Xây dựng kế hoạch và tiến hành can thiệp trực tiếp để cải thiện ATVSLĐ trong DNVVN – Bước 3. Hỗ trợ hoạt động cải thiện tại các DNVVN
1- Khảo sát môi trường lao động;
2- Xác định các vấn đề về ATVSLĐ;
3- Hoạt động cải thiện tại nơi làm việc;
4- Thông tin và Huấn luyện.
Mục đích của những bước nhỏ này là cải thiện bước đầu và tự nguyện. Do đó nên sử dụng các phương pháp khảo sát hợp lý và các phương pháp hướng vào hành động để lựa chọn những cải thiện thiết thực.
1. Khảo sát môi trường làm việc
Khảo sát môi trường làm việc là công việc đầu tiên cần thực hiện khi cải thiện ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là đi dạo quanh nơi làm việc có sử dụng bảng kiểm và quan sát một cách có hệ thống. Sau đó cần trao đổi với ban quản lý và đại diện của người lao động tại doanh nghiệp. Kết quả khảo sát sẽ cung cấp thông tin tóm tắt, cần chú ý tức thời về điều kiện ATVSLĐ của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả khảo sát, lãnh đạo có thể đưa ra quyết định về sự cấp thiết của việc cải thiện. Kết quả khảo sát này cũng có thể sử dụng sau này để chỉ ra hiệu quả của các hoạt động cải thiện.
Mục đích:
Thực hiện khảo sát môi trường làm việc nhằm hiểu rõ các nguy cơ về ATVSLĐ của doanh nghiệp thông qua việc quan sát có hệ thống tại nơi làm việc. Thông thường, việc này được thực hiện bằng cách quan sát có hệ thống môi trường làm việc để tìm ra các nguy cơ chính tại nơi làm việc. Cần quan sát dải rộng nguy cơ an toàn và sức khỏe ở nơi làm việc. Kết quả được báo cáo cho doanh nghiệp để có kế hoạch hành động cải thiện.
Hỗ trợ trực tiếp để thực hiện khảo sát môi trường lao động có thể tiến hành bằng các hành động sau. Các hành động này cần được thực hiện cùng với người quản lý các đại diện người lao động của DNVVN liên quan.
Cách tiến hành:
– Thăm nơi làm việc cùng các nhà quản lý và đại diện của người lao động, quan sát có tính hệ thống các yếu tố môi trường lao động và cùng nhau trao đổi về các yếu tố độc hại chính tại nơi làm việc.
– Sử dụng bảng khảo sát môi trường lao động kèm theo hướng dẫn này. Cần làm rõ các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn và sức khỏe của người lao động, lưu ý trên phạm vi rộng các yếu tố môi trường lao động trong bảng 1 dưới đây. Khi khó phát hiện các yếu tố ảnh hưởng do thiếu dữ liệu cụ thể hoặc do ảnh hưởng chưa rõ đến người lao động thì cần trao đổi ý kiến giữa các thành viên tham gia khảo sát và ghi lại các quan sát sơ bộ này.
– Dựa vào quan sát, tổng hợp các yếu tố môi trường lao động cần cải thiện và thu thập các kinh nghiệm tốt của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các yếu tố độc hại.
– Đánh giá sự tuân thủ các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hành.
– Viết báo cáo về khảo sát môi trường lao động và trao đổi với những người quản lý và đại diện của người lao động để có thể hỗ trợ họ ra quyết định về sự cấp thiết thực hiện cải thiện.
– Trong chuyến thăm đầu tiên, nên đi từng mục của bảng kiểm, các chuyến thăm tiếp theo thì chỉ cần xem một số mục cần thiết.
– Có thể sử dụng kết quả quan sát để đánh giá hiệu quả của các hoạt động cải thiện sau này.
Bảng 1. Các yếu tố môi trường lao động đã được khảo sát tại nơi làm việc
– Cần có sự tham gia của những người quản lý và đại diện của người lao động vào các chuyến khảo sát nơi làm việc để tăng cường sự hợp tác và tham khảo ý kiến của họ.
– Có thể mời Thanh tra lao động, cán bộ Trung tâm y tế dự phòng tham gia cùng và họ sẽ đưa ra những tư vấn kỹ thuật
– Sử dụng kết quả khảo sát để phối hợp hoạt động giữa các cơ quan liên quan và các tổ chức khác tại địa phương nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp .
Một vài gợi ý khác:
– Tham khảo kinh nghiệm tốt ở các cơ sở tương tự và các kinh nghiệm cải thiện thành công của họ. Khi có hoạt động cải thiện nào, hãy quan sát hiệu quả của nó.
– So sánh kết quả khảo sát với các số liệu liên quan đến môi trường lao động trong cùng ngành hoặc ngành tương tự để tham khảo.
– Xem xét các số liệu hoặc báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở cấp quốc gia hay cấp tỉnh để biết thêm về các yếu tố môi trường lao động cần được quan tâm tại DNVVN.
2. Xác định các vấn đề liên quan đến ATVSLĐ
Để hiểu rõ sự cần thiết phải cải thiện điều kiện lao động, cần đánh giá xem an toàn và sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng ở mức độ nào. Thu thập và phân tích các số liệu gần đây về chấn thương và rối loạn sức khoẻ cũng như các kết quả khảo sát về an toàn và sức khỏe của người lao động và người sử dụng lao động. Ở các DNVVN mục tiêu, số liệu chi tiết về an toàn và sức khỏe của người lao động thường có hạn, do đó cần lưu ý đến kết quả phỏng vấn người sử dụng lao động và người lao động cũng như ý kiến của các chuyên gia đã đến thăm doanh nghiệp. Cần tham khảo thêm thông tin từ các DNVVN tương tự ở các tỉnh khác hoặc từ thống kê quốc gia. Việc tổng hợp thông tin để ước đoán các vấn đề an toàn và sức khỏe cấp bách cũng rất hữu ích.
Mục đích:
Mục đích là ước đoán các vấn đề an toàn và sức khỏe cần được giải quyết bằng những nỗ lực chung của DNVVN và các đơn vị cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản. Cần so sánh các thông tin có được với những diễn biến gần đây trong các DNVVN ở địa phương và trong cả nước nói chung. Cần bao gồm nhiều vấn đề an toàn và sức khỏe để hiểu những loại cải thiện cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề này.
Cách thực hiện:
– Thu thập dữ liệu gần đây về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của các DNVVN mục tiêu và của các doanh nghiệp tương tự. Kiểm tra các dạng chấn thương và rối loại sức khỏe của người lao động trong mối quan hệ với điều kiện làm việc hiện tại. Những báo cáo gần đây của thanh tra ATVSLĐ và kiểm tra sức khỏe hoặc nghiên cứu các đơn khiếu kiện cũng cần được xem xét. Khi thu thập các dữ liệu này, cần tìm hiểu xem loại dịch vụ an toàn và sức khỏe nào được cung cấp cho DNVVN để biết cơ sở của những dữ liệu đó.
– Tiến hành phỏng vấn đại diện người sử dụng lao động và người lao động của DNVVN về các vấn đề an toàn và sức khỏe ảnh hưởng tới người lao động, về những hiểu biết đối với điều kiện lao động hiện tại và việc cải thiện nào mà họ thấy là cần thiết.
– Trên cơ sở các thông tin thu được, tóm tắt các vấn đề an toàn và sức khỏe cần thực hiện cải thiện để chỉ ra những vấn đề đòi hỏi hành động khẩn cấp.
– So sánh thông tin tóm lược với những cải thiện gần đây của DNVVN mục tiêu để ước đoán hiệu quả của việc cải thiện và đề xuất những hành động khẩn cấp cần thực hiện.
– Viết báo cáo về các vấn đề an toàn và sức khỏe quan sát được và trình bày trước doanh nghiệp. Thảo luận với đại diện người quản lý và người lao động để hiểu nhu cầu cải thiện và tình trạng tuân thủ các quy định hiện có.
– Thảo luận kết quả với đại diện người quản lý và người lao động để giúp họ quyết định về tính cấp bách và ưu tiên cho việc cải thiện.
– Ở bước tiếp theo, có thể sử dụng bản tóm tắt các vấn đề an toàn và sức khỏe để biết hiệu quả của việc cải thiện thực hiện tại DNVVN mục tiêu.
Cần tóm tắt cả hai loại dịch vụ an toàn và sức khỏe đã cho và các loại chấn thương và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra tại doanh nghiệp liên quan và các DNVVN tương tự. Thông tin này giúp hiểu mức độ trầm trọng của vấn đề an toàn và sức khỏe và loại hình dịch vụ nào phù hợp. Thông thường, các loại hình dịch vụ và vấn đề an toàn và sức khỏe như liệt kê trong Bảng 2.
Bảng 2. Các vấn đề an toàn và sức khỏe được xem xét từ dữ liệu và phỏng vấn
Cách tăng cường hợp tác:
– Hợp tác giữa các cơ quan và tổ chức hỗ trợ cải thiện ATVSLĐ trong DNVVN đặc biệt quan trọng cho việc thu thập thông tin về các vấn đề an toàn và sức khỏe. Cả thanh tra ATVSLĐ và nhân viên Trung tâm y tế dự phòng đều có kinh nghiệm về vấn đề ATVSLĐ trong DNVVN mà họ làm việc, và những kinh nghiệm này có giá trị trong việc đánh giá các vấn đề ATVSLĐ của DNVVN
– Phỏng vấn đại diện người quản lý và người lao động của DNVVN để biết quan điểm của họ, đây là những nguồn thông tin quan trọng về những vấn đề hiện tại.
– Các bên cung cấp Dịch vụ ATVSLĐ cơ bản cùng thảo luận về hành động cần ưu tiên. Thông tin thu thập được có ích cho việc tư vấn và đào tạo các DNVVN.
Một số gợi ý khác:
– Cố gắng thu thập thông tin không chỉ về các vấn đề tồn tại mà cả về những điển hình tốt trong DNVVN để hiểu hoạt động cải thiện cần thiết trong điều kiện cụ thể của DNVVN đó.
– So sánh thông tin thu thập được với những thống kê hoặc báo cáo tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở cấp quốc gia và cấp tỉnh giúp cho việc đánh giá dữ liệu ATVSLĐ.
3. Hoạt động cải thiện tại nơi làm việc
Sau khi khảo sát môi trường lao động và nhận diện các vấn đề an toàn và sức khỏe, cần hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động thực hiện việc cải thiện,bằng cách khuyến khích họ tìm ra sáng kiến và tự nguyện thực hiện cải thiện. Việc khuyến khích hiệu quả hơn khi được kết hợp với cung cấp thông tin và tập huấn định hướng hành động. Quy trình hỗ trợ trực tiếp cho việc cải thiện tập trung vào các cải thiện đơn giản. Điều quan trọng là giúp người sử dụng lao động và người lao động chọn lựa những cải thiện chi phí thấp, thực tế nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ hiện có. Vì vậy, ở đây nhấn mạnh việc sử dụng các công cụ định hướng hành động.
Mục đích:
Mục đích của bước này là hoạt động cải thiện cụ thể do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện lựa chọn. Những cải thiện thực tế này sẽ khuyến khích các DNVVN lập kế hoạch hành động tương tự. Cần chú trọng chọn lựa những cải thiện có chi phí thấp và ảnh hưởng tốt đến việc giảm thiểu nguy cơ hiện có.
Cách thực hiện
– Trên cơ sở những kết quả khảo sát môi trường làm việc và nhận diện những vấn đề ATVSLĐ chính tại nơi làm việc, xây dựng kế hoạch để tiến hành những cải thiện có tính khả thi nhằm giảm thiểu nguy cơ hiện có. Kế hoạch cần đề cập đến việc lựa chọn thực hiện cải thiện và theo dõi kết quả.
– Cùng với đại diện người quản lý và người lao động, xem xét những điển hình tốt đạt được ở địa phương và yêu cầu họ lựa chọn các lĩnh vực cần hoạt động cải thiện gấp.
– Tiến hành thanh tra nhóm tại nơi làm việc và sử dụng Bảng kiểm định hành động. Bảng kiểm định gồm các cải thiện chi phí thấp trên nhiều khía cạnh của môi trường lao động và có thể thu hút mọi người thực hiện các hình thức cải thiện thực tế ở các lĩnh vực khác nhau. Sau khi thanh tra nhóm, cần tổ chức thảo luận nhóm về các điểm tốt phát hiện được tại nơi làm việc và các hoạt động cải thiện cần thiết.
– Dựa trên kết quả thanh tra nhóm, nhất trí về số ít các hành động ưu tiên cần được thực hiện ngay. Sử dụng tài liệu hướng dẫn để chọn các cải thiện khả thi nhằm giảm thiểu nguy cơ hiện có. Quyết định ai chịu trách nhiệm thực hiện và đề ra thời hạn tương đối. Nếu cần, quyết định cả kinh phí thực hiện.
– Hỗ trợ thực hiện các cải thiện được lựa chọn. Cố gắng tư vấn về các vấn đề chuyên môn.
-Yêu cầu DNVVN ghi chép lại những cải thiện đề xuất và thực hiện để sử dụng làm báo cáo tóm tắt về những hành động được thực hiện. Hỗ trợ các DNVVN đánh giá hiệu quả cải thiện.
– Thăm các DNVVN và tiếp tục hỗ trợ họ đánh giá những cải thiện được thực hiện. Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục hành động. Các nhà cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản cùng thảo luận về các cải thiện được DNVVN thực hiện, nhằm tiếp tục điều chỉnh quá trình cải thiện cho phù hợp với điều kiện địa phương.
Chuỗi hoạt động cải thiện được mô tả trên có thể tóm tắt trong hình dưới đây. Các công cụ định hướng hành động bao gồm: (a) điển hình tốt ở địa phương, (b) Bảng kiểm định hành động tại nơi làm việc và (c) tài liệu hướng dẫn. Các công cụ này được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của việc cải thiện như sau:
Sử dụng Bảng kiểm định hành động tại nơi làm việc
Bảng kiểm định hành động tại nơi làm việc nhằm sử dụng trong việc thanh tra nhóm ở mỗi DNVVN. Bảng kiểm định chỉ ra những cải thiện có thể được thực hiện trong tình hình hiện tại của DNVVN. Các hoạt động cải thiện này đã chứng minh là có ích ở Việt Nam thông qua thực hiện chương trình WISE ở một số tỉnh.
Bảng kiểm định hành động tại nơi làm việc có 43 mục. Các mục này tương ứng với 37 yếu tố có trong Bảng 3. Bảng khảo sát Môi trường lao động. 43 mục này đại diện cho những cải thiện chi phí thấp, thực tế có thể giúp giảm thiểu những nguy cơ trong môi trường lao động. Các lĩnh vực mà Bảng kiểm định áp dụng được chỉ ra trong Bảng 4.
Bảng 3. Bảng khảo sát môi trường lao động
Bảng 4. Các khía cạnh môi trường lao động đề cập trong Bảng kiểm định hành động tại nơi làm việc
Việc áp dụng Bảng kiểm định hành động tại nơi làm việc do thanh tra nhóm thực hiện. Cần thảo luận nhóm ngay sau khi thanh tra để thống nhất về các điểm tốt tìm thấy và những điểm cần cải thiện. Kết quả được thông báo cho nhà quản lý bằng mẫu báo cáo riêng để đề xuất những cải thiện nơi làm việc ở cuối của Bảng kiểm định này.
Tăng cường sự hợp tác:
– Thanh tra ATVSLĐ và nhân viên trung tâm y tế dự phòng cần hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ và khuyến khích quá trình thực hiện cải thiện khả thi ở những lĩnh vực công tác được lựa chọn.
– Được tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và công đoàn cùng tham gia để hỗ trợ hướng dẫn các DNVVN thực hiện việc cải thiện.
– Cần giới thiệu những điển hình tốt ở địa phương và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ có tính khả thi cho người quản lý và người lao động trong DNVVN biết. Đây là việc tốt nhất được thực hiện bằng các công cụ định hướng hành động và những nỗ lực chung của thanh tra ATVSLĐ và các nhân viên trung tâm y tế dự phòng.
– Tờ rơi và các tài liệu truyền thông giới thiệu những hỗ trợ của bên cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản có thể giúp khuyến khích các hoạt động cải thiện.
Một số gợi ý khác
– Có thể điều chỉnh các hoạt động cải thiện cụ thể theo điều kiện địa phương, tập trung vào các cải thiện thực tế và đơn giản.
– Sáng kiến của nhà quản lý và người lao động được duy trì tốt nhất khi họ tự nguyện thực hiện những cải thiện do họ tự chọn. Chỉ dẫn họ hành động thì chưa đủ, cần hỗ trợ họ tự ra quyết định
– Các chuyến thăm theo dõi để báo cáo kết quả luôn cần thiết nhằm duy trì sự nỗ lực tham gia của các DNVVN.
4. Cung cấp thông tin và huấn luyện về ATVSLĐ
Toàn bộ quá trình hỗ trợ cải thiện ATVSLĐ trong DNVVN chủ yếu được thúc đẩy thông qua cung cấp thông tin, giáo dục và huấn luyện ATVSLĐ đầy đủ cho nhà cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản và DNVVN. Nội dung thông tin và huấn luyện cũng như cách giáo dục và huấn luyện phải tuân thủ định hướng hành động đối với việc cải thiện. Có thể học tập từ những kinh nghiệm đã đạt được thông qua việc cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản và tập huấn WISE trong nước.
Mục đích:
Mục đích của bước này là tăng cường hiểu biết và năng lực của cả người cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản và DNVVN về các hoạt động cải thiện tự nguyện nhằm giảm thiểu nguy cơ tại nơi làm việc. Giáo dục và đào tạo thông qua các cuộc họp, hội thảo có thể giúp tăng năng lực của cả người cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản và người sử dụng lao động và người lao động trong DNVVN về thực hiện cải thiện. Thông tin và huấn luyện cần được biên soạn và tổ chức theo hướng dễ hiểu và định hướng hành động.
Cách thực hiện
– Thiết kế tờ rơi có thông tin mô tả mục đích và nội dung chính của việc hỗ trợ dịch vụ ATVSLĐ cơ bản cho DNVVN. Tờ rơi này là tài liệu truyền thông dùng để phát cho DNVVN và các tổ chức liên quan. Ngoài ra, có thể in một số tờ thông tin khác để giải thích các nguy cơ an toàn và sức khỏe mà người lao động trong DNVVN bị ảnh hưởng cũng như những cải thiện có thể thực hiện.
– Lập kế hoạch cụ thể về tổ chức giáo dục và huấn luyện cho những người cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản và cho DNVVN.
– Cung cấp thông tin về các hoạt động cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản trong các buổi họp, tập huấn về ATVSLĐ trong các DNVVN do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế hoặc các tổ chức khác tổ chức
– Lập kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn khoảng 1-2 ngày cho nhân viên của đơn vị cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản và 0,5-1 ngày cho DNVVN theo phương pháp định hướng hành động và giới thiệu những điển hình tốt ở địa phương, cách thức khảo sát nguy cơ liên quan đến công việc và các biện pháp thực tế giảm thiểu nguy cơ.
– Tập huấn cho nhân viên cung cấp dịch vụ ATVSLĐ có thể bao gồm cả các biện pháp thực tế nhằm thúc đẩy cải thiện tại DNVVN. Ngoài ra, có thể lập kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn về thúc đẩy cải thiện của DNVVN kết hợp trong các buổi tập huấn cho thanh tra ATVSLĐ hoặc nhân viên trung tâm y tế.
– Tập huấn cho DNVVN có thể được tổ chức thành tập huấn định hướng hành động có sự tham gia của cộng đồng để học viên học được cách thức thực tế về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp thực tế giảm thiểu nguy cơ. Các buổi tập huấn ngắn về cải thiện điều kiện lao động trong DNVVN có thể trở thành một phần trong các hoạt động tập huấn khác cho DNVVN.
– Khi DNVVN tham gia yêu cầu tập huấn đặc biệt cho người lao động, có thể tổ chức các buổi tập huấn ngắn từ 2-3 tiếng.
– Kết quả các hoạt động tập huấn này cần được báo cáo tóm tắt để nắm được nhu cầu thực tế của nhân viên hoặc của DNVVN.
Cách tăng cường hợp tác:
– Lập kế hoạch chung về các hoạt động thông tin và huấn luyện về cải thiện ATVSLĐ trong DNVVN nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác tích cực giữa những đơn vị và các nhân cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản.
– In ấn tài liệu thông tin và tổ chức các lớp tập huấn do một số ít nhân viên cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản thực hiện. Những kinh nghiệm đó được phản hồi lại cho đơn vị cung cấp dịch vụ tương ứng và sử dụng để tăng cường kỹ năng thông tin và huấn luyện.
– Việc phổ biến thông tin và tổ chức tập huấn sẽ có hiệu quả hơn khi nhấn mạnh đến những điển hình tốt của địa phương và các biện pháp giảm nguy cơ khả thi do thanh tra ATVSLĐ và nhân viên trung tâm y tế thực hiện.
Một số gợi ý khác:
– Cần quan tâm đảm bảo những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động và chăm sóc sức khỏe ban đầu được phản ánh trong các tài liệu thông tin và nội dung tập huấn.
– Cần đưa những hình ảnh hoặc minh họa về những cải thiện ATVSLĐ đạt được ở địa phương để thu hút sự chú ý của người dân địa phương.
(Nguồn tin: Trích dẫn tài liệu- “Hướng dẫn thực hành Dịch vụ y tế lao động cơ bản và cải thiện điều kiện lao động trong các DNVVN”)