Những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương hoặc tai nạn thương tích tại nơi làm việc và biện pháp phòng tránh

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:13(GMT +7)

Trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra TNLĐ hoặc BNN cho người lao động. Người lao động cần nhận biết các yếu tố nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm trong công việc của mình để phòng ngừa tai nạn có thể xảy ra:

1. TAI NẠN DO ĐIỆN

– Tai nạn  điện xảy ra đều do dòng điện trực tiếp chạy qua cơ thể con người làm cho con người bị điện giật hoặc do dòng điện là tác nhân gây nên hiện lượng cháy nổ .

– Tai nạn điện rất nguy hiểm, khó đề phòng vì dòng điện không nhìn thấy, không có mùi vị, không âm thanh, không thể xác định được bằng tay.

Tỷ lệ tử vong khi bị điện giật là rất cao, số người bị điện giật phần lớn bị chết;  nếu cứu được sinh mệnh thì cũng sẽ mang dị tật cả đời.

* Biện pháp phòng ngừa

– Chỉ  thợ điện mới được sửa chữa điện.

– Nếu phát hiện có sự cố do hỏng điện thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm biết để có biện pháp khắc phục.

– Tuyệt đối không sờ tay vào các đồ dùng, thiết bị đang có điện và không chạm vào các vật có điện như: mối nối dây điện, cầu dao, cầu chì, các bộ phận dẫn điện của máy móc thiết bị để hở..

– Không để rơi chất lỏng vào dụng cụ điện như công tắc điện, động cơ điện, bảng phân phối điện..

– Không treo mắc vật hoặc quần áo, đồ dùng vào dây điện và các dụng cụ điện.

– Phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cách điện như găng tay, giầy ủng, thảm, sào…

2.TAI NẠN DO CƠ CẤU CHUYỂN ĐỘNG, VẬT RƠI, VĂNG BẮN.

* Nguy hiểm thường xẩy ra:

– Người, tay, tóc bị kẹt do bị cuốn  áo, quần vào dây xích, băng tải, trục quay của máy.

– Thân thể người va chạm với các bộ phận máy đang chuyển động

– Các mảnh vụn, phoi của vật gia công; lưỡi dao gẫy.. văng ra.

–  Rơi, đổ các vật từ trên cao

* Biện pháp phòng  tránh:

– Phải chấp hành quy trình  làm việc đã được quy định.

– Khi đang sửa chữa thiết bị máy  móc không tuỳ tiện đóng công tắc khởi động; không được bật bất cứ công tắc nào của máy khi có biển báo nguy hiểm (mầu đỏ ) gắn ở máy.

– Không được để máy chạy khi không  có người theo dõi.

– Phải thống nhất các tín hiệu để đảm bảo sự an toàn trong khi làm việc.

– Phải nắm vững các dấu hiệu trục trặc của máy và báo cáo ngay  với tổ trưởng hoặc đốc công  khi:

   + Có sự tăng, giảm độ rung của máy.

   + Có tiếng lạ, hoặc tăng độ  ồn.

   + Có sự thay đổi của sản phẩm.

– Thường xuyên kiểm tra, phải đảm bảo khi máy chạy thì cơ cấu an toàn cũng làm việc.

– Không tự động vào những nơi có biển báo nguy hiểm.

– Không đứng dưới giá đỡ không an toàn, dưới cần cẩu đang làm việc.

3. TAI  NẠN  DO TRƠN TR ƯỢT, VẤP NGÃ

* Những nguy  cơ:

– Bước hụt, vấp ngã, trượt ngã  xuống nền nhà xưởng, ngã vào vật  liệu, thiết  bị nằm  lộn xộn khắp nơi.

– Dẫm phải đinh.

* Các biện pháp an toàn  nơi làm  việc

– Mặt bằng làm việc phải luôn giữ sạch sẽ; dụng cụ, đồ dùng, phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

– Lối đi lại, cầu thang, lan can phải  luôn sạch sẽ  thông thoáng.

– Nguyên vật  liệu, thành   phẩm, phế liệu huỷ bỏ phải để đúng nơi quy định.

– Phải lau sạch ngay các chất bị đổ tràn ra sàn.

4. TAI NẠN DO NGÃ CAO

*Nguyên nhân:

– Leo trèo trên tường, trên các kết cấu lắp ráp…

– Đi trên đỉnh dầm, đỉnh tường, trèo qua cửa sổ…

– Thang bị đổ, sàn thao tác tạm bị đổ, gẫy..

– Làm việc trên sàn, trên mái, dàn giáo không có lan can an toàn..

– Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân…

* Các biện pháp an toàn:

– Phải đeo dây an toàn

– Đi lại trên cao phải theo đúng tuyến quy định; cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, đỉnh dàn; cấm đi lại trên các đường ống, trên các bộ phận xe, máy, thiết bị ở trên cao ( nếu không có biện pháp bảo đảm an toàn ).

– Lên xuống thang phải bám chắc 2 tay vào thang, cấm mang vật liệu khi lên xuống thang.

– Cấm leo qua lan can, cửa sổ.

– Cấm đùa nghịch, tung ném vật liệu, đồ nghề hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống.

– Không đi dép lê, giầy có đế trơn,  nhọn

– Không  uống rượu, bia trước và trong khi làm việc.

5. BỎNG DO NHIỆT VÀ HOÁ CHẤT HOẠT TÍNH

* Một số hoá chất dễ gây  bỏng:

– Chất dễ phát cháy:

   Lưu huỳnh, Natri, …

– Hoá chất hoạt tính:

   các loại axit, các loại kiềm….

– Chất dễ bén lửa:  Gasoline, các loại dầu nhẹ …

– Khí dễ bốc cháy:  Hydro, Etylen, Me tan. E te…

* Mức độ bỏng:

– Vùng da bị bỏng đau rát, khó chịu (bỏng độ 1),

– Vùng da bị bỏng mọng nước, đỏ và đau (bỏng độ 2 ),

– Bỏng sâu làm lộ thịt ra (bỏng độ 3 )

* Biện pháp phòng tránh:

– Phải tuân theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn của hoá chất.

– Bảo quản các thùng hoá chất ở nơi nơi cách biệt và an toàn.

– Tuân theo đúng quy định an toàn khi vận chuyển hoá chất.

– Phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dụng khi tiếp xúc với hoá chất.                

6. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

* Những dấu hiệu để nhận biết đám cháy:

– Mùi vị của sản phẩm bị cháy

– Khói

– Ánh lửa và tiếng nổ

* Biện pháp phòng chống:

– Khi hết ca làm việc phải kiểm tra, tắt các công tắc điện, rút phích  cắm điện.

– Không vứt bừa bãi tàn và mẩu thuốc lá.

– Những thứ độc hại, nguy hiểm phải để đúng nơi quy định.

– Không để những vật, chất dễ bén lửa  như xăng, dầu, khí ga… gần các  máy, thiết bị có điện.

– Phải biết sử dụng bình chữa cháy.

* Khi phát hiện có lửa cháy:

– Phải kêu to: cháy, cháy để báo cho mọi người xung quanh biết và  chạy tới lối thoát gần nhất.

– Áp khăn mặt hay  mùi xoa  ướt lên  mặt nếu có khói.

– Vì khói luôn bay cao lên, cho nên hãy cúi thấp và chạy, chạy, chạy thật nhanh.

– Không được dùng thang máy.

Nếu bị bén lửa vào người phải nằm xuống và lăn tròn.                  


(Nguồn tin: Trích tài liệu – Hãy tự bảo vệ mình để có năng xuất cao hơn)