Tình huống 104: Hoạt động liên quan đến điện

Thứ Hai, 25/12/2023, 11:09(GMT +7)

Một thợ điện đã chết khi sửa dây cấp điện cho hệ thống điều hòa không khí trên trần.

Tai nạn xảy ra trong bệnh viện. Vào ngày xảy ra tai nạn, một y tá phàn nàn với người thợ điện, ông (A) rằng quạt gió của hệ thống làm lạnh ở một phòng bệnh vẫn ồn dù đã tắt nguồn điện.

Người phụ trách công việc bảo trì của tòa nhà, ông (B) dự đoán rằng một van dẫn động cấp nước cho dàn lạnh không đóng hoàn toàn. Vì thế nước vẫn chảy trong ống và gây ra tiếng ồn.

Ông A và ông B đi đến phòng bệnh có hệ thống điều hòa bị ồn và xác nhận lại vị trí của dàn lạnh và van dẫn động. Đầu tiên, ông A tắt công tắc điều khiển dàn lạnh sau đó ông (B) leo lên trần.

Ông A ngồi lên vỏ của dàn lạnh và cắt dây cấp điện của động cơ dẫn động. Ông A tuốt lớp bọc của dây dẫn và cho đầu dây vào một kẹp tiếp xúc để đấu nối. Ông A đã bị điện giật khi ấn kẹp tiếp xúc bằng kìm.

Ông (B) nhìn thấy tai nạn xảy ra. Ông (A) đã được cấp cứu ngay lập tức và được điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên ông A ta đã chết sau đó 90 phút.

Sau một cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn, người ta thấy kẹp tiếp xúc đã được liên kết với dây dẫn bị vỡ lớp bọc cách điện và lõi đồng đã bị hở. Ông (A) đã mặc quần áo dài tay và đi giày thể thao nhưng lại không dùng găng tay. Người ta cho rằng mạch điện được đóng theo cách sau. Tay phải – thân – đầu gối – mặt đất.

Nguyên nhân tai nạn

1. Người phụ trách, ông (B), đã tắt công tắc  điều  khiển  dàn  lạnh  trước  khi  ông (A) bắt đầu công việc trên trần. Nhưng nguồn điện của dàn lạnh chưa được tắt. Nên dàn lạnh vẫn có điện 100V hoạt động. Trong bệnh viện, các công việc về điện tương tự được thực hiện nhiều lần với dây có điện bởi vì bệnh viện không muốn ngắt điện ở các phòng bệnh.

2. Tư thế của người thợ điện không phù hợp. Ông A ngồi lên vỏ của dàn lạnh được làm bằng thép mạ kẽm dẫn điện. Vỏ lại được nối đất. Nên mạch điện đã đóng vòng qua người ông A.

3. Dụng cụ ông A sử dụng không phù hợp. Kìm ông A dùng không phải là loại cách điện và đã cầm bằng tay trần.

4. Hệ thống hướng dẫn an toàn không rõ ràng.

Những lời khuyên nhằm ngăn ngừa tai nạn tương tự

1, Biện pháp và quy trình của công việc sửa chữa phải được định trước khi thực hiện các công việc liên quan đến điện. Bởi vì luôn có các nguy cơ bị điện giật ngay cả khi điện áp  thấp, như 100-200V.

2. Theo cách thông thường, nếu có điện thì nó phải được ngắt khi thực hiện các công tác điện. Nếu gặp khó khăn khi tắt nguồn điện hiện trạng, phải bố trí một áptômát chống rò nối đất.

3. Hướng dẫn thợ điện sử dụng dụng cụ và găng tay cách điện.

4. Cần hướng dẫn an toàn điện cho các công nhân tham gia trong công tác điện.


(Nguồn tin: Trích dẫn – Các tình huống tai nạn và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn trong xây dựng, BXD)