Ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất, hơi khí độc trong y tế
Các hành động phải thực hiện khi có sự cố + Ngay lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu; |
Khi có sự cố rò rỉ, các biện pháp thực hiện cần đảm bảo:
+ Thực hiện đúng quy định QLCT;
+ Các khu vực bị ô nhiễm phải được làm sạch và khử trùng nếu cần thiết;
+ Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của nhân viên trong quá trình làm sạch;
+ Hạn chế tối đa sự tác động của sự cố đến bệnh nhân, NVYT khác và môi trường.
Bước 1: Hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người gặp sự cố.
Bước 2: Báo cáo cho người có trách nhiệm:
Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân sự cố; Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
Bước 3: Cách ly khu vực ô nhiễm:
Dùng biển báo nguy hiểm để cảnh báo; Ngăn chặn và di chuyển những người không tham gia làm sạch nếu sự cố liên quan đến chất thải đặc biệt nguy hại.
Bước 4: Cung cấp trang thiết bị, quần áo bảo hộ cho nhân viên làm sạch.
Bước 5: Hạn chế phạm vi ảnh hưởng của sự cố:
Khử trùng, trung hòa các chất bị rò rỉ hoặc bị ô nhiễm nếu có chỉ định; Thu dọn tất cả các vật liệu bị ô nhiễm do sự cố rò rỉ (phải sử dụng bàn chải, khay và các dụng cụ thích hợp khác, không dùng tay thu dọn các vật sắc nhọn). Bỏ vật liệu ô nhiễm và các dụng cụ thu dọn sử dụng 1 lần vào các túi hoặc thùng đựng chất thải thích hợp.
Bước 6: Vệ sinh, làm sạch khu vực sự cố:
Lau bằng vải thấm nước, lưu ý không để khả năng lây lan ô nhiễm từ chính các dụng cụ như vải và các chất hấp phụ. Xuất phát từ khu vực bị ô nhiễm nhất, thay đổi dụng cụ mỗi khi khử nhiễm ở các khu vực khác nhau. Sử dụng vải khô hoặc vải ngâm tẩm với dung dịch (có tính chất phù hợp: axit, trung tính hoặc bazơ) trong trường hợp rò rỉ chất lỏng, rơi vãi chất rắn. Khử nhiễm tất cả các công cụ, dụng cụ sử dụng trong xử lý sự cố.
Bước 7: Chăm sóc y tế nếu xảy ra tiếp xúc trong quá trình khắc phục sự cố.
(Nguồn tin: Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện – NXB Y học Hà Nội, 2015)