Điều tra điều kiện lao động và bệnh tật của công nhâp cáp trong ngành bưu điện
Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành theo diện cắt ngang tại 4 đơn vị trong ngành Bưu điện với 2307 công nhân cáp và 1683 người đối chứng . Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các vị trí làm việc của công nhân cáp, nhiệt độ tổng hợp WBGT 31,86±0,520C, có 51,72% mẫu đo vượt TCCP; cường độ tiếng ồn 78,30±9,44dBA, có 17,24% mẫu đo vượt TCCP; các yếu tố khác như bụi, CH4, H2S, SO2 đạt TCCP. Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh của công nhân Cáp như viêm xoang mạn tính, dạ dày-tá tràng, tật khúc xạ, viêm mũi họng mạn tính, cơ – xương – khớp, gan mật, viêm kết mạc, nấm da, đau thần kinh, hông to và bệnh phế quản – phổi cao hơn nhóm đối chứng và tăng theo cường độ công việc có ý nghĩa thống kê.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi đổi mới cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành Bưu điện đã có những bước phát triển vượt bậc kể cả về chất lượng và số lượng. Về số lượng, các dịch vụ Bưu chính viễn thông tăng lên đáng kể, kéo theo sự tăng nhanh đội ngũ lao động. Về chất lượng, việc ứng dụng kỹ thuật số trên phạm vi toàn quốc đã chuyển phần lớn điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thiên về thể lực trước kia sang điều kiện lao động căng thẳng thần kinh tâm lý trong phòng kín. Tuy nhiên trong ngành Bưu điện hiện nay vẫn còn nhiều nghề đòi hỏi phải kết hợp cả gánh nặng thể lực và thần kinh tâm lý, một trong những nghề đó là nghề cáp. Nghề cáp được xếp vào lao động loại V, loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thực tế, phần lớn số TNLĐ của ngành, đặc biệt là tai nạn dẫn đến tàn phế chết người đều rơi vào nghề này. Theo thống kê của ngành Bưu điện, trong số TNLĐ nặng và chết người do điện giật và ngã cao thì công nhân cáp chiếm đến 32,89%.
Công nhân Cáp làm các công việc: xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng mạng đường cáp chôn hoặc cáp treo trên cột riêng biệt, hoặc cột điện có độ cao dưới 6,5m và thiết bị đầu cuối sử dụng dây thuê bao. Điều kiện làm việc của nghề này phức tạp và phong phú trên nhiều loại địa hình khác nhau, đòi hỏi NLĐ phải có thể lực, sức bền để làm việc trái tư thế dưới ngầm, trên cao hoặc trên mặt đường giao thông, họ cũng phải tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ như nóng, bụi, các chất phát sinh từ sự thối rữa như CH4, H2S, SO2, xoắn khuẩn Leptospira, đặc biệt là NLĐ luôn bị Strees do các yếu tố gây tai nạn bất ngờ dưới ngầm, trên cao hặc trên mặt đường giao thông. Mặt khác, trong quá trình làm việc có nhiều công đoạn đòi hỏi NLĐ phải có đủ những tố chất nhất định để chọn các gam màu phù hợp, phân biệt được các tín hiệu đo thử v.v…
Trong điều kiện làm việc có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nói trên, một số yếu tố có thể khắc phục được phần nào bằng các biện pháp và kỹ thuật an toàn, như mở nắp cống đủ thời gian để cho các hơi khí độc khuếch tán; vét bùn vệ sinh cống bể, đi găng ủng trước khi làm việc… Tuy nhiên cũng có những điều kiện bất khả kháng bắt buộc NLĐ phải có đủ điều kiện về thể lực, thần kinh tâm lý và khả năng nhất định để hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả và bảo đảm an toàn như phân biệt được màu sắc, không sợ độ cao, chịu đựng được Strees và đủ bản lĩnh để xử lý các tình huống bất ngờ.v.v.
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra điều kiện lao động và bệnh tật của công nhân trong ngành Bưu điện”.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
– Đánh giá thực điều kiện lao động và sức khỏe của công nhân cáp.
– Đề xuất các biện pháp khắc phục, góp phần bảo vệ sức khoẻ công nhân Cáp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
– Địa điểm nghiên cứu:
+ Bưu điện thành phố Hà Nội: nơi cường độ lao động lớn và mặt bằng thao tác của công nhân cáp chật hẹp nhất trong ngành Bưu điện.
+ Bưu điện tỉnh: nơi cường độ lao động nhẹ hơn và mặt bằng thao tác của công nhân cáp rộng hơn so với Bưu điện Hà Nội.
– Đối tượng nghiên cứu: công nhân cáp và cán bộ công nhân viên hành chính đang làm việc trong các đơn vị nghiên cứu được chọn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu ngang có so sánh.
– Chọn mẫu nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên tại các đơn vị nghiên cứu.
– Cỡ mẫu: cỡ mẫu điều tra phỏng vấn được tính theo công thức:
Trong đó:
+ p là tỷ lệ có dấu hiệu nghiên cứu, ,
+ e là sai số ước lượng của p (chúng tôi lấy bằng 15% của p).
+ q bằng1-p;
+
Nghiên cứu được tiến hành lần đầu nên chúng tôi chọn: p= q= 0,5. Thay số, ta tính được n = 174. Để bảo đảm tính chính xác trong nghiên cứu mô tả, chúng tôi nhân đôi cỡ mẫu và làm tròn là 400 đối tượng để điều tra phỏng vấn.
– Phương pháp thu thập thông tin:
+ Đo các yếu tố môi trường lao động theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao động và VSMT quốc gia bằng thiết bị đo sau:
+ Đo các yếu tố vi khí hậu bằng máy đo Tri-sense 37.000-00, Mỹ.
+ Đo nhiệt độ tổng hợp WBGT bằng nhiệt kế tam cầu Metrosonic, Mỹ.
+ Đo cường độ tiếng ồn bằng máy đo RION, NA-29, Nhật.
+ Đo hàm lượng CH4, H2S, SO2 bằng máy đo tự động EC 2000, Mỹ.
+ Đo bụi hô hấp và bụi toàn phần bằng máy đo hiện số SKC HAZ-DUST, Mỹ. Kết quả biểu thị nồng độ bụi hô hấp, toàn phần: mg/m3.
+ Điều tra phỏng vấn cảm giác chủ quan về điều kiện lao động bằng bảng câu hỏi soạn sẵn theo phương pháp nghiên cứu định tính trong các chương trình y tế.
– Phân tích số liệu: tiến hành trên Epi info 6.4
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Môi trường lao động (xem các Bảng 1,2,3):
Bảng 1: Vi khí hậu tại các vị trí lao động của công nhân cáp.
TT |
Địa điểm |
n |
Nhiệt độ (0C) |
Độ ẩm (%) |
Tốc độ gió (m/s) |
WBGT (0C) |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
BĐ Hà Nội |
15 |
31,64 |
0,41 |
84,12 |
1,77 |
1,19 |
0,13 |
30,60 |
0,43 |
2 |
BĐ Quảng Ninh |
6 |
34,94 |
0,63 |
76,17 |
1,46 |
1,40 |
0,16 |
32,16 |
0,54 |
3 |
BĐ Hà Tĩnh |
4 |
34,43 |
0,59 |
66,90 |
1,24 |
1,84 |
0,21 |
31,91 |
0,61 |
4 |
BĐ Quảng Trị |
4 |
38,58 |
0,65 |
65,47 |
1,39 |
1,94 |
0,35 |
32,37 |
0,73 |
5 |
Trung bình |
24 |
33,69 |
0,54 |
80,97 |
1,53 |
1,27 |
0,14 |
31,86 |
0,52 |
TCVN 3733/2002/QĐ-BYT | 18 – 320C | ≤ 80 | 0.4 – 1.5 |
≤ 30 |
Nhận xét qua Bảng 1:
– Nhiệt độ trung bình tại hầu hết các vị trí làm việc của công nhân cáp cao hơn TCCP.
– Nhiệt độ tổng hợp WBGT tại các vị trí làm việc của công nhân cáp cao hơn TCCP và gần với vùng cấm làm việc.
Bảng 2: Cường độ tiếng ồn và bụi tại các vị trí làm việc của công nhân cáp.
TT |
Địa điểm |
n |
Ồn (dBA) |
Bụi (mg/m3) |
||
|
|
|
|
|||
1 |
BĐ Hà Nội |
15 |
81,60 |
10,10 |
1,74 |
0,11 |
2 |
BĐ Quảng Ninh |
6 |
75,76 |
8,45 |
1,45 |
0,09 |
3 |
BĐ Hà Tĩnh |
4 |
73,25 |
8,16 |
0,96 |
0,08 |
4 |
BĐ Quảng Trị |
4 |
74,81 |
9,62 |
1,10 |
0,07 |
5 |
Trung bình |
24 |
78,30 |
9,44 |
1,44 |
0,09 |
TCVN 3733/2002/QĐ-BYT | ≤ 70 | ≤ 6.0 |
Nhận xét qua Bảng 2:
– Tiếng ồn tại hầu hết các vị trí làm việc của công nhân cáp vượt TCCP. Cường độ tiếng ồn tại BĐ Hà nội lớn hơn các BĐ tỉnh khác.
– Hàm lượng bụi tại BĐ Hà nội lớn hơn các BĐ tỉnh khác. Tuy nhiên hàm lượng bụi tại các vị trí làm việc của công nhân cáp đều trong giới hạn cho phép.
Bảng 3: Hàm lượng các chất hoá học tại các vị trí làm việc của CN cáp.
TT |
Đơn vị nghiên cứu |
n |
CH4(mg/m3) |
H2S(mg/m3) |
SO2(mg/m3) |
|||
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
BĐ Hà Nội |
15 |
2,39 |
0,74 |
5,67 |
0,94 |
8,11 |
1,00 |
2 |
BĐ Quảng Ninh |
6 |
0,25 |
0,02 |
1,53 |
0,16 |
5,09 |
0,54 |
3 |
BĐ Hà Tĩnh |
4 |
0,17 |
0,01 |
0,81 |
0,01 |
3,17 |
0,50 |
4 |
BĐ Quảng Trị |
4 |
0,21 |
0,02 |
0,95 |
0,01 |
2,97 |
0,49 |
5 |
Trung bình |
29 |
1,34 |
0,51 |
3,49 |
0,74 |
6,09 |
1,83 |
TCVN 3733/2002/QĐ-BYT |
≤5 |
≤10 |
≤20 |
Nhận xét qua Bảng 3:
Hàm lượng hơi khí độc tại các vị trí làm việc của công nhân Cáp tại BĐ Hà nội cao hơn các BĐ tỉnh khác. Tuy nhiên, tại các vị lao động hàm lượng hơi khí độc đều đạt TCCP.
3.2. Cảm nhận về điều kiện lao động của Công nhân Cáp (xem các Bảng 4,5,6):
Bảng 4: Cảm nhận chung về điều kiện lao động theo đơn vị nghiên cứu.
TT |
Danh mục |
Tổng cộng (n=440) |
BĐ Hà Nội (n=350) |
BĐ tỉnh khác (n=90) |
p |
1 |
Tốt, khá |
32,50 |
29,71 |
35,56 |
<0.05 |
2 |
Chấp nhận được |
62,95 |
62,57 |
66,67 |
<0.05 |
3 |
Không chấp nhận được |
4,55 |
5,14 |
2,22 |
<0.01 |
Nhận xét qua Bảng 4:
Tỷ lệ chấp nhận điều kiện lao động mức tốt, khá của công nhân cáp đạt 32,50%, ở Bưu điện các tỉnh khác cao hơn Bưu điện Hà Nội, tuy nhiên sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Kết quả cảm nhận về tư thế lao động của công nhân cáp.
TT |
Danh mục |
Tổng cộng (n=397) |
BĐ Hà Nội (n=311) |
BĐ tỉnh khác (n=86) |
p |
1 |
Rất thoải mái |
3,27 |
3,22 |
3,48 |
>0.05 |
2 |
Thoải mái |
35,52 |
34,41 |
39,53 |
>0,05 |
3 |
Gò bó |
60,96 |
65,27 |
45,35 |
<0,01 |
4 |
Rất gò bó |
2,27 |
2,25 |
2,32 |
>0.05 |
Nhận xét qua Bảng 5:
Tỷ lệ công nhân cáp có cảm nhận về lao động trong tư thế gò bó khá cao, chiếm 60,96%; trong đó tỷ lệ cảm nhận gò bó của công nhân Cáp ở Bưu điện Hà Nội cao hơn các Bưu điện tỉnh khác có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6: Cảm nhận chung về điều kiện lao động theo tuổi nghề.
TT |
Danh mục |
0-9 năm (n=240) |
10-19 năm (n=96) |
20 năm (n=114) |
p |
1 |
Tốt, khá |
39,13 |
35,42 |
20,17 |
<0,01 |
2 |
Chấp nhận được |
57,93 |
66,67 |
72,81 |
<0,01 |
3 |
Không chấp nhận được |
3,04 |
5,21 |
7,02 |
>0,05 |
Nhận xét qua Bảng 6:
– Tỷ lệ chấp nhận điều kiện lao động mức tốt, khá của công nhân cáp tỷ lệ nghịch với tuổi nghề.
– Tỷ lệ chấp nhận được điều kiện lao động của công nhân cáp tỷ lệ thuận với tuổi nghề.
3.3. Tình hình bệnh tật và tai nạn thường gặp của công nhân cáp (xem các Bảng 7,8):
Bảng 7: Tỷ lệ bệnh và tai nạn thường gặp của công nhân cáp theo đơn vị.
TT |
Danh mục |
Tổng cộng (n=427) |
BĐ Hà Nội (n=338) |
BĐ tỉnh khác (n=89) |
p |
1 |
Bệnh viêm phế quản |
50,59 |
53,25 |
40,45 |
<0,05 |
2 |
Viêm mũi, xoang |
27,17 |
28,11 |
21,59 |
>0,05 |
3 |
Bệnh gan, mật |
17,33 |
20,71 |
4,49 |
<0,05 |
4 |
Tai nạn giao thông |
7,73 |
8,2 |
5,62 |
>0,05 |
5 |
Điện giật |
30,21 |
21,59 |
62,92 |
<0,05 |
6 |
Các tai nạn khác |
34,19 |
37,57 |
21,35 |
<0,05 |
7 |
Chạm điện dưới ngầm |
4,92 |
5,62 |
2,25 |
>0,05 |
Nhận xét qua Bảng 7:
Tỷ lệ bệnh viêm phế quản, bệnh gan mật và một số tai nạn như: tai nạn điện giật và các tai nạn khác của công nhân cáp Bưu điện Hà Nội cao hơn Bưu điện các tỉnh, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê.
TT |
Danh mục |
0-9 năm (n=224) |
10-19 năm (n=91) |
20 năm (n=112) |
p |
1 |
Bệnh viêm phế quản |
46,87 |
47,25 |
60,71 |
<0,05 |
2 |
Viêm mũi, xoang |
18,30 |
27,47 |
44,64 |
<0,01 |
3 |
Bệnh gan, mật |
5,36 |
7,69 |
12,50 |
<0,05 |
4 |
Tai nạn giao thông |
19,19 |
14,29 |
16,07 |
>0,05 |
5 |
Điện giật |
30,36 |
28,57 |
31,25 |
>0,05 |
6 |
Các tai nạn khác |
34,82 |
29,67 |
36,61 |
>0,05 |
7 |
Chạm điện dưới ngầm |
4,91 |
3,29 |
6,25 |
>0,05 |
Nhận xét qua Bảng 8:
Tỷ lệ bệnh viêm mũi xoang, viêm phế quản, và bệnh gan mật của công nhân cáp tỷ lệ thuận với tuổi nghề.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Điều kiện lao động bất lợi đối với sức khỏe của công nhân cáp:
Công nhân cáp thường lao động trên các tuyến đường giao thông công cộng nên đều phải tiếp xúc với các yếu tố chung của lao động ngoài trời như vi khí hậu nóng, tiếng ồn lớn, bụi, và nguy cơ bị tai nạn giao thông. Mặt khác công nhân cáp có nhiều phần việc khác biệt nhau, trong mỗi phần có nhiều qui trình kỹ thuật, trong mỗi qui trình kỹ thuật có nhiều công đoạn, trong mỗi công đoạn lại có nhiều nguy cơ riêng biệt như sau:
– Thi công cáp treo: công nhân chủ yếu làm việc trên mặt đất và ở độ cao dưới 6,5m. Qui trình này bao gồm 5 công đoạn, đào hố chôn cột, treo cáp, hàn nối măng sông, đấu nối tủ cáp và đo thử nghiệm thu. Trong quy trình này nguy cơ lớn nhất là điện giật và ngã cao.
– Thi công cáp kéo cống bể, trong qui trình thi công cáp kéo cống bể có 4 công đoạn khác nhau, bao gồm xây cống bể, luồn ghi kéo cáp vào cống, hàn nối và đo thử, nghiệm thu. Thi công cáp chôn tương tự như thi công cáp kéo cống bể nhưng đơn giản hơn, sau khi đào rãnh, công nhân dải cáp đấu nối và chôn lấp luôn. Trong quy trình này công nhân thường tiếp xúc với các khí độc phát sinh trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ thối rữa của nước thải thành phố như: H2S; SO2; CH4; nấm Histopiasma và xoắn khuẩn Leptospira.
– Quản lý, sửa chữa tu bổ mạng cáp: bao gồm cả cáp treo và cáp chôn, công việc tương tự như trên nhưng chủ yếu là đo thử kiểm tra và sửa chữa nên nguy cơ ít hơn so với thi công tuyến cáp mới .
Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy, vi khí hậu tại hầu hết các vị trí làm việc của công nhân cáp vượt TCCP (xem chi tiết tại Bảng 1). kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Nguyễn Thị Hồng Tú 1999 [5]; Phạm Đắc Thuỷ và cs 1998 [6]; Lê Khắc Đức 1989 [4]. Khắc phục các nghiên cứu trước, chúng tôi đo thêm chỉ số Yaglou (WBGT) là tác động tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt lên cơ thể NLĐ [3]. Căn cứ vào tiêu chuẩn nhiệt độ WBGT, ta thấy có đến một phần ba vị trí lao động của công nhân cáp nằm trong vùng cấm làm việc (WBGT>320C). Làm việc trong điều kiện nóng ẩm làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tăng tần số mạch, tăng bài tiết mồ hôi, mất nước, muối làm cho cơ thể chóng mệt hơn so với bình thường. Theo kết quả nghiên cứu của Lê khắc Đức 1989 [4] ở điều kiện nhiệt độ 36,90C±0, 60C sau 30 phút làm việc, nhiệt độ có thể tăng 0,40C, mạch tăng 8-9 nhịp một phút. Tuy nhiên cơ thể có khả năng thoát nhiệt bằng cơ chế bài tiết mồ hôi trong khoảng thời gian nhất định khoảng 120 phút trong điều kiện trên, nhưng nếu kéo dài như công nhân cáp, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất bù dẫn đến mệt mỏi, giảm chất lượng, mất an toàn. Ngoài ra làm việc trong điều kiện ngoài trời nắng có thể dẫn đến các hội chứng say nắng, say nóng, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Cường độ tiếng ồn tại các vị trí làm việc của công nhân cáp ở mức 78,30±9,44dBA (xem kết quả trên Bảng 2), vượt TCCP. Tuy nhiên, mức ô nhiễm này chưa đủ để gây BNN nhưng có thể làm giảm độ tập trung chú ý, trí nhớ, giảm khả năng lao động của công nhân cáp, nếu tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến hội chứng suy nhược thần kinh, tạo điều kiện cho các nguy cơ khác tác động như tai nạn và một số bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh tim mạch [1, 3, 4].
Nồng độ các chất hoá học như H2S; SO2; CH4 tại các vị trí làm việc của cáp kéo cống bể thấp hơn TCCP (xem chi tiết trên Bảng 3). Các chất này sinh ra trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ đọng lại trong cống bể. Với nồng độ đo được, các hơi khí độc chưa có khả năng gây ngạt và các bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài ở nồng độ thấp chúng có thể gây hội chứng kích thích niêm mạc mũi, đường hô hấp, tạo điều kiện cho bệnh đường hô hấp và bệnh mắt phát triển [1, 9]. Mặt khác, cống rãnh là môi trường thuận lợi cho xoắn khuẩn Leptospira và nấm Histoplasma phát triển. Bệnh Leptospira đã được công nhận là BNN đối với người tiếp xúc, trong đó có nghề cáp [1, 9]. Leptospirra xâm nhập vào cơ thể có thể gây bệnh toàn thể, nhưng thường gặp nhất là các thể gây bệnh viêm phổi; viêm gan; viêm cơ tim hoặc viêm thận [10]. Nấm Histoplasma có thể gây bệnh da và đường hô hấp cho người tiếp xúc, cho đến nay chưa có biện pháp phòng tránh, đặc hiệu cho loại bệnh này [1, 3, 10].
Điểm đặc trưng của công nhân cáp là lao động trong hiện trường sẵn có và không được thay đổi, chủ yếu là các nơi công cộng, vì vậy tư thế làm việc thường bị gò bó trên cao hoặc dưới cống rãnh, bể cáp. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, công nhân cáp than phiền phải lao động trong tư thế gò bó chiếm từ 45,35% đến 65,27% tuỳ địa điểm nghiên cứu (xem kết quả trên Bảng 5). Theo Nguyễn Văn Oai và cs [7], các tư thế không thuận lợi của tay như trái tay: 45,15%; với tay: 69,23% và không có chỗ tỳ tay: 50,00%; ở thân như vặn người: 64,32%; gập người: 51,59%; ở chân, gồm trái chân: 56,99%; không có chỗ để chân: 45,19%. Khi phân tích tỷ lệ lao động trong tư thế không thuận lợi, chúng tôi thấy có hai điểm đáng chú ý sau:
– Tỷ lệ này của Bưu điện thành phố Hà Nội cao hơn của các Bưu điện tỉnh, do mặt bằng thi công ở Hà Nội chật hẹp và phức tạp hơn. Tuy nhiên sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kê.
– Tỷ lệ gò bó trái tư thế tỷ lệ nghịch với tuổi nghề, do kỹ năng nghề nghiệp của nhóm tuổi nghề cao, tốt hơn nhóm tuổi nghề thấp.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới thì có hơn 50% các BNN do yếu tố Ecgonomi mà chủ yếu là có liên quan đến việc tổ chức, tư thế lao động không hợp lý. Thống kê ở Thuỵ Điển năm 1982, cho thấy 52,9% BNN gây nên do yếu tố Ecgonomi gây nên (trong khi đó bệnh do tiếng ồn chỉ chiếm 12,1%, các yếu tố hoá học 22,1%, yếu tố sinh vật 3,2% [2]. Làm việc trái tư thế lâu ngày dẫn đến tổn thương hệ cơ, xương, khớp và thần kinh, có thể phát triển thành BNN, hoặc gây mệt mỏi trong lao động là điều kiện bất lơị làm tăng tỷ lệ TNLĐ và phát sinh các loại bệnh khác, bệnh có tính chất nghề nghiệp [1, 2]. Kết quả này cũng phù hợp với điều tra bệnh tật và tai nạn tại bảng 7&8,
Nói tóm lại, điều kiện làm việc của công nhân cáp khá phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp như vi khí hậu nóng, lạnh, (Stress nhiệt), ồn, bụi, hơi khí độc: H2S; SO2; CH4, xoắn khuẩn Leptospirra, nấm Histoplasma và đặc biệt là tư thế gò bó và các nguy cơ tai nạn giao thông, điện giật, ngã cao, hoặc chạm thương dưới ngầm. Điều này còn được thể hiện rõ trong kết quả thăm dò về điều kiện lao động (xem kết quả trên Bảng 4, 5, 6). Hầu hết các yếu tác hại nghề nghiệp trên chưa đủ gây BNN, loại trừ bệnh do xoắn khuẩn Leptospirra và nấm Histoplasma, nhưng chúng đều là những tác nhân gây suy giảm sức khoẻ, tạo điều kiện cho bệnh phát triển như bệnh mắt, hô hấp, tim mạch, gan mật v.v…
4.2. Hậu quả của điều kiện lao động bất lợi đến sức khỏe công nhân cáp:
Kết quả điều tra nghiên cứu (bảng 7) cho thấy, có một số bệnh và tai nạn thương tích thường gặp trên công nhân cáp, chiếm từ 4,92% đến 50,59%. Viêm phế quản, bệnh gan mật, tai nạn điện giật, và một số tai nạn khác của công nhân cáp Bưu điện Hà Nội cao hơn Bưu điện các tỉnh có ý nghĩa thống kê. Phân tích này cho thấy, có sự liên quan nhất định của tỷ lệ bệnh với mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Oai và cs (2005) trong nghiên cứu tính hệ thống trong môi trường và sức khỏe công nhân một số ngành nghề Bưu Điện [7]. Đặc biệt một số nhóm bệnh như viêm mũi xoang, viêm phế quản, và gan mật của công nhân cáp tỷ lệ thuận với tuổi nghề (xem chi tiết Bảng 8).
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Điều kiện lao động của công nhân cáp có nhiều yếu tố bất lợi như làm việc ngoài trời, nhiệt độ tổng hợp WBGT vượt TCCP, tư thế lao động gò bó và nguy cơ tai nạn thương tích luôn rình rập.
5.2. Qua điều tra, phát hiện một số bệnh và tai nạn có liên quan đến nghề nghiệp của công nhân cáp như viêm phế quản, bệnh gan mật, tai nạn điện giật.
5.3. Tăng cường giáo dục ATVSLĐ, tổ chức lao động hợp lý và tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh lý có tính chất nghề nghiệp để cách ly và điều trị kịp thời.
5.4. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn phù hợp, đặc biệt chú ý tránh các đối tượng có bệnh lý liên quan đến nghề cáp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1998), Y học lao động lâm sàng. Tài liệu dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Rosenstock L& Cullen M.R. Hà Nội.
2. Bộ y tế – Viện Y học lao động và vệ sinh Môi trường (1998). Tâm lý lao động và Ecgônômi. NXB Y học, Hà Nội.
3. Lê Trung (2000), Bệnh nghề nghiệp tập III, NXB Y học, Hà Nội.
4. Lê Khắc Đức (1989), Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm trong một số xe cơ giới tới trạng thái nhiệt cơ thể, Luận án PTS Y học, Hà nội 1989.
5. Nguyễn Thị Hồng Tú, Khúc Xuyền (1998), Điều tra cơ bản thực trạng người lao động khai thác than hầm lò. Đề tài cấp Bộ YTế, Hà nội 1998.
6. Phạm Đắc Thuỷ và cộng sự (1998), Điều tra cơ bản về thực trạng sức khoẻ công nhân lái tầu hoả, xe máy thi công và ô tô vận tải trên 10 tấn. Báo cáo tổng kết. Đề tài cấp bộ Y tế 1998.
7. Trịnh Hoàng Hà, Nguyễn Văn Oai (2005), Nghiên cứu tính hệ thống của môi trường và sức khỏe người lao động Bưu Điện, đề tài cấp TCT Bưu chính Viễn thông VN, MS 031-2002-TCT-AP-YT-87.
8. Tô Như Khuê, Nghiên cứu chế lao động nghề nghiệp và các biện pháp phục hồi sau lao động. Báo cáo tổng kết đề tài KX-07-15 thuộc Chương trình 07. Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội 1995. Trg 11-17.
9. Olishijki J.B & Harford E.R (1975), Industral noise and Hearing conservation, Chicago.
10. W.O.Phoon (1998), Practical occupational Health. PG publishing PTE LTD. Singapore.
(Theo TC BHLĐ tháng 9/2013)
(Nguồn tin: )