Các công nghệ khử mặn nước biển – Nghiên cứu thử nghiệm quá trình màng chưng cất

Ngày đăng: 26/05/2025
icon user

Lê Thanh Sơn, ThS. Đoàn Tuấn Linh, Nguyễn Trần Dũng, Trần Thu Hương

Xem thêm
  • 1Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

Trạng thái: --

Từ khóa: --

TÓM TẮT

 

Bài viết trình bày tình hình thiếu hụt nước ngọt ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam do nhu cầu sử dụng gia tăng và tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa khô. Trong bối cảnh đó, sử dụng nước mưa không còn là giải pháp ổn định, khử mặn nước biển được xem là hướng đi khả thi nhằm bổ sung nguồn nước ngọt, nhất là cho các vùng ven biển và hải đảo. Bài viết cung cấp tổng quan về các công nghệ khử mặn hiện nay, bao gồm chưng cất truyền thống (MSF và MED) và công nghệ màng (RO và ED). Các công nghệ chưng cất cho nước có độ tinh khiết cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng, thiết bị phức tạp và dễ bị ăn mòn. Trong khi đó, công nghệ màng RO và ED tiết kiệm năng lượng hơn nhưng vẫn có hạn chế về chi phí, yêu cầu kỹ thuật và phạm vi ứng dụng. Cuối cùng, bài viết giới thiệu công nghệ màng chưng cất (MD) – một phương pháp kết hợp ưu điểm của cả hai công nghệ trên, sử dụng nhiệt độ thấp và màng kỵ nước để tách hơi nước, có tiềm năng khử muối hiệu quả. Kết quả thí nghiệm trong điều kiện kiểm soát cho thấy công nghệ MD có khả năng loại bỏ đáng kể hàm lượng muối và các ion trong nước, mở ra hướng ứng dụng tiềm năng cho xử lý nước biển ở quy mô nhỏ và vừa.

(Bài viết được đăng trên Tạp chí Hoạt động KHCN số 4,5&6 – 2019)