Thiết bị bảo vệ cá nhân cho lao động ngư nghiệp: Áo phao cứu sinh

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:05(GMT +7)

I. QUẢN LÝ ÁO PHAO CỨU SINH:

• Sử dụng và quản lý Áo phao cứu sinh đúng cách:

     – Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về quản lý áo phao cứu sinh đặc biệt.

     – Kiểm tra áo phao cứu sinh của quý vị có trong tình trạng hoạt động tốt trước khi sử dụng không.

          + Kiểm tra tất cả các thành phần kim loại và nhựa không có bất kỳ dấu hiệu bị hư hỏng hay ăn mòn.

          + Kiểm tra dây đai có bị rách không và đảm bảo tất cả các bộ phận đã được gắn với nhau phù hợp.

          + Kéo nhẹ nhàng tất cả các bộ phận của áo phao cứu sinh để kiểm tra dấu hiệu bị ăn mòn và đảm bảo tất cả các bộ phận ở trong tình trạng hoạt động tốt.

          + Kiểm tra vải và bề mặt có vỏ bọc có bị rách hay đường nối bị tách ra.

          + Kiểm tra các vật liệu nổi có dấu hiệu bị cứng, biến dạng, nhờn, hay nhiễm khuẩn không.

          + Đảm bảo tất cả các vật liệu nổi ở vị trí phù hợp.

     – Báo cáo áo phao cứu sinh bị hư hỏng cho giám sát viên hay chủ doanh nghiệp. Không bao giờ mặc áo phao cứu sinh bị hư hỏng.

     – Vệ sinh áo phao cứu sinh trước khi cất giữ.

          + Sử dụng nước xà phòng để vệ sinh áo phao cứu sinh.

          + Không giặt khô áo phao cứu sinh. Không sử dụng chất tẩy mạnh, xăng hay dung môi để vệ sinh áo phao cứu sinh.

          + Không cất giữ áo phao cứu sinh lúc ẩm ướt. Phơi khô áo phao cứu sinh phải tránh xa nhiệt hay ánh nắng mặt trời trực tiếp.

          + Khi không sử dụng, cất giữ áo phao cứu sinh trong khu vực khô và thông gió tốt mà có thể tiếp cận dễ dàng.

     – Kiểm tra và chăm sóc áo phao cứu sinh để có thể thổi phồng và thực hiện đúng chức năng trong trường hợp khẩn cấp. Ghi lại hồ sơ bảo dưỡng áo phao cứu sinh.

II. CHỌN LỰA ÁO PHAO CỨU SINH:

• Chỉ số sức nổi:

     – Áo phao cứu sinh phải có chỉ số sức nổi ít nhất là 75N (Newton). Chỉ số sức nổi của áo phao cứu sinh chỉ ra mức độ áo phao nổi trên nước thế nào. Khi lựa chọn một áo phao cứu sinh, hãy chọn áo có chỉ số sức nổi phù hợp với trọng lượng cơ thể của quý vị, quần áo và thiết bị bảo vệ.

     – Khi làm việc một mình, hãy sử dụng thiết bị nổi cá nhân (PFD) hay áo phao cứu sinh với chỉ số sức nổi là 93N trở lên để ngăn ngừa người mặc bị lật.

(“Làm việc một mình” có nghĩa là làm việc ở địa điểm/môi trường mà không có sự trợ giúp ngay lập tức nếu quý vị bị rơi xuống nước.)

• Kích cỡ:

     – Áo phao cứu sinh cần phải tương xứng với kích thước cơ thể của người mặc. Áo phao cứu sinh rộng quá có thể bị tuột ra khỏi người khi người mặc rơi xuống nước. Hãy chọn áo phao cứu sinh dựa trên trọng lượng cơ thể và kích thước vòng ngực của quý vị.

>>► Cách chọn áo phao cứu sinh vừa khít với cơ thể:

     – Thử áo phao cứu sinh và xem nó vừa khít với cơ thể người mặc như thế nào.

         + Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi mặc và thắt chặt áo phao cứu sinh. Áo phao cứu sinh cần phải vừa khít một cách thoải mái mà không có bất kỳ sự khó chịu nào.

         + Nhờ một người khác kéo áo phao cứu sinh lên đến vai. Nếu áo phao cứu sinh tuột ra khỏi đầu khi kéo, thử thắt chặt hơn. Nếu ao phao cứu sinh vẫn tuột thì áo đó quá rộng.

     – Để tìm thấy áo phù hợp lý tưởng, hãy thử áo phao cứu sinh bên ngoài trang phục làm việc bình thường của người mặc.

     – Nếu có thể, hãy kiểm tra mức độ áo phao cứu sinh của người mặc hoạt động trong bể bơi hay vùng nước nông như thế nào. Khi biết được trước mức độ áo phao cứu sinh của người mặc hoạt động trong nước, người mặc sẽ được trang bị tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp.

• Trước khi sử dụng áo phao cứu sinh mới:

     – Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất cẩn thận về cách sử dụng, xì hơi, gập/mở và giặt/chăm sóc đối với áo phao cứu sinh của người mặc.

     – Chọn một áo phao cứu sinh có thể giúp người mặc nổi trên nước. Chọn áo phao cứu sinh được chứng nhận cho phép người mặc làm việc thoải mái.

III. CÁCH SỬ DỤNG ÁO PHAO CỨU SINH:

• Mặc áo phao cứu sinh khi làm việc trên thuyền đánh cá:

     – Sức nổi của áo phao cứu sinh ít nhất phải là 75N (Newton). Áo phải có thể nổi trong tối thiểu là 24 giờ và được trang bị một cái còi. (Xem danh sách thiết bị đánh cá của Bộ Đại dương và Ngư nghiệp).

     – Khi làm việc một mình, hãy sử dụng áo phao cứu sinh có chỉ số sức nổi là 93N trở lên để ngăn ngừa người mặc bị lật.

(“Làm việc một mình” có nghĩa là làm việc ở địa điểm/môi trường mà không có sự trợ giúp ngay lập tức nếu người lao động bị rơi xuống nước.)

     – Phần phía trước của áo phao cứu sinh – phần có thể nhìn thấy khi người mặc nổi trên mặt nước – cần được trang bị băng phản quang màu trắng hay màu bạc để tăng tầm nhìn.

     – Áo phao cứu sinh cần phải tự động phồng lên từ tình trạng xẹp và gấp khi nhúng vào nước, ngay lập tức phồng lên bằng bộ khởi động được vận hành thủ công hay phồng lên nhờ thổi qua van.

     – Mặc áo phao cứu sinh tự động phồng lên bên ngoài trang phục làm việc. Tháo tất cả các đồ vật có thể cản trở áo phao cứu sinh phồng lên.

• Giải thích về chỉ số sức nổi của Áo phao cứu sinh:

     – Áo phao cứu sinh có chỉ số sức nổi là 75N sẽ giúp đầu của người mặc trên nước để duy trì tỉnh táo.

     – Áo phao cứu sinh có chỉ số sức nổi là 93N sẽ giúp đầu, cổ và ngực của người mặc đang bất tỉnh ở trên mặt nước.

• Ví dụ khi mặc áo phao cứu sinh:


(Nguồn tin: KOSHA)