Thực trạng mức độ tiếp xúc và thấm nhiễm Methly Ethyl Keton ở người lao động trong một số cơ sở sản xuất da giày
Xem thêm
- 1Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp
Trạng thái: --
Từ khóa: --
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Methyl Ethyl Keton (MEK) là dung môi thuộc nhóm keton – nhóm chất gây bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Theo khảo sát ban đầu cho thấy người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất da giày có tiếp xúc MEK ở nồng độ tương đối cao, nhiều vị trí làm việc có nồng độ của MEK cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù NLĐ đang tiếp xúc với MEK vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng tại Việt Nam chưa có giám sát sinh học cho NLĐ có tiếp xúc với chất này. Để có cơ sở đề xuất Bộ Y tế xem xét bổ sung chỉ số giám sát sinh học cho NLĐ có tiếp xúc với MEK, nhằm bảo vệ sức khỏe NLĐ và phòng tránh bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu được triển khai để đánh giá thực trạng tiếp xúc và thấm nhiễm MEK ở công nhân tại một số xưởng da giày ở Hải Phòng, thông qua đo nồng độ MEK trong môi trường lao động và trong nước tiểu của NLĐ.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng mức độ tiếp xúc và thấm nhiễm MEK ở công nhân làm việc tại một số xưởng sản xuất da giày; đề xuất tiêu chuẩn giám sát sinh học.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích
Kết quả nghiên cứu: Người lao động tiếp xúc với MEK trong sản xuất đế giày có số mẫu đo nồng độ MEK mẫu cá nhân cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Hiệp hội các nhà vệ sinh công nghiệp Mỹ là 2,94% cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam 21,76%. Trong đó, tất cả đối tượng tiếp xúc với MEK trực tiếp sử dụng keo đều vượt TCCP; còn nhóm không trực tiếp sử dụng keo thì không có ai vuợt TCCP. Mức độ thấm nhiễm MEK niệu ở đối tượng nghiên cứu có số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép của Hiệp hội các nhà vệ sinh công nghiệp Mỹ là 4,12%. Trong cùng một phân xưởng nhưng nhóm trực tiếp sử dụng keo có số mẫu tiếp xúc và thấm nhiễm với MEK cao hơn nhóm không trực tiếp sử dụng keo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ở nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng keo có nồng độ MEK trong mẫu cá nhân tương quan chặt chẽ với nồng độ MEK niệu với R=0,8. Với kết quả phân tích và nhận định nêu trên, xin đề xuất với Bộ Y tế nên xem xét nghiên cứu để sử dụng nồng độ MEK niệu làm chỉ số giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp với MEK.
Kết luận: Với kết quả phân tích và nhận định nêu trên, xin đề xuất với Bộ Y tế nên xem xét nghiên cứu để sử dụng nồng độ MEK niệu làm chỉ số giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp với MEK.
(Bài viết được đăng trên Tạp chí Hoạt động KHCN số 1,2&3-2020)