Chia sẻ kiến thức về hóa chất ở cấp quốc tế và quốc gia
Thứ Sáu,
01/12/2023,
04:26(GMT +7)
Tiếp cận toàn cầu tới thông tin và kiến thức để quản lý hoá chất chặt chẽ và xây dựng các công cụ phòng ngừa và bảo vệ là cực kỳ quan trọng.
Hội nghị của các chuyên gia của ILO tháng 12 năm 2007: “ Kiểm tra công cụ, kiến thức, biện hộ, cộng tác kỹ thuật và hợp tác quốc tế như là các công cụ để xây dựng khung chính sách đối với các hoá chất nguy hại”, đã thông qua các khuyến nghị như một hành động ưu tiên ở cấp độ quốc tế:
- Tiếp tục cộng tác tích cực với các thành viên IOMC về phối hợp chính sách quản lý hoá chất;
- Củng cố sự tham gia ba bên của ILO trong các hoạt động của SAIMC và sử dụng cơ chế của SAIMC để xây dựng hợp tác kỹ thuật tuyên truyền các công cụ, hướng dẫn và chương trình của ILO đối với cả công tác ATVSLĐ và hoá chất nguy hại;
- Tăng cường cộng tác kỹ thuật với Cơ quan của LHQ về huấn luyện và nghiên cứu, UNITAR (United Nations Institute for Training and Research) trong việc xây dựng các công cụ huấn luyện an toàn hoá chất và hướng dẫn triển khai chương trình hoá chất quốc gia;
- Xúc tiến phê chuẩn Khuyến nghị bởi các quốc gia thành viên và triển khai, sử dụng bởi ngành công nghiệp của GHS;
- Tăng cường thông tin đầu vào cho việc xây dựng, cập nhật, dịch và phân phát thông tin và tuyên truyền chung về thẻ an toàn hoá chất đồng thời tuyên truyền về việc sử dụng các đánh giá các hoá chất độc hại đã được quốc tế công nhận ví dụ: IPCS, các tiêu chí sức khoẻ môi trường, EHC (Environmental Health Criteria) và Tư liệu đánh giá quốc tế xúc tích về hoá chất, CICAD (Concise international chemical assessment documents));
- Đánh giá các đặc tính nguy hại của hoá chất và tăng cường sàng lọc và hệ thống đánh giá đối với các hoá chất mới xuất hiện trên thị trường;
- Hỗ trợ các nỗ lực làm hài hoà hoá việc nhận dạng, đánh giá và phương pháp quản lý hoá chất ở tầm quốc tế;
- Tuyên truyền phương pháp tiếp cận toàn cầu đối với các thông tin có độ tin cậy về hoá chất nguy hại như phân loại, dán nhãn và bảng hướng dẫn an toàn hoá chất bằng càng nhiều ngôn ngữ càng tốt;
- Hỗ trợ việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa tiếp xúc và quản lý chặt chẽ hoá chất nguy hại, bao gồm cả giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp (OEL) và giá trị giới hạn ngưỡng (TLV);
- Cập nhật danh mục quốc gia về bệnh nghề nghiệp;
- Triển khai các chiến lược quản lý rủi ro một cách hiệu lực, hiệu quả, toàn diện và minh bạch dựa trên cơ sở khoa học về tác động đến sức khoẻ, loại trừ rủi ro, gồm cả thông tin an toàn hoá chất để phòng ngừa các tiếp xúc không an toàn, không mong muốn tại nơi làm việc;
- Áp dụng phương pháp tiếp cận cảnh báo theo nguyên tắc thứ 15 của tuyên bố Rio de Jenero về môi trường và phát triển bền vững với mục tiêu sản xuất và sử dụng hoá chất nhưng vẫn phải đảm bảo giảm thiểu các tác động có hại của hoá chất lên sức khoẻ người lao động;
- Đảm bảo rằng đã xem xét đến mọi người lao động, nhất là nhóm người nhạy cảm và công việc không ổn định;
Xúc tiến xây dựng mạng lưới toàn cầu để hỗ trợ việc chia sẻ các mô hình thực hành tốt, các phương pháp, các phát minh, cách tiếp cận và kết quả nghiên cứu để quản lý chặt chẽ hoá chất nguy hại và sử dụng toàn bộ mạng lưới của các trung tâm thông tin quốc gia của ILO (CIS-ILO).
(Nguồn tin: ILO)