-60 tuổi), có thể hình bình thường, đang làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, học sinh sinh viên và lao động tự do ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.Để có được những dẫn liệu nhân trắc đại diện cho người lao động Việt Nam, đối tượng đo được xác nhận là có hình thể và sức khoẻ bình thường. 
Đối tượng nghiên cứu được chia thành 5 nhóm tuổi như trong tập Atlat đã xuất bản [1] (16-19, 20-29, 30-39, 40-49, 50-59); 2 giới (nam, nữ); 3 miền (Bắc, Trung, Nam).Kết quả đề tài đã đo được 5148 đối tượng, bao gồm 2531 nam và 2617 nữ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau : 
–    Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới và Việt Nam 
–    Phương pháp hồi cứu tài liệu: từ bộ 3 tập Atlat của Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động) 
–    Phương pháp khảo sát đo đạc thực tế ngoài hiện trường 
–    Phương pháp xử lý thống kê: sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22.
2.3. Kỹ thuật đo các chỉ tiêu nhân trắc
    Kỹ thuật đo các kích thước nhân trắc tĩnh tuân thủ đúng như phương pháp đo đã đưa ra trong tập Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong độ tuổi lao động – dẫn liệu nhân trắc tĩnh xuất bản năm 1986 [1], TCVN5781: 2009 [2], TCVN7488: 2005 (ISO7250:1996) [3], ISO 7250-1: 2008 [4]. Thiết bị đo là bộ thước đo nhân học kiểu Martin, phòng đo nhân học. Chiều cao đứng được đo ở tư thế đứng chuẩn và chiều cao ngồi được đo ở tư thế ngồi chuẩn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Chiều cao đứng 

Bảng 1. Chiều cao đứng theo lớp tuổi giữa 3 miền

Giới

Nhóm tuổi

Chiều cao trung bình (cm)

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

n

±SD

P5

P95

n

±SD

P5

P95

n

±SD

P5

P95

Nam

16-19

169

165,6±6,2

154,8

175,5

137

165,3±5,7

155,9

174,0

251

165,5±5,6

156,5

174,2

20-29

170

165,7±6,1

155,6

176,0

186

165,4±5,5

156,4

175,0

208

166,0±5,6

158,0

176,0

30-39

171

165,1±5,6

155,6

174,0

198

164,5±5,6

155,0

173,7

168

165,2±5,4

156,0

173,5

40-49

170

164,0±5,4

154,6

172,0

170

163,4±6,0

152,9

173,5

121

164,0±6,4

152,0

176,9

50-59

116

162,4±5,3

153,0

172,5

159

162,0±5,7

154,0

173,6

137

162,7±5,4

153,0

172,5

16-59

796

164,7±5,8

155,0

174,0

850

164,2±5,8

155,0

173,7

885

164,9±5,8

156,0

174,0

Nữ

16-19

162

154,8±5,3

146,0

163,9

150

154,9±3,9

149,0

161,5

172

155,0±4,9

147,0

163,0

20-29

182

156,0±5,9

145,3

166,0

187

156,0±4,2

150,0

163,0

161

156,2±4,9

147,7

163,5

30-39

209

154,6±5,4

145,0

164,5

172

154,6±3,9

149,0

161,0

181

155,0±4,2

148,0

163,0

40-49

192

153,6±4,7

145,0

161,5

166

153,2±3,8

147,4

160,0

186

153,9±4,1

149,0

161,3

50-59

173

152,8±5,6

143,7

162,1

166

152,7±3,9

146,0

159,7

158

153,2±5,1

144,0

161,1

16-59

918

154,4±5,5

145,0

164,0

841

154,3±4,1

148,0

161,0

858

154,6±4,7

147,5

162,5

Tính chung cho cả 3 miền, nam giới người Việt Nam trưởng thành hiện nay có chiều cao trung bình là 164,6±5,8cm và nữ giới có chiều cao trung bình 154,4± 4,8cm. Chênh lệch chiều cao đứng giữa nam và nữ trung bình là 10,3cm. Sự khác biệt về chiều cao giữa nam và có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy rất cao (p<0,001).

Chiều cao đứng trung bình của nam, nữ ở ba miền chênh lệch nhau không nhiều và hầu hết giá trị t-test ở từng nhóm tuổi của nam với nam và nữ với nữ giữa các miền đều <1,96, tức là sự khác biệt giữa các vùng miền không có ý nghĩa thống kê. Điều này khác xa so với 30 năm về trước, người miền Bắc thấp hơn đáng kể so với người miền Nam ở nhiều lớp tuổi (Bảng 2). Có thể do điều kiện sống và dinh dưỡng ở miền Bắc đã được cải thiện rất nhiều trong những năm qua làm cho thể hình của người miền Bắc đã tăng lên đáng kể, bắt kịp với người miền Nam.

Bảng 2. So sánh chiều cao đứng của người Bắc với người miền Nam trong Atlat (1986)

Lớp tuổi

Nam (cm)

Nữ (cm)

Miền Bắc

Miền Nam

p

Miền Bắc

Miền Nam

p

17-19

161,50

162,87

p<0,01

151,85

152,60

p>0,05

20-29

162,06

162,78

p<0,01

151,45

152,65

p<0,001

30-39

161,17

162,12

p<0,01

150,94

152,64

p<0,001

40-49

159,81

160,88

p<0,01

150,04

151,71

p<0,001

50-59

159,17

160,72

p<0,01

150,21

150,90

p>0,05

                  (Nguồn : Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động – dẫu liệu nhân trắc tĩnh”)

Theo qui luật sinh học nói chung, cứ khoảng 10-15 năm, do những điều kiện sống thay đổi, tầm vóc, thể lực của cư dân cũng có những biến đổi và thường tăng 1,5-2cm. So sánh sự gia tăng chiều cao đứng theo thời gian giữa kết quả của đề tài với số liệu của Hằng số sinh học 1975,  số liệu Atlat (1986) [1], số liệu của Viện Bảo hộ lao động 1997, số liệu Giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX, Bộ Y tế, 2003 [5] , số liệu của Viện Dinh dưỡng 2003[6] cho thấy số liệu chiều cao đứng trung bình (cả 3 miền) do đề tài thực hiện trong giai đoạn 2017-2019 là cao hơn hẳn (Biểu đồ 1). 

Kết quả biểu đồ 1 cho thấy rõ, so với Atlat năm 1986, chiều cao của người Việt Nam trưởng thành giai đoạn hiện nay cao hơn khoảng 3cm.

Sự gia tăng chiều cao đứng theo thời gian còn được thể hiện khá rõ khi so sánh chiều cao đứng trung bình giữa các lớp tuổi. Sự khác biệt về chiều cao trung bình giữa nhóm tuổi trẻ 16-19 và 20-29 so với nhóm 40-49 và 50-59 có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy cao (p<0,01).

3.2. Chiều cao ngồi

Kết quả bảng 3 cho thấy chiều cao ngồi tính trung bình cho cả 3 miền ở nam giới là 86,9±3,2cm và ở nữ giới là 81,7±2,8cm. Chênh lệch về chiều cao ngồi giữa nam và nữ là 5,2cm.Khác biệt về chiều cao ngồi giữa các vùng miền không nhiều. Chiều cao ngồi trung bình tính riêng cho nam, nữ theo từng miền, từng nhóm tuổi cũng như tính chung theo từng giới đều khôngthấy có sự khác biệt giữa các miền (t<1,96).

    Bảng 3. Chiều cao ngồi theo lớp tuổi giữa 3 miền

Giới

Nhóm tuổi

Chiều cao ngồi trung bình (cm)

 Miền Bắc

 Miền Trung

 Miền Nam

n

±SD

P5

P95

n

±SD

P5

P95

n

±SD

P5

P95

Nam

16-19

169

87,3±3,4

81,0

92,8

137

87,4±3,2

82,0

92,0

251

87,4±3,1

82,0

92,4

20-29

170

87,6±3,2

82,0

93,0

186

87,4±3,0

82,2

93,0

208

87,5±3,1

83,0

93,0

30-39

171

87,2±2,9

82,3

92,0

198

86,9±3,1

82,0

92,0

168

87,0±3,0

82,0

92,0

40-49

170

86,6±2,8

81,7

90,8

170

86,3±3,2

80,6

92,0

121

86,5±3,6

80,0

93,9

50-59

116

85,9±2,8

81,0

91,0

159

85,9±3,3

81,0

92,0

137

85,8±3,1

80,3

91,0

16-59

796

87,0±3,1

81,9

92,0

850

86,8±3,2

82,0

92,0

885

86,9±3,2

82,0

92,0

Nữ

16-19

162

81,9±3,0

77,0

86,9

150

81,9±2,4

78,3

86,0

172

81,8±2,7

77,0

86,0

20-29

182

82,6±3,2

77,0

88,0

187

82,5±2,6

79,0

87,0

161

82,6±2,8

78,0

86,9

30-39

209

81,9±3,1

76,5

87,8

172

81,7±2,4

78,0

86,0

181

81,8±2,4

78,0

86,0

40-49

192

81,3±2,7

77,0

86,0

166

81,0±2,3

77,4

85,0

186

81,5±2,5

78,0

86,0

50-59

173

80,8±3,1

75,0

86,0

166

80,8±2,5

77,0

85,0

158

81,0±2,9

76,0

86,0

16-59

918

81,7±3,1

76,4

87,0

841

81,6±2,5

78,0

86,0

858

81,7±2,7

77,0

86,0

Chiều cao ngồi của nhóm trẻ có xu hướng cao hơn so với nhóm tuổi già hơn. Kết quả đo chiều cao ngồi trung bình tính riêng theo miền ở từng nhóm tuổi cho thấy lớp tuổi có chiều cao ngồi lớn nhất (nhóm tuổi 20-29) cũng là nhóm tuổi có chiều cao đứng lớn nhất và ngược lại, nhóm tuổi 50-59 có chiều cao đứng thấp nhất cũng cho kết quả chiều cao ngồi ngồi nhỏ hơn các nhóm tuổi khác. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trẻ so với nhóm già có ý nghĩa thống kê (t<1,96) ở cả 2 giới.

Trên cơ sở số đo chiều cao đứng và chiều cao ngồi, chỉ số thân ([Chiều cao ngồi / chiều cao đứng] x 100) được tính để xem xét đánh giá bề dài thân hay phần thân trên. Kết quả tính chỉ số thân của nam nữ người Việt Nam cho thấy, nam giới tính chung cho cả 3 miền có chỉ số thân trung bình là 52,8±0,2cm và nữ giới là 52,9±0,3cm. Chỉ số thân ở cả nam và nữ đều nằm trong giới hạn dạng người có thân trên dài trung bình (từ 51-52,9).So sánh  chỉ số thân giữa các nhóm tuổi, giữa 2 giới và vùng miềncho thấy sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (t<1,96).

3.3. Chiều rộng vai

Chiều rộng vai là kích thước giữa 2 mỏm cùng vai và phản ánh sự phát triển bề ngang của thân [Atlat,1986). Kết quả đo chỉ tiêu chiều rộng vai được trình bầy trong Bảng 4 như sau :

Bảng 4. Chiều rộng vai theo lớp tuổi giữa 3 miền 

Giới tính

Nhóm tuổi

Rộng vai trung bình (cm)

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

n

SD

P5

P95

n

SD

P5

P95

n

SD

P5

P95

Nam giới

16-19

169

40,3

2,9

36,0

45,5

137

39,8

1,9

36,9

43,5

251

40,4

1,9

37,5

43,0

20-29

170

40,3

2,8

36,1

45,0

186

40,3

2,7

36,5

45,0

208

40,2

1,8

36,5

42,5

30-39

171

40,3

2,3

36,5

43,5

198

40,1

2,4

37,1

45,0

168

40,5

2,3

36,9

44,0

40-49

170

38,8

2,3

35,8

44,0

170

39,0

2,4

35,6

43,5

121

39,2

3,2

35,0

46,0

50-59

116

38,7

2,5

35,4

44,0

159

39,3

2,2

35,9

43,0

137

39,3

3,1

35,2

45,0

16-59

796

39,7

2,7

36,0

44,4

850

39,7

2,4

36,1

44,0

885

40,0

2,4

36,4

44,0

Nữ giới

16-19

162

36,7

2,1

33,7

41,0

150

36,7

1,5

35,0

40,0

172

37,0

1,5

35,5

40,0

20-29

182

37,1

1,5

35,5

40,0

187

37,0

1,7

34,0

39,0

161

37,2

1,5

35,2

40,0

30-39

209

37,0

2,2

33,0

41,0

172

36,9

1,8

34,0

40,0

181

37,2

1,4

35,6

40,0

40-49

192

36,5

2,3

33,1

40,6

166

36,5

2,0

33,0

40,0

186

36,9

1,6

35,2

40,0

50-59

173

36,4

2,2

33,4

40,5

166

36,7

1,9

34,0

40,0

158

36,8

1,6

35,0

40,5

16-59

918

36,8

2,1

33,7

40,5

841

36,8

1,8

34,0

40,0

858

37,0

1,5

35,3

40,0

Kết quả Bảng 4 cho nhận xét: Chiều rộng vai trung bình của nam giới là 39,83±2,5cm và của nữ là 36,85±1,8cm. Kết quả này cao hơn so với Atlat 1986, nhưng thấp hơn không nhiều so với Giá trị sinh học người Việt Nam bình thường theo các nhóm tuổi ở cả nam và nữ. Kết quả cho thấy nhóm tuổi 20-29 và 30-39 có chiều rộng vai lớn nhất. Kết quả này tương đương nhận định trong Atlat 1986.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t>1,96) về rộng vai giữa các miền, giữa các nhóm tuổi và giữa nam và nữ chung cho cả 3 miền.

So sánh riêng cho nam nữ và giữa các nhóm tuổi trong từng miền cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t>1,96), trong đó nhóm 16-19 và 20-29 khác biệt so với các nhóm từ 30 tuổi trở lên. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các miền trong cùng nhóm tuổi nhưng chỉ ở một số nhóm tuổi, nhất là giữa miền Trung và miền Nam.

3.4. Chiều rộng mông

Kết quả số đo rộng mông trung bình chung cho cả 3 miền của nam là 32,27±2,1cm và nữ là 32,66±1,7cm.Tuy số đo của nữ lớn hơn của nam không nhiều, nhưng khác với hầu hết các chỉ tiêu nhân trắckhác là  nam giới thường lớn hơn của nữ. Số đo chiều rộng của vùng chậu và mông trung bình của nữ hiện nay có lớn hơn so với nam và cao hơn nam ở cả 3 miền, khác với nhận định trong Atlat 1986: miền Bắc và miền Trung chiều rộng mông nữ giới lớn hơn ở nam, còn ở miền Nam thì nam giới lại có số đo lớn hơn nữ giới [1].

Bảng 5. Chiều rộng mông theo lớp tuổi giữa 3 miền 

Giới tính

Nhóm tuổi

Rộng mông trung bình (cm)

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

n

SD

P5

P95

n

SD

P5

P95

n

SD

P5

P95

Nam giới

16-19

169

33,1

2,4

29,5

37,3

137

32,2

1,5

29,8

35,1

251

33,5

1,6

31,2

35,8

20-29

170

32,9

2,3

29,4

36,7

186

32,4

2,1

29,3

36,1

208

32,8

1,5

29,8

34,7

30-39

171

32,0

1,8

29,0

34,5

198

32,5

1,9

30,1

36,5

168

32,1

1,8

29,2

34,9

40-49

170

31,7

1,9

29,2

35,9

170

31,5

1,9

28,8

35,2

121

31,1

2,5

27,8

36,5

50-59

116

31,8

2,1

29,1

36,2

159

31,8

1,8

29,0

34,8

137

31,3

2,5

28,0

35,8

16-59

796

32,3

2,2

29,3

36,2

850

32,1

1,9

29,1

35,6

885

32,4

2,1

29,1

35,5

Nữ giới

16-19

162

33,2

1,9

30,4

37,0

150

32,7

1,4

31,2

35,6

172

33,7

1,3

32,3

36,4

20-29

182

33,2

1,3

31,8

35,6

187

32,2

1,5

29,6

34,0

161

32,8

1,3

31,1

35,3

30-39

209

33,0

1,9

29,5

36,5

172

32,6

1,6

30,0

35,3

181

32,8

1,2

31,4

35,3

40-49

192

32,2

1,9

29,3

35,7

166

32,5

1,8

29,5

35,7

186

32,3

1,4

30,8

35,0

50-59

173

31,7

1,9

29,1

35,3

166

33,3

1,7

30,9

36,3

158

31,7

1,4

30,1

34,9

16-59

918

32,6

1,9

29,7

36,0

841

32,7

1,6

30,3

35,6

858

32,7

1,5

30,6

35,5

3.5. Chiều dài tay và chân

         Bảng 5. Chiều  dài tay và chiều dài chân theo lớp tuổi giữa 3 miền

Chỉ tiêu

Miền  khảo sát

Giá trị trung bình (cm)

Nam giới

Nữ giới

n

SD

P5

P95

n

SD

P5

P95

Dài tay

Miền Bắc

796

74,37

2,67

69,83

78,66

918

69,93

2,63

65,63

74,52

Miền Trung

850

73,52

2,60

69,41

77,81

841

69,36

2,06

65,91

72,79

Miền Nam

885

74,27

2,60

70,12

78,39

858

69,26

2,20

65,88

73,05

Chung

2531

74,05

2,65

69,67

78,31

2617

69,53

2,34

65,89

73,54

Dài chân

Miền Bắc

796

86,83

3,30

81,33

92,46

918

80,23

2,90

75,28

85,27

Miền Trung

850

86,72

3,24

81,57

92,08

841

80,05

2,41

76,24

84,10

Miền Nam

885

87,61

3,37

82,08

92,96

858

81,11

2,56

77,24

85,53

Chung

2531

87,07

3,33

81,59

92,48

2617

80,46

2,68

76,23

85,14

Kết qủa chiều dài tay trung bình (74,05±2,6cm ở nam và 69,53±2,3cm ở nữ) và chiều dài chân trung bình (87,07±3,3cm ở nam và  80,46±2,7cm ở nữ) cho thấy có sự gia tăng tương ứng với chiều cao đứng. Trong đó, số đo trung bình lớn nhất ở nhóm tuổi 16-19 và 20-29 là các nhóm tuổi có chiều cao đứng lớn nhất và nhỏ dần khi nhóm tuổi tăng lên. 

Chênh lệch tối đa về dài tay giữa các miền ở nam (0,80cm) cao hơn ở nữ (0,70cm). Ngược lại,chênh lệch chiều dài chântối đa ở nam (0,89cm) lại thấp hơn ở nữ (1,10cm), điều này khác so với nhận định trong Atlat 1986 [1]. Có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê về chiều dài tay và chiều dài chân giữa miền Trung (thấp hơn cả) so với miền Bắcvà Nam, giữa 2 nhóm tuổi trẻ 16-19 và 20-29 với các nhóm tuổi 30 trở lên.

Sự chênh lệch giới tính giữa nam và nữ chung cho cả 3 miền của chiều dài tay là 4,5cm và chiều dài chân là 6,6cm. Trong đó sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.6. Trọng lượng cơ thể

Kết quả bảng 6 cho thấy : tính chung cho cả 3 miền, trọng lượng cơ thể trung bình của nam giới người Việt Nam trưởng thành hiện nay là 59,2±8,9 kg và của nữ là 50,8±6,6kg. Trọng lượng cơ thể trung bình giữa nam và nữ chênh lệch khoảng 8,4 kg. Sự khác biệt nam – nữ về trọng lượng cơ thể có ý nghĩa thống kê (t>3,29). Sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể giữa các miền theo từng nhóm tuổi ở nam giới dao động từ 1,8÷3,0kg và ở nữ giới là 1,0÷2,8kg.

Bảng 6. Trọng lượng cơ thể theo lớp tuổi giữa 3 miền

Giới

Nhóm tuổi

Trọng lượng cơ thể trung bình (kg)

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

n

±SD

P5

P95

n

±SD

P5

P95

n

±SD

P5

P95

Nam

16-19

169

56,9±8,9

44,0

74,0

137

54,9±7,7

44,0

71,1

251

58,7±8,3

47,6

74,0

20-29

170

60,1±8,9

45,0

74,0

186

57,8±7,7

45,0

71,7

208

62,4±9,3

49,0

79,6

30-39

171

63,4±8,9

46,6

75,0

198

57,8±7,6

46,0

71,5

168

62,1±9,5

47,2

80,0

40-49

170

58,3±8,4

44,8

73,9

170

59,3±9,2

45,0

75,5

121

62,0±9,1

48,1

78,8

50-59

116

57,5±8,6

42,9

70,7

159

58,1±9,4

45,0

73,0

137

58,5±8,7

44,0

72,6

16-59

796

59,4±9,1

45,0

74,0

850

57,7±8,4

45,0

72,0

885

60,6±9,1

46,2

77,0

Nữ

16-19

162

49,1±5,9

41,0

59,5

150

47,2±4,8

41,0

56,0

172

50,2±7,8

41,3

68,0

20-29

182

49,6±6,0

42,0

61,1

187

48,1±5,3

41,0

57,4

161

50,4±6,8

42,0

65,0

30-39

209

50,6±6,0

42,0

61,7

172

50,2±6,1

42,6

60,4

181

53,1±6,1

43,0

63,0

40-49

192

51,8±6,0

43,0

63,0

166

51,0±6,0

41,4

62,0

186

54,4±6,8

43,7

66,0

50-59

173

51,3±6,7

42,0

62,1

166

51,0±6,3

40,5

62,7

158

53,2±7,6

42,0

67,0

16-59

918

50,5±6,2

42,0

61,3

841

49,5±5,9

41,2

61,0

858

52,3±7,2

42,0

65,0

Sự khác biệt về trọng lượng cơ thể giữa các miền có ý nghĩa thống kê khi tính chung cho 5 nhóm tuổi và ở nhiều nhóm tuổi (t>1,96).Cân nặng giữa các nhóm tuổi ở nam giới dao động từ 0,8÷3,7kg và ở nữ từ 0,4÷3,5kg. Cân nặng có xu hướng tăng theo nhóm tuổi tăng dần và sau đó giảm đi ở nhóm tuổi 50-59 .

So sánh trọng lượng cơ thể của đề tài khảo sát giai đoạn 2017-2019 với Atlat 1986 [1] và Bộ Y tế, 2003 [6] (Biểu đồ 2) cho nhận xét: trọng lượng cơ thể của người Việt Nam trong độ tuổi lao động qua kết quả khảo sát 2017-2019 khác xa so với kết quả đã công bố trong Atlat 1986 (cân nặng trung bình không vượt quá 50kg) [1]. So với Giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX [5] (biểu đồ 2) thì số liệu trọng lượng của nam nữ năm 2017-2019 cũng nặng hơn ở cả nam (59,2 kg so với 51,9 kg) và nữ (50,8kg so với 45,1kg). 

Để đánh giá thể tạng của nam nữ người Việt Nam trong lứa tuổi lao động, nhóm nghiên cứu tính chỉ số khối cơ thể (BMI).

Bảng 7. Kết quả chỉ số BMI theo lớp tuổi giữa 3 miền

Nhóm tuổi

Chỉ số BMI

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

SD

SD

SD

SD

SD

SD

16-19

20,7

2,8

20,5

2,2

20,1

2,5

19,7

2,0

21,4

2,8

20,9

3,2

20-29

21,8

2,8

20,4

2,2

21,1

2,6

19,8

2,0

22,6

3,0

20,6

2,6

30-39

23,2

2,6

21,1

2,3

21,4

2,6

21,0

2,3

22,8

3,4

22,1

2,3

40-49

21,6

2,8

21,9

2,2

22,1

2,8

21,7

2,3

23,1

3,2

23,0

2,8

50-59

21,8

2,8

22,0

2,8

21,9

2,8

21,9

2,5

22,1

2,8

22,7

2,9

16-59

21,8

2,9

21,2

2,5

21,4

2,8

20,8

2,4

22,3

3,1

21,9

2,9

Kết quả cho thấy: nam, nữ người Việt Nam trong độ tuổi ở giai đoạn hiện nay có chỉ số khối cơ thể (BMI) thuộc loại bình thường (BMI = 21,8±2,9 với nam và 21,3±2,6 với nữ). Kết quả cũng cho thấy khu vực phía Nam có chỉ số BMI cao hơn khu vực miền Bắc và miền Trung ở cả nam và nữ, trong đó miền Trung có chỉ số BMI thấp nhất và miền Nam có chỉ số BMI cao nhất, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (t>1,96). So sánh chỉ số BMI giữa các nhóm tuổi cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, nhóm tuổi 16-19 và 20-29 khác nhau và khác các nhóm tuổi khác. Các nhóm tuổi từ 39-40 trở lên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

IV. KẾT LUẬ

Từ kết quả khảo sát phân tích chiều cao đứngvà cân nặng, là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng nói lên sự tăng trưởng và phát triển về tầm vóc cơ thể người Việt Nam giai đoạn hiện nay, nhóm tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Nam giới người Việt Nam hiện nay có chiều cao trung bình là 164,5±5,7cm, nữ giới cao trung bình 154,4 ± 4,7cm. Mức chênh lệch trung bình tầm vóc trong vòng 15 năm (so với Giá trị sinh học)  và 30 năm so với Atlat 1986 là khoảng 2-3cm.

Chênh  lệch giới tính giữa nam và nữ về chiều cao, chiều ngang, chiều dài thân và cân nặng đều thuộc loại bình thường thường gặp trên thế giới.

Một số chỉ tiêu nhân trắc có số đo trung bình khác với nhận định trong Atlat 1986: chiều cao, cân nặng, rộng mông, chiều dài chân…. Một số chỉ tiêu có số đo đạt đỉnh ở nhóm tuổi 16-19 và 20-29 và sau đó giảm dần khi độ tuổi tăng dần.

Nhiều chỉ tiêu có số đo trung bình có xu hướng miền Bắc ngang bằng với miền Nam (VD: chiều cao đứng), điều này cũng khác với Atlat 1986 (xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam). Sự khác biệt giữa các miền, giữa các nhóm tuổi ở một số chỉ tiêu có ý nghĩa thống kê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tổng liên đoàn lao động Việt nam-Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động. Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động – dẫu liệu nhân trắc tĩnh. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1986.[2]. TCVN 5781: 2009, Phương pháp đo cơ thể người.[3]. TCVN 7488: 2005, Ecgônômi – Phép đo cơ bản cơ thể người dung cho thiết kế kỹ thuật.[4]. ISO 7250 – 1:2008. Basic human body measurements for technological design — Part 1: Body measurement definitions and landmarks.[5]. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2003.


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)