Kết quả đánh giá rủi ro an toàn và vệ sinh lao động tại 03 cơ sở khai thác và chế biến đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình

Ngày đăng: 26/05/2025
icon user

Nguyễn Thắng Lợi, Trần Thị Ngân, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Việt Thắng

Xem thêm
  • 1Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

Lĩnh vực: Môi trường và điều kiện lao động

Trạng thái: --

Từ khóa: --

TÓM TẮT

 

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được rủi ro an toàn, vệ sinh lao động ở các cơ sở khai thác và chế biến đá; Đề xuất được hệ thống quản lý rủi ro an toàn, vệ sinh lao động ở các cơ sở khai thác và chế biến đá.

Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro định tính, ma trận xác định rủi ro 5×5 đối với các mối nguy về an toàn lao động và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro nửa định lượng của Viện khoa học ATVSLĐ, được xây dựng trên cơ sở phương pháp đánh giá của LB Nga và các quy chuẩn về vệ sinh lao động hiện hành của Việt Nam đối với các mối nguy về sức khỏe.

Kết quả nghiên cứu: Vi khí hậu là mối nguy duy nhất có mức rủi ro rất cao và cực cao tại tất cả các vị trí làm việc vào thời gian nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; 07 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro cao; 16 mối nguy tại các vị trí tương ứng có mức rủi ro trung bình; 09 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro thấp;  và các mối nguy còn lại không được nhắc tới trong bài có mức rủi ro rất thấp và cực thấp. Các mối nguy chính trong hoạt động khai thác và chế biến đá được xác định bao gồm: sụt lở/dịch chuyển đất đá, mìn nổ do không kiểm soát được, ngã từ độ cao, cháy vật liệu nổ, va chạm với bộ phận chuyển động, tiếng ồn, rung, tai nạn do phương tiện gây ra, điện giật, bị kẹt trong hay giữa các bộ phận của máy, vật thể bay/văng bắn, bụi silic… Các biện pháp kiểm soát bổ sung được đề xuất nhằm giảm thiểu mức rủi ro.

(Bài viết được đăng trên Tạp chí Hoạt động KHCN số 4,5&6 – 2019)