Thực trạng phơi nhiễm Styren của người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhựa Composite

Ngày đăng: 26/05/2025
icon user

Lê Đức Anh, Lê Quang Công, Nguyễn Thị Thùy Trang

Xem thêm
  • 1Phân Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Trung

Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp

Trạng thái: --

Từ khóa:

Styrene, môi trường lao động, phơi nhiễm styrene, bệnh lý, người lao động, composite

TÓM TẮT

 

Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ hóa chất, điện tử, đóng tàu, y tế đến dân dụng. Khu vực miền Trung hiện có khoảng 20 cơ sở sản xuất composite tập trung tại các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế và Bình Định. Các sản phẩm composite chủ yếu sử dụng nhựa Polyester và Vinylester, được pha loãng trong styrene – một hợp chất dễ bay hơi, có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Do đặc thù công việc, người lao động tại các cơ sở này tiếp xúc trực tiếp với hơi styrene, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm làm tăng tốc độ bay hơi, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động càng cao.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ phơi nhiễm styrene trong các nhà máy sản xuất nhựa composite ở miền Trung, qua đó đề xuất các giải pháp bảo vệ sức khỏe người lao động

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu; phương pháp mô tả cắt ngang; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp lấy mẫu và phân tích.

Kết quả nghiên cứu: Nồng độ mẫu cá nhân vượt ngưỡng cho phép từ 1,03 -1,67 lần, số lượng người lao động tiếp xúc hơi Styren vượt ngưỡng chiếm 14,1% số lượng người lao động làm việc tại các cơ sở. Kết quả điều tra phỏng vấn cũng cho thấy, đa số mức độ tác động của các triệu chứng đến người lao động ở mức trung bình và nhẹ, chỉ có một vài triệu chứng như mệt mỏi, viêm da, ho, viêm họng và khó thở là có mức độ tác động nặng đến một số người lao động làm việc tại các bộ phận đóng rắn, đánh nhựa lên sợi, lắp ráp và sữa lỗi.

(Bài viết được đăng trên Tạp chí Hoạt động KHCN số 1,2&3-2019)